Thành tựu và nguyờn nhõn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đảng cộng sản việt nam từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3 : NHậN XéT Và MộT Số KINH NGHIệM CHủ YếU

3.1. Nhận xét

3.1.1. Thành tựu và nguyờn nhõn

Qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực CLC của nớc ta ở trên có thể thấy, Đảng và Nhà nớc đã đạt đợc những thành tựu quan trọng trong chủ trương phát triển nguồn nhân lực CLC. Những thành tựu chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, nguồn nhân lực CLC đã có sự phát triển đáng kể về số lợng, tạo ra động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích thực trạng

nhân lực của nớc ta thời gian qua cho thấy, tỷ trọng nhân lực có trình độ từ đại học trở lên đang có xu hớng tăng dần trên bình diện chung của cả nớc cũng nh phân bố theo các vùng kinh tế. Hai vùng lãnh thổ có số lợng nguồn nhân lực cao đẳng, đại học trở lên tăng nhanh nhất là đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ - đây là hai vùng kinh tế trọng điểm cuả cả nớc, trọng tâm là hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên tại các vùng tơng đối kém phát triển có tốc độ tăng khá cao so với mức trung bình của cả nớc. Nếu nh trong giai đoạn 2001-2009, nhân lực trình độ này tăng trung bình 2,75 lần thì đối với vùng trung du miền núi phía Bắc –

2,75 lần; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung – 3,02 lần; Tây Nguyên –

2,81 lần; Đồng bằng sông Cửu Long - 2.8 lần. Nhờ đó các vùng kinh tế của cả nớc có thêm cơ hội phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn. Thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về nguồn nhân lực CLC giữa các vùng sẽ tạo động lực cho đất nớc hội nhập kinh tế quốc tế.

Để gia tăng số lợng nguồn nhân lực CLC, Việt Nam đã tiến hành gia tăng nhanh chóng số lợng các trờng cao đẳng, đại học từ 191 trờng lên gần

450 trờng (2001-2011). Các trờng cao đẳng, đại học gia tăng chủ yếu là do: nâng cấp các trờng trung cấp thành cao đẳng, cao đẳng thành đại học, thành lập mới các trờng đại học trong nớc và thành lập các trờng đại học quốc tế có vốn đầu t nớc ngồi…Ngồi ra theo Đề án 322 của Nhà nớc, với hai giai đoạn 2000-2005 và 2006-2014 cử du học sinh đi học tập ở nớc ngoài. Với Đề án này, giai đoạn I có mức đầu t là 53,43 triệu USD, 2.392 du học sinh đã đợc cử đi học, trong đó sau đại học là 1.581 ngời. Sự gia tăng số lợng các trờng cao đẳng, đại học và du học sinh đi học ở nớc ngồi đã góp phần đào tạo số lợng lớn nguồn nhân lực CLC cho đất nớc.

Thứ hai, nguồn nhân lực CLC có xu hớng phát triển nhanh trong các nhóm ngành địi hỏi lao động chun mơn kỹ thuật bậc cao gắn với KTTT. Tỷ

trọng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên đạt mức khá cao trong một số ngành nh: Tài chính, tín dụng - 46,49%; hoạt động khoa học, công nghệ - 73,62%; quản lý nhà nớc, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc - 34,24%; giáo dục và đào tạo - 55,03%; hoạt động của tổ chức, đoàn thể quốc tế - 55,31%. Đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ, nhân lực công nghệ thông tin ngày càng tăng. Đồng thời, phần lớn nguồn nhân lực CLC của nớc ta đang tập trung làm việc chủ yếu trong các cơ sở sản xuất kinh doanh: tỷ trọng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh của nền kinh tế chiếm 81,72% tổng số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên của cả nớc. Trong khi đó tỉ trọng nhân lực trình độ đại học trong các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp khai thác mỏ…giảm xuống. Đây là sự chuyển dịch nhanh hơn sang những ngành chuyên môn kỹ thuật bậc cao đã dần tiếp cận tới nền kinh tế tri thức. Sự chuyển dịch này tác động rất lớn đối với việc đào tạo nguồn nhân lực CLC.

Ngoài sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực chia theo ngành kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu theo vùng, miền cũng phản ánh xu hớng dịch chuyển

nhân lực trình độ đại học vốn trớc đây chỉ tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ sang các vùng miền khác. Điều này giúp các vùng miền trong cả nớc có cơ hội để phát triển. Hội nhập quốc tế và xây dựng nền

KTTT là quá trình chuyển biến mơi trờng KT – XH theo hớng vận dụng và

sáng tạo tối đa tri thức cho phát triển trên phạm vi toàn quốc. Bởi vậy, việc chuyển dịch này có ý nghĩa nh một bớc khởi động cho quá trình hình thành các yếu tố tri thức của quốc gia. Nh vậy, nguồn nhân lực CLC đang trở thành yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các ngành hàng nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, chất lợng của nhân lực nói chung và nguồn nhân lực CLC đang

từng bớc đợc nâng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển KTTT. Bên

cạnh việc nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng làm việc trong công tác lập kế hoạch, xây dựng dự án, đề án, phối hợp trong công tác, kỹ năng tin học, giao tiếp bằng ngoại ngữ, thái độ, phong cách lao động… Tố chất thích ứng và sáng tạo tri thức khoa học – công nghệ của nguồn nhân lực CLC đã bớc đầu hình thành và phát huy. Thể hiện khả năng tiềm ẩn dồi dào trong việc thực thi vai trò tiên phong để xây dung nền KTTT ở Việt Nam.

Tố chất về tinh thần dân tộc cũng đợc khẳng định. Trong quan điểm của đội ngũ lãnh đạo quốc gia, trong ý tởng nghiên cứu của đội ngũ những nhà khoa học xã hội – lực lợng dẫn đờng tiêu biểu trong hành trình phát triển đất nớc hớng tới nền KTTT. Mong muốn đó trớc hết xuất phát từ những lo lắng về nguy cơ ngày càng tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam. Mong muốn đó cịn xuất phát từ khát vọng đa vị thế Việt Nam lên một tầm cao tơng xứng với trình độ phát triển của thời đại, để Việt Nam “sánh vai với các cờng quốc năm châu” nh lời chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ ý thức dân tộc luôn luôn hiện hữu và là một tài sản tinh thần quan trọng mà nguồn nhân lực CLC Việt Nam có đợc. Sức mạnh tinh thần là điều kiện cần để thúc đẩy bất kỳ một công cuộc

chuyển biến nào trong hoạt động thực tiễn của con ngời nói chung và cuả nguồn nhân lực CLC nói riêng.

Có nhiều nguyên nhân của những thành tựu kể trên, đặc biệt là sự quan tâm thờng xuyên của Đảng và Nhà nớc đối với chính sách đào tạo, bồi dỡng, phát triển nguồn nhân lực. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ:

Phát triển và nâng cao chất lợng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lợng cao là một đột phá chiến lợc, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia quản trị doanh nghiệp giỏi và cán bộ khoa học - công nghệ đầu đàn... Thực hiện các chơng trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lợng cao đối với các ngành, các lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

Cùng với đó, sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo, hợp tác quốc tế về đào tạo, sự hình thành và phát triển của thị trờng sức lao động, chế độ tuyển dụng, phân bố sử dụng và đãi ngộ… trong những năm qua đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực CLC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đảng cộng sản việt nam từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)