Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến HĐDL và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay docx (Trang 26 - 28)

liên quan đến HĐDL và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền

Hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật đã khó, nhưng cái khó hơn là làm thế nào để đưa nó đi vào đời sống thực tế. Bản thân chính sách, pháp luật đối với nền kinh tế của một đất nước nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng mới chỉ là những quy định của Nhà nước, là ý chí của Nhà nước bắt mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thân Nhà nước) phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống các cơ quan nhà nước nói chung, chính quyền cấp tỉnh nói riêng phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh. Chính quyền cấp tỉnh phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về du lịch một cách nghiêm túc. Mặt khác, chính quyền cấp tỉnh phải tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi các chính sách của mình, nhanh chóng xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự trùng lắp, gây khó khăn cho HĐDL.

Bên cạnh đó, để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, chính quyền cấp tỉnh phải tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thơng qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển du lịch phù hợp với điều kiện ở địa phương. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính sách ưu đãi tín dụng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương vừa phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thơng thống trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong q trình thực thi. Bên cạnh đó, chính quyền cấp tỉnh cần tiếp tục thực hiện cải cách

hành chính ở địa phương theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện mơ hình một cửa trong đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh... Thực hiện chuẩn hóa các thủ tục hành chính theo tinh thần triệt để tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện.

Mặt khác, hệ thống KCHT và CSVC-KT du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch, vì vậy chính quyền cấp tỉnh cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng KCHT du lịch tại các khu, điểm du lịch như mở đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, các cơng trình kiến trúc, cảnh quan du lịch... Ngồi ra, chính quyền cấp tỉnh cần phải đảm bảo bình ổn giá cả tiêu dùng và thị trường du lịch, có chính sách điều tiết thu nhập hợp lý và hướng các doanh nghiệp du lịch tham gia thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương. Để thực hiện điều này, chính quyền cấp tỉnh phải sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý để hạn chế tình trạng nâng giá, độc quyền trong hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương. Du lịch là khâu đột phá kích thích sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và cũng là lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao, vì vậy phải có chính sách hợp lý để hướng các doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận thu được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có tiềm năng phát triển du lịch để góp phần cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần cho người dân sở tại...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay docx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)