10. Cấu trúc dự kiến của Luận văn
1.3. Quỹ và Quỹ phát triển KH&CN của DN
1.3.1.1. Quỹ là một nguồn cung cấp, một nguồn dự trữ
Bản chất của loại Quỹ này là dự trữ, dự phịng khơng sinh lợi, có thể sử dụng ngay trong ngắn hạn hoặc để dành trong tương lai. Điển hình của hình thức quỹ này là các quỹ từ thiện, nhân đạo dùng cho hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận (có thu nhập khơng chia). Đây là các tổ chức có tham gia tích cực vào một số lĩnh vực của đời sống xã hội, cung cấp một số dịch vụ cơng mang tính tự nguyện, từ thiện.
Trên thế giới, loại hình quỹ này là rất phổ biến, có thể kể tên như các tổ chức hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận với tên gọi thường là tên nhà tài trợ cho Quỹ. Ví dụ, Bill & Melinda Gates Foundation, Fulbright Foudation,.... Hiện nay, ở nước ta đã có các quỹ loại này do các tồ chức phi chính phủ nước ngồi được phép hoạt động tại Việt Nam (Hội đồng Anh, Cộng đồng Pháp ngữ, Trung tâm giáo dục của Hội đồng Bộ trưởng các nước ASEAN,...) thành lập hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập như Quỹ Tấm lòng vàng của Báo Thanh Niên, chương trình Nối Vịng Tay Lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 1.3.1.2. Quỹ là một lượng tiền hoặc nguồn lực tài chính sử dụng cho mộtmục
đích sinh lời
Loại hình Quỹ này gắn với mục tiêu sinh lời trong ngắn hạn và dài hạn. Điển hình cho loại này là các hình thức Quỹ đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc các loại tài sản có giá trị khác. Loại quỹ này thường do một cơng ty đầu tư tài chính quản lý, có nguồn vốn được hình thành từ việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư muốn tham gia vào quỹ và dụng số tiền đó để đầu tư mua sắm các tài sản tài chính (trái phiếu, cổ phiếu, cơng trái,...) hay các bất động sản có giá trị sinh lời cao. Số tiền lãi nhận được tò các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu,...) sẽ được chia cho các nhà đầu tư của Quỹ cùng với số lời vốn (hay lỗ vốn) được thực hiện do Quỹ bán các tài sản tài chính đang nắm giữ. Loại quỹ này được phân thành nhiều nhóm, các nhóm cơ bản gồm:
- Quỹ mở: Loại quỹ thường xuyên chấp nhận các nhà đầu tư mới bằng cách phát hành cổ phần mới và sử dụng tiền thu được để thanh toán các khoản đầu tư.
- Quỹ đóng: Loại quỹ chỉ có một lượng vốn nhất định tương ứng với số lượng cổ phần ấn định trước, có thể được trao đổi, mua bán tuỳ thuộc vào nhu cầu trên thị trường về việc tham gia quỹ.
- Quỹ cân bằng: Loại quỹ đầu tư đa mục tiêu bao gồm đầu tư dài hạn, ngắn hạn, có độ mạo hiểm nhằm giảm thiểu rủi ro trong đầu tư và kinh doanh trên nguyên tắc cân bằng giữa lợi nhuận thu được và khả năng lỗ.
1.3.1.3. Quỹ là khoản để dành
Khái niệm quỹ này thường dùng để ám chỉ đến các khoản để dành của các hộ gia đình, cá nhân. Các khoản để dành có thể bằng tiền, bằng hiện vật như vàng, kim cương hoặc tài sản có giá trị khác như bất động sản, tác phẩm hội hoạ hay đơn giản là các bộ sưu tập, bảo hiểm nhân thọ. Loại quỹ này có thể được gọi đơn giản là quỹ tiết kiệm.
1.3.1.4. Quỹ là một loại hình dự trữ bắt buộc
Đây là hình thức quỹ phổ biến tại tất cả các nước trên thế giới với cùng tên gọi là quỹ bảo hiểm xã hội. Việc trích lập quỹ là bắt buộc, nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định của mọi cá nhân khi khơng có sức lao động, như đến tuổi nghỉ hưu, mất sức lao động, thất nghiệp. Ngoài loại quỹ bảo hiểm xã hội, nhiều nước còn áp dụng bắt buộc quỹ bảo hiểm y tế. Các loại quỹ bảo hiểm bắt buộc này nhầm san sẻ rủi ro về lao động, sức khoẻ trong cộng đồng để bảo đảm mức sống, sức khoẻ ở mức trung bình của tồn xã hội (trong phạm vi một nước).
Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đã phát triển, mức trích lập quỹ là bắt buộc nhưng việc quản lý quỹ có thể do nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân đảm nhiệm. Nếu là các tổ chức tư nhân, việc thành lập và hoạt động của quỹ tương tư như loại quỹ nhằm mục tiêu sinh lời nhất định đã trình bày tại mục 1.3.1.2 ở trên. Trong truờng hợp này, mức bồi hoàn (như lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, các khoản chăm sóc y tế) cho người tham gia tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động của quỹ. Các quỹ tư nhân loại này có phạm vi ảnh hưởng khá lớn, nguồn lực mạnh và nhiều quỹ sở hữu các cổ phần quan trọng hoặc đa số trong các tập toàn đa quốc gia.
Như vậy, khái niệm quỹ có thể tóm tắt là việc tích góp các nguồn tài chính nhằm cung cấp vốn cho các dự án, thể nhân, pháp nhân hoặc bất kỳ một định chế công cộng hay tư nhân nào.
1.3.2. Quỹ phát triển KH&CN của DN
1.3.2.1. Nguồn trích thành lập
Khác với Quỹ phát triền KH&CN quốc gia và quỹ của bộ, ngành, quỹ phát triển KH&CN của DN khơng có nguồn hình thành từ ngân sách nhà nước mà chủ yếu được hình thành từ các nguồn lực tài chính của DN vì mục tiêu sử dụng quỹ này phục vụ cho mục tiêu, yêu cầu phát triển của mỗi DN.
Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện Luật KH&CN, Luật chuyển giao CN quy định DN được trích từ một phần thu nhập trước thuế hàng năm để lập quỹ phát triển KH&CN. Với quy định này, có thể nói quỹ phát triển KH&CN của DN đã có sự tham gia của ngân sách nhà nước tương ứng với mức thuế suất thuế thu nhập DN tại mỗi thời điểm DN đang áp dụng. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của quỹ phát triển KH&CN của DN.
Nhằm bảo đảm quyền tự chủ về tài chính của DN, tạo thuận lợi tối đa cho DN trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ,... việc tổ chức vận hành, quản lý sử dụng quỹ hoàn toàn do DN quyết định. Trước yêu cầu công khai, minh bạch của cơ chế tự khai, tự nộp thuế, mỗi DN cần quy định trong Điều lệ hoặc Quy chế quản lý tài chính DN các nội dung quản lý về tài chính DN, trong đó có quy định nội dung quản lý nguồn quỹ phát triển KH&CN của mình. Việc giám sát của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN không nhằm mục tiêu tăng thu ngân sách. Ngược lại, thông qua công tác giám sát của cơ quan quản lý mà thúc đẩy DN quan tâm nhiều hơn đến hoạt động NC&TK.
Xét trên giác độ nguồn hình thành, quỹ phát triển KH&CN của DN có cùng bản chất với các nguồn quỹ, các khoản trích trước vào chi phí. Do đó, việc tổ chức vận hành và quản lý nguồn quỹ này khơng nhất thiết phải có một bộ máy cồng kềnh, phức tạp, tốn kém không cần thiết. Sẽ hồn tồn khơng cần phải lập ra hội đồng quản lý quỹ, giám đốc quỹ, ban kiểm soát, các bộ phận nghiệp vụ mà chỉ cần bổ sung vào quy trình kếtốn quản trị, kế tốn tài chính
của mình một nội dung theo dõi về quỹ phát triển KH&CN. Đây cũng là điểm khác biệt giữa quỹ phát triển KH&CN quốc gia, bộ, ngành và địa phương. Điểm chung với các quỹ trên là tính chất phi ngân hàng của các quỹ phát triển KH&CN.
1.3.2.2. Vai trò của Quỹ Phát triển KH&CN DN
Trong kinh tế thị trường, hoạt động tự do cạnh tranh buộc các DN phải tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng và giá cả. Trong bối cảnh đó, quỹ phát triển khoa học của cơng nghệ của DN chính là nguồn lực tài chính bảo đảm cho hoạt động NC&TK được chủ động hơn, thuận tiện hơn. Như vậy, xét về lâu dài, Quỹ này thiết thực hơn là quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế.
Với mục đích tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, trung và dài hạn, với quy mô tương đối lớn, quỹ phát triển KH&CN của DN trong thời gian chưa sử dụng cho các dự án này sẽ tạo nên nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (trong đó có sự tham gia một phần của Nhà nước), hoàn toàn hợp pháp, để DN có thể được chiếm dụng, sử dụng linh hoạt bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Do đặc điểm hình thành, thời gian được phép chậm sử dụng sau một số năm kể từ khi trích lập, quỹ phát triển KH&CN của DN bảo đảm tích luỹ được nguồn vốn với chi phí thấp (khơng phải trả lãi vay, thậm chí cịn được ngân hàng trả lãi nếu có số dư tiền gửi tại ngân hàng). Vì vậy, cùng với ưu điểm tạo nguồn tài chính chủ động, quỹ cịn có vai trị tác động giảm giá thành các khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, qua đó tác động gián tiếp tới tâm lý của DN, của nhà đầu tư trong việc quan tâm chăm lo cho hoạt động NC&TK.
Vai trị của quỹ như đã nêu trên có tác động qua lại và suy cho cùng đều mang lại những lợi ích thiết thực qua các chỉ tiêu về tài chính như quy mơ quỹ, lãi suất tiết kiệm được, đồng thời bảo đảm sự chủ động về thời gian (khi nguồn quỹ ngày được tích luỹ lớn hơn), tạo cơ hội cho DN nắm bắt được thời cơ, chủ
động được công nghệ. Như vậy, xét một cách toàn diện thì quỹ phát triển KH&CN của DN có vai trị quan trọng đóng góp vào sự phát triển của DN trong cả tương lai và hiện tại, trên cơ sở đó đóng góp cho xã hội và cộng đồng nhiều hơn ở các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.4. Rào cản và tác động tới trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp
1.4.1. Khái niệm rào cản
Rào cản (Obstacle) (còn gọi là rào chắn (barrier) hay một chướng ngại vật (stumbling block) là một đồ vật, một thứ gì đó, một hành động hay tình huống gây trở ngại. Do vậy, có những kiểu rào cản khác nhau, chúng có thể là rào cản vật thể, kinh tế, tâm sinh lý, văn hố, chính trị, kỹ thuật hay thậm chí là qn sự. Có thể hiểu là việc ngăn, không cho vượt qua, là sự trở ngại, ngăn cách, đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.2
Trong thực tiễn với bất kỳ một hoạt động nào của con người đều có thể gặp phải những rào cản làm cho hoạt động hay q trình đó đi lệch hướng với mục tiêu đã đặt ra, không thể tiếp tục hoạt động hoặc hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn. Những rào cản đó được tạo nên một hay nhiều yếu tố mang sắc thái tiêu cực gây nên. Người ta thường gọi là những rào cản trong quá trình hoạt động của con ngườihoặcmột thể chế.
Trong trường hợp của luận văn, rào cản là những quy định gây khó khăn cho việc thành lập (trích lập), vận hành (giải ngân) Quỹ phát triển KH&CN của DN. Điều đó gây phương hại cho hoạt động NC&TK, ĐMCN, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, làm mất đi vị trí trung tâm của DN với tư cách là chủ thể đổi mới, đem lại phồn vinh cho đất nước.
1.4.2. Tác động của rào cản tới trích lập và sử dụng quỹ
1.4.2.1. Rào cản hành chính
Đây là rào cản tác động âm tính lớn nhất tới tồn bộ q trình thành lập và giải ngân quỹ, ảnh hưởng sâu sắc tới vai trò to lớn của quỹ phát triển KH&CN của DN. Do lệch chuẩn hành chính giữa hai Bộ KH&CN và Bộ Tài chính mà ngun nhân chính là cả hai đều nói khác nhau về vấn đề nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Theo báo cáo thảo luận chỉnh sửa Luật KH&CN do Trung tâm nghiên cứu và Phân tích Chính sách – Đại học KH XH&NV chủ trì 3/2013 thì sự lệch chuẩn này thể hiện rõ nhất khi không làm rõ được bản chất của hoạt động phát triển công nghệ của DN. Do không định nghĩa được các hoạt động NC&TKtrong Luật KH&CN năm 2013, theo đó Bộ tài chính coi các NC&TK là các ý tưởng vì theo bộ này thì các nghiên cứu phải có kết quả ứng dụng được ngay vào sản xuất kinh doanh của DN. Với quan điểm đó, Bộ Tài chính quyếtđịnh sẽ không chi cho “ý tưởng khoa học”nhất là đối với những “ý tưởng” nghiên cứu của DN. Điều này dẫn đến sự lệch chuẩn trong xem xét các tiết chi từ quỹ phát triển KH&CN của DN. Lẽ ra, các cơ quan quản lý KH&CN và Tài chính phải thống nhất tiếng nói chung để đơn giản hóa các thủ tục sốt xét đề tài dự án thuộc các ô trong hoạt động KH&CN nói chung và của DN nói riêng. Quan điểm của Bộ Tài chính cho rằng việc cho phép trích từ lợi nhuận trước thuế tức là nhà nước tài trợ từ số tiền lẽ ra là của ngân sách và vì vậy phải được giám sát chặt chẽ theo Luật ngân sách.Điều này dẫn đến việc thành lập nhiều hội đồng khác nhau để thẩm định đề cương, đánh giá kết quả v.v… như với đề tài, đề án chi từ ngân sách nhà nước. Việc “vừa nhấn ga, vừa đạp phanh” này khiến DN mất đi cả tự do và tự chủ trong sử dụng quỹ và cuối cùng không ai được lợi: DN mất đi cơ hội về thời gian cũng như tiền bạc, nhà nước thì khơng thu được các khoản thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng…) do bán sản phẩm mới của DN nếu DN nắm bắt được cơ hội.
Tiếp theo, sự quy định quá cứng nhắc giới hạn trần (10%) lợi nhuận trước thuế với quan điểm cho rằng số tiền thu được từ việc trích này khơng được vượt
quá ngân sách chi cho KH&CN hiện nay. Việc “đếm cua trong lỗ” này đã khơng tính đến các yếu tố khơng có nhu cầu nghiên cứu của nhiều lãnh đạo DN [17]. Trong khi, những chủ DN có tinh thần kinh thương bằng KH&CN thì lại thiếu vốn nếu chỉ trích 10% thu nhập chịu thuế. Do vậy quy định trần trích lập là khơng thích hợp cho những DN cơng nghệ cao (công nghệ cần đầu tư lớn nhưng siêu lợi nhuận) có nhu cầu cao về vốn cho ĐMCN. Đơn cử trường hợp game Flappy Bird với doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi ngày, nếu khơng có nghiên cứu khoa học thì khơng thể có những game tương tự.
Hai lệch chuẩn trên đã tước bỏ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN trong lựa chọn đề tài dự án cho ĐMCN, không đủ nguồn lực để thực hiện, nắm bắt cơ hội kinh doanh và nếu có liều lĩnh vượt rào cũng không thể “lọt lưới” trong cách soát xét lệch chuẩn hành chính nói trên. DN khơng cịn con đường nào khác là đưa tồn bộ các chi phí đó vào giá thành chịu giảm bớt lợi nhuận (một phần hoặcđa phần) miễn sao nắm bắt được cơ hội.
1.4.2.2. Rào cản tâm lý
Trước hết, đó là tâm lý nhiệm kỳ của các DN Nhà nước. Trước sức ép này, thường thì ít giám đốc muốn có các nghiên cứu địi hỏi đầu tư lớn và dài hạn, nhất là các lĩnh vực cơng nghệ thâm dụng tri thức, cơng nghệ cao. Ngồi ra, phải kể đến sức ép chia cổ tức cũng không làm cho giám đốc DN mạnh rạn trích 10% lợi nhuận trước thuế cho các cơng việc không đem lại ngay thu nhập trong nhiệm kỳ của mình. Tư tưởng đi tắt trong ĐMCN của các DN tư nhân cũng không muốn tổ chức các hoạt động NC&TK mà ngược lại nhập ngay máy móc thiết bị (nhất là những thiết bị được hưởng ưu đãi đầu tư về thuế). Rào cản này làm tiêu tan ngay phép tính của Bộ tài chính về việc sẽ thu được số tiền bằng tổng ngân sách chi cho KH&CN hiện nay từ ngân sách nhà nước.
1.4.2.3. Rào cản do thiếu thông tin
Thiếu thơng tin về các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đầu tư ĐMCN. Sự thiếu thông tin này từ hai phía: do bản thân DN khơng tìm hiểu, khơng hiểu
biết, do nhà nước không tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực thi pháp luật, chậm trễ trong việc hướng dẫn, thực hiện và đánh giá chính sách. Điển hình là Luật cơng nghệ cao 7 năm qua đã không hướng dẫn được. Sự lựa chọn sai chính sách dẫn đến việc khơng thể hướng dẫn nổi Luật này.