Phương hướng nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pot (Trang 76 - 79)

hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, thực hiện CBXH phải phù hợp với TTKT.

Các mơ hình kinh tế trong lịch sử đã chứng minh, TTKT tự nó khơng thể ln đảm bảo cho CBXH và ngược lại CBXH nếu bị quan niệm và thực thi sai lầm thì CBXH khơng những khơng hỗ trợ cho TTKT mà còn triệt tiêu động lực phát triển kinh tế. CBXH muốn thực hiện được phải dựa trên sự TTKT, nếu kinh tế tăng trưởng kém sẽ khơng có điều kiện để huy động tốt các nguồn lực cho việc thực hiện CBXH. Nếu kinh tế trì trệ suy thối thì khơng thể có CBXH được, tuy nhiên cũng không phải chờ cho TTKT cao thì mới thực hiện CBXH. Trong xã hội chủ nghĩa thì mục tiêu, vì con người được đặt lên hàng đầu, CBXH có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy TTKT, CBXH được đảm bảo thì sẽ kích thích tính năng động sáng tạo, và là động lực của sự phát triển xã hội. Đại hội VII của Đảng đã khẳng định: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với CBXH ngay trong từng bước phát triển", đến Đại hội VIII, IX vẫn tiếp tục khẳng định như vậy và làm rõ thêm: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và CBXH ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển", Đại hội X một lần nữa khẳng định điều đó. CBXH phải được thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình...Đây là quan điểm mà thực chất là thống nhất giữa mục tiêu kinh tế với việc giải

quyết những vấn đề xã hội trong các đường lối và quyết sách cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể, do vậy nó cũng là quan điểm chỉ đạo trong việc tăng cường vai trò của NTCQ nhằm đảm bảo CBXH hiện nay.

Quan điểm thực hiện CBXH sao cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cấp bách, chúng ta không chấp nhận CBXH một cách phi giai cấp, tách rời TTKT nhưng cũng không lặp lại chủ nghĩa bình quân, vì vậy chúng ta phải chấp nhận sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo như một thực tế khách quan, nhưng cũng khơng phải vì thế mà chúng ta lại phải chấp nhận những bất công xã hội. Trong chiến lược phát triển đất nước, CBXH phải đi cùng với xóa đói giảm nghèo nhưng lại động viên khuyến khích làm giàu hợp pháp, CBXH là những quyết sách cụ thể nhằm thúc đẩy, tăng trường kinh tế, ổn định chính trị, tạo ra sự đồng thuận cho xã hội, tạo ra giá trị định hướng, chỉ đạo tiến trình nâng cao vai trị của NTCQ trong việc quản lý xã hội theo hướng kết hợp hài hòa giữa TTKT và tiến bộ CBXH. Thực hiện CBXH là một trong những nguyên tắc phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên không nên quan niệm TTKT và CBXH phải dàn hàng ngang mà tùy từng điều kiện cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể mà có thể ưu tiên TTKT hoặc CBXH, với tư cách là nhân tố tạo tiền đề phát triển, CBXH vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế.

Đối với nước ta hiện nay, sự kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội là tối ưu nhất, là tác dụng tích cực thúc đẩy cả TTKT và CBXH; Trong chính sách kinh tế, cần vạch rõ mục tiêu xã hội để đạt đến và ngược lại, trong chính sách xã hội cần phải vạch rõ mục tiêu kinh tế.

Nước ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong điều kiện đó một chính sách xã hội đúng đắn phải là yếu tố của sự phát triển và nằm trong sự phát triển, đầu tư cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển.

CBXH và TTKT gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, quy định lẫn nhau, TTKT tạo cơ sở tiền đề cho CBXH và CBXH bằng những chính sách phù hợp sẽ ổn định xã hội và là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, CBXH khơng thể thốt ly được TTKT nhưng TTKT tự nó khơng dẫn đến CBXH, chậm đổi mới chính sách xã

hội sẽ gây cản trở lớn tới phát triển kinh tế, tuy nhiên nếu vượt quá khả năng kinh tế thì trở thành gánh nặng kìm hãm kinh tế phát triển, Đảng ta đã xác định kết hợp TTKT ngay trong từng bước và trong tồn bộ q trình phát triển là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt, hợp với điều kiện nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, thực hiện CBXH phải gắn với việc thực hiện dân chủ.

Trong xã hội có giai cấp, trình độ và hiệu quả của việc thực hiện CBXH được quy định bởi chế độ chính trị, Nhà nước và kiểu tổ chức quản lý xã hội. CBXH sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội theo hướng sự phát triển kinh tế là điều kiện để thực hiện những mục tiêu xã hội và thực hiện CBXH được quy định trước hết bởi mức độ và q trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Ở nước ta hiện nay, hiệu quả của việc thực hiện CBXH trong từng bước của quá trình tăng trường, phát triển kinh tế phụ thuộc vào quá trình thực hiện dân chủ rộng rãi trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Nền dân chủ nước ta được thực hiện là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động là chủ. Chế độ ta là chế độ dân chủ, dân làm chủ tức là nhân dân làm chủ thể xây dựng chế độ mới với tất cả mọi lợi ích và trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ đối với đất nước, dân tộc. Đảng và Nhà nước ta phải tạo điều kiện cho quần chúng lao động thực sự làm chủ, tự quyết định vận mệnh của mình và của quốc gia, dân tộc mình. Đó là dân chủ của đa số, đảm bảo cho chế độ dân chủ thống nhất với bản chất của chế độ XHCN, chỉ như vậy dân chủ mới thực sự trở thành động lực của sự phát triển và CBXH.

Ở nước ta hiện nay, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động thông qua chế độ dân chủ đại diện, vừa thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, tuy nhiên dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, kỷ luật, quyền lợi và nghĩa vụ phải gắn liền với nhau, dân chủ tốt sẽ khơi dậy mọi sáng kiến, mọi lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân để phát triển kinh tế xã hội, đồng thời xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, hạn chế và khắc phục tình trạng quan liêu tham nhũng...

Thực hiện dân chủ không chỉ là nhu cầu phát triển của đời sống chính trị, xã hội mà còn là đòi hỏi cấp thiết của việc thực hiện CBXH, CBXH phụ thuộc rất lớn vào q trình dân chủ hóa trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pot (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)