Nhu cầu đổi mới công nghệ vàcác nguồn đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tháo gỡ rào cản trong trích lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp ( nghiên cứu trường hợp công ty VTC mobile) (Trang 59 - 65)

10. Cấu trúc dự kiến của Luận văn

2.2. Thực trạng trích lập quỹ phát triển KH&CN của Việt nam

2.2.2. Nhu cầu đổi mới công nghệ vàcác nguồn đảm bảo

Phần lớn DN nhà nước ít quan tâm đến ĐMCN vì thường có vị thế độc quyền nên khơng chịu sức ép cạnh tranh. Nhìn chung đa số máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45% thiết bị máy móc của các DN cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế; mũi nhọn cơng nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Đầu tàu kinh tế của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ có 25% DN có cơng nghệ sản xuất tiên tiến, 32% ở mức trung bình, cịn lại là dưới trung bình và lạc hậu, trong đó DN có cơng nghệ lạc hậu chiếm 20%.

Đại đa số DN nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. Có 76% máy móc, dây chuyền cơng nghệ nhập thuộc thế hệ 1960-1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Mức đầu tư của DN cho ĐMCN, thiết bị chỉ chiếm 3% doanh thu hàng năm.Tỷ lệ đầu tư cho ĐMCN của các DN Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2-0,3% doanh thu. Đây là một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như ấn Độ là 5%, Hàn Quốc 10%. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm cũng chỉ đạt 8-10%, trong khi ở các nước trong khu vực có tỷ lệ tương ứng là 15%- 20%. Tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của Việt Nam chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi ở các nước đang phát triển là 40%. Tất cả dẫn đến sản phẩm của các DN trong nước ít thâm dụng tri thức. Xuất khẩu của các DN Việt Nam vẫn chủ yếu là sản phẩm thô, thiếu yếu tố sáng tạo và giá trị

gia tăng thấp. Công nghệ lạc hậu nên năng suất laođộng thấp, chi phí sản xuất gia tăng khiến sản phẩm có giáthành cao, giảm sức cạnh tranh.Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn 30 - 50% so với các nước ASEAN. Ví dụ: năng suất lao động của Công ty dệt Phước Long chỉ đạt 10.390m vải/lao động/năm, trong khi một DN với dây chuyền sản xuất mới và hiệu quả nhất Việt Nam hiện đạt 36,230m vải/lao động/năm, nhưng vẫn còn thua xa mức bình quân ở Australia là 48.000m vải/lao động/năm.

Theo kết quả một cuộc điều tra được tiến hành vào năm 2007 bởi nhóm chuyên gia của Bộ Tài chính với hơn 11.000 DN tại 30 tỉnh, thành phố phía Bắc, thì có 39,6% DN có nhu cầu thơng tin về cơ chế chính sách liên quan, 25,9% DN có nhu cầu về thơng tin cơng nghệ mới, 22,6% có nhu cầu thơng tin về thị trường. Điều này cho thấy, thông tin về kỹ thuật và cơng nghệ cịn ít được DN quan tâm, trong khi đây là những thông tin phục vụ trực tiếp cho sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thực tế chỉ có khoảng 8% số DN đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến mà phần lớn là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gần 75% DN có cơng nghệ trung bình và lạc hậu.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng cơng nghệ thơng tin cũng cho thấy, tuy số DN có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% DN có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số DN có Website là rất thấp chỉ 2,16%.

Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý: trong khi trình độ về kỹ thuật cơng nghệ cịn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của DN có tỷ lệ rất thấp: chỉ 5.65% DN được điều tra có nhu cầu về đào tạo cơng nghệ.

Cụ thể 66.95% DN thường gặp khó khăn về tài chính; 50.62% DN thường gặp khó khăn về mở rộng thị trường; 41.74% DN gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; 25.22% DN gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24.23% khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế; 19.47% khó khăn về thiếu thông tin; 17.56% DN khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực...

Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số DN cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu làDN Nhà nước

và DN cổ phần hố; 35,24% sốDN khó tiếp cận và 32,38% số DN không tiếp cận được.

Việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn: chỉ có 48,65% số DN khả năng tiếp cận, 30,43% số DN khó tiếp cận và 20,92% số DN không tiếp cận được.

Nhiều DN nhỏ và vừa rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chun mơn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý DN. Mặt khác, do đầu tư cho hệ thống thơng tin thấp, chưa có phương tiện kỹ thuật, nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường.

Tỷ trọng DN Nhà nước trung ương có chỉ số hàm lượng KH&CN trong sản xuất kinh doanh rất thấp chiếm 29,55%; DN Nhà nước địa phương chiếm 45,71%; DN tư nhân chiếm 62,8%... Rất nhiều DN hiện sử dụng công nghệ lạc hậu quá xa so với yêu cầu cũng như trong tưởng tượng. Có DN của Đài Loan đầu tư sản xuất trong lĩnh vực dệt may sử dụng máy móc cũ và lạc hậu như rác thải của Đài Loan.

Cuộc điều tra này cũng cho thấy nhu cầu đổi mới công nghệ của các DN như sau:

Dự định đổi mới hoặc cải tiến công nghệ của DN: trên 3/4 số DN được hỏi có dự định đổi mới hoặc cải tiến công nghệ trong thời gian tới (chiếm 77,5%). Các ngành có tỉ lệ DN có dự định ĐMCN cao nhất (từ 80-100%) là: ngành sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống; ngành thủ công mỹ nghệ (sản xuất đồ gỗ, sản phẩm từ gỗ, tre, nứa...); ngành sản xuất gốm, sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng; ngành sản xuất thiết bị máy móc; sản xuất các thiết bị điện gia đình, điện thoại, viễn thơng; bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ và hoạt động tư vấn kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, công nghệ.

Số DN đánh giá vai trị của cơng nghệ chiếm hơn 70% trong tỉ lệ thành công của DN cũng chiếm tỉ lệ cao hơn trong dự định ĐMCN; tỉ lệ các DN có dự định ĐMCN ở các lứa tuổi dưới 55 cao hơn các DN ở lứa tuổi trên 55; tỉ lệ các DN nữ có dự định ĐMCN cao hơn phái nam; các DN đang tham gia hoạt động

xuất khẩu có tỉ lệ dự định ĐMCN cao hơn các DN không tham gia xuất khẩu. Số lượng các DN khơng có dự định ĐMCN chiếm 22,5%. Các lý do để DN không ĐMCN trong thời gian tới là: công nghệ hiện tại vẫn đáp ứng được yêu cầu của DN, do DN đã đầu tư đủ hoặc mới đầu tư xong một công nghệ mới, do kinh phí đổi mới cao và DN chưa đủ điều kiện, do DN chưa có ý định đổi mới cơng nghệ hoặc tình hình kinh doanh của DN đang gặp khó khăn. Nếu ĐMCN trong thời gian tới, hầu hết các DN sẽ lựa chọn cơng nghệ nước ngồi (chiếm 82,3%) và chỉcó 10,1% DN đồngthời lựa chọn cả hai.

Các nước mà DN muốn được chuyển giao công nghệ nhiều nhất vẫn là Nhật bản (chiếm 29,2%), tiếp đến là Mỹ (16,8%), sau đó là Tây Âu (15,9%) và Hàn Quốc (7,1%). Gần 1/3 tổng số DN được hỏi lựa chọn công nghệ từ các nước khác trong đó chủ yếu là Trung quốc và Đài loan.

Lý do cho sự lựa chọn: đối với công nghệ từ Nhật bản, Mỹ và Tây Âu, phần đơng DN cho rằng các nước này có nền cơng nghệ tiên tiến, hiện đại; đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm; luôn được nâng cao cải tiến, dễ dùng, dễ sửa; và cuối cùng là độ ổn định cao, đáng tin cậy, năng suất, chất lượng cao. Đối với công nghệ của Hàn quốc, phần đơng các DN lựa chọn vì giá cả hợp lý. Cịn đối với việc sử dụng cơng nghệ từ các nước khác (ở đây chủ yếu là Trung quốc và Đài loan), phần đông các DN nêu lý do là vì giá cả hợp lý, ln được nâng cao cải tiến, dễ dùng, dễ sửa, đạt tiêu chuẩn, phù hợp với sản xuất trong nước và vì đã và đang có mối quan hệ hay sử dụng công nghệ của những nước này.

Phần lớn các DN cho nhóm khó khăn chủ yếu là khơng đủ khả năng tài chính để lựa chọn cơng nghệ mong muốn, thiếu mặt bằng để triển khai, chính sách của nhà nước chưa hỗ trợ ĐMCN, và tình độ cán bộ, cơng nhân chưa đủ đáp ứng. Nhóm khó khăn đứng hàng thứ hai là thiếu thông tin để quyết định lựa chọn công nghệ phù hợp, thiếu tư vấn về đổi mới, chuyển giao công nghệ và một số khó khăn khác như pháp luật khơng rõ ràng, thị trường chưa ổn định, sản xuất loạt nhỏ, làm theo khả năng vốn tự có của DN.

khăn chủ yếu và chung cho tất cả các ngành. Trình độ cán bộ công nhân chưa đủ đáp ứng đa phần thuộc về các ngành: sản xuất dệt may, giày dép; sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ; in ấn, xuất bản; sản xuất SP nhựa, cao su, hóa chất, mỹ phẩm; sản xuất gốm sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa; bảo dưỡng sửa chữa xe có động cơ. Thiếu mặt bằng để triển khai phần nhiều là ý kiến của các ngành: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất gia công kim loại và các sản phẩm cơ khí; sản xuất máy móc thiết bị; sản xuất các thiết bị điện gia đình, điện thoại, viễn thông; và hoạt động tư vấn kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, công nghệ. Chính sách nhà nước chưa hỗ trợ ĐMCN phần đông là ý kiến của các DN trong các ngành: chế biến thực phẩm, đồ uống; sản xuất thiết bị y tế; sản xuất và phân phối gas, nước; xây dựng cơng trình và hạng mục cơng trình.

Xét theo qui mô DN, tương tự như trên, khơng đủ khả năng tài chính là khó khăn chủ yếu của DN ở tất cả mọi qui mơ, bên cạnh đó, mỗi qui mơ khác nhau cũng có một khó khăn đặc thù riêng: đối với DN siêu nhỏ và DN vừa, là chính sách của nhà nước chưa hỗ trợ ĐMCN; DNV&N nhấn mạnh thiếu mặt bằng để triển khai công nghệ; cịn DN lớn chú ý đến trình độ nhân lực chưa đủ đáp ứng. Đối với các khó khăn khác như thiếu thơng tin cơng nghệ và tư vấn đổi mới và chuyển giao công nghệ cũng được đề cập tới.

Một cuộc điều tra khác do Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện với sự phối hợp của hơn 300 điều tra viên dưới sự hướng dẫn của 75 giám sát viên đến từ Đan mạch (năm 2013). Cuộc điều tra được tiến hành với 8010 DN trong nhiều lĩnh vực, phân bố dều khắp các vùng miền, thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nhiệp Việt Nam. Trong đó có chỉ số về nhu cầu mở rộng CN bằng chuyển giao ngang, dọc và bằng NC&TK. Đáng chú ý là nhóm điều tra nhận thấy các DN lớn hơn có nhiều khả năng thực hiện các hoạt động NC&TK hơn. Tuy nhiên, các DN quy mô vừa cũng có nhiều khả năng thực hiện NC&TK hơn so với các DN siêu nhỏ/nhỏ. Quy mơ DN thực sự có ảnh hưởng tới việc thực hiện NC&TK của DN. Tuy nhiên, xét theo loại hình DN, mặc dù một số hệ số khơng được xác định cụ thể, các cơng ty cổ phần có hay khơng có sự tham gia của nhà nước và cơng ty

TNHH tư nhân đều có nhiều khả năng đầu tư vào nghiên cứu hơn so với cơ sở là DN FDI. Kết quả điều tra cho thấy 86,4% là vốn chủ sở hữu, 10,2% là vốn tự có của DN, 3,0% là tín dụng, 0,4% là vốn đầu tư mạo hiểm.

Kết quả điều tra một lần nhấn mạnh những hạn chế về tín dụng đối với DN trong việc đưa ra quyết định về cải tiến cơng nghệ, trong đó có sự chênh lệch rất lớn giữa nhu cầu tín dụng của DN và mức tín dụng DN thực nhận được. Phần lớn DN dựa vào vốn chủ sở hữu để chi cho cải tiến cơng nghệ, điều đó cho thấy khả năng đầu tư của DN bị hạn chế bởi nguồn vốn nội bộ sẵn có, ví dụ như lợi nhuận giữ lại. Khi đó, DN có thể sẽ đầu tư vào cải tiến cơng nghệ khơng thỏa đáng để có thể thu được lợi ích thực sự từ cải thiện sản xuất. Điều này cho thấy DN có thể tận dụng cơ chế tín dụng minh bạch, sẵn có và ưu đãi (so với mức lãi suất cho vay thơng thường) và chính sách cơng nghiệp cần chú trọng tới vấn đề này. Nói như vậy có nghĩa là chính sách hiện hành vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề này.

Nhóm điều tra cũng đã nhận được câu trả lời của DN về khó khăn được đánh giá là “nghiêm trọng nhất”. DN không có khả năng đầu tư cho cải tiến cơng nghệ bởi những hạn chế về tín dụng hoặc khơng đủ vốn tự có. Tiếp cận tài chính ln là một trở ngại rất phổ biến đối với các DN. Đánh giá của Ngân hàng thế giới (2013) về khu vực DNV&N cho thấy những trở ngại về tài chính thường diễn ra tại các nước đang phát triển, cả theo lý thuyết và thực tế, những khó khăn về tài chính thường rơi vào các DNV&N. Đánh giá của Ngân hàng thế giới cũng cho rằng cải cách lĩnh vực này có thể mang lại lợi ích cho sự phát triển của DNV&N. Trên thực tế, đây là vấn đề có thể được tháo gỡ thơng qua chính sách cơng nghiệp trong nước, ví dụ xây dựng cơ chế tiếp cận vốn vay cho các DN có chiến lược cải tiến cơng nghệ khả thi hoặc các cơ chế hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp khác.

Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể bởi những rào cản đã hạn chế DN đầu tư cho hoạt động này. Nếu vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu và đưa ra giải pháp cho các cản trở đó, đặc biệt khi cải tiến cơng nghệ là cách

nâng cao trình độ cơng nghệ chi phí thấp đối với DN. Để có chính sách thực hiện điều đó, nhóm điều tra đã tìm hiểu tại sao DN muốn đầu tư cho cải tiến cơng nghệ và những khó khăn cản trở DN gặp phải.

Cuộc điều tra đã yêu cầu DN tóm tắt kinh nghiệm về cải tiến công nghệ trước đây của DN, những thất bại đã trải qua, mong muốn hoặc kế hoạch cải tiến công nghệ mà DN dự định thực hiện trong tương lai. Kết quả điều tra chỉ ra những động lực chính thúc đẩy DN cải tiến công nghệ: Nâng cao chất lượng là động lực quan trọng nhất. Các DN đều mong muốn nâng cao chất lượng và tăng năng suất. Kết quả này một phần xuất phát từ mức độ cạnh tranh này càng tăng trong nền kinh tế đòi hỏi cần cải tiến sản phẩm, hoặc xuất phát từ mong muốn của DN muốn thử tham gia và cạnh tranh tại những thị trường có giá trị gia tăng cao hơn. Điều này hàm ý là DN đã nhận thức được khả năng cải thiện năng suất thông qua đầu tư vào công nghệ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc NC&TK. Dựa trên những lợi ích mà DN có được nhờ cơng nghệ tiên tiến hơn, kết quả phân tích cho thấy, rất ít DN đầu tư và cải tiến công nghệ, chủ yếu các DN lớn hơn mới tiến hành cải tiến công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tháo gỡ rào cản trong trích lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp ( nghiên cứu trường hợp công ty VTC mobile) (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)