Mục tiêu phát triển du lịc hở tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay docx (Trang 90 - 92)

II. TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển du lịc hở tỉnh Kiên Giang

- Mục tiêu tổng quát:

Thứ nhất, từng bước hình thành đa dạng, phong phú, các loại hình du

lịch theo đặc điểm, ưu thế của từng vùng, từng khu du lịch, tạo ra các sản phẩm vừa mang tính hiện đại, vừa mang được nét đặc thù của tỉnh Kiên Giang.

Thứ hai, hoàn thành cơ bản KCHT (đường giao thông, hệ thống điện, sân

bay, bến cảng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thông tin liên lạc...) trong tỉnh nói chung và đến các khu, điểm du lịch nói riêng. Đầu tư tu bổ nâng cấp một số cảnh quan, duy tu tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, đi đơi với đầu tư sáng tạo thêm tài nguyên du lịch mới ở những nơi có điều kiện. Trang bị các phương tiện vận tải

đường bộ, đường hàng không, đường thủy hiện đại. Có chính sách ưu đãi để huy động các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 2 sao trở lên ở Hà Tiên, Phú Quốc và Rạch Giá nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch.

Thứ ba, phát triển du lịch nội địa gắn liền với phát triển du lịch quốc tế, đặc

biệt chú trọng liên kết với các nước trong khu vực ASEAN, xây dựng các tour du lịch liên tuyến, nối tuyến trong nước và nước ngồi bằng đường biển, đường hàng khơng, đường bộ đi các nước ASEAN và ngược lại.

Thứ tư, phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thành trung tâm du lịch,

nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của đảo Phú Quốc; gắn với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, phấn đấu từ nay đến năm 2010 và 2015 hoàn thành các dự án xây

dựng điểm, khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

Thứ hai, phấn đấu đến năm 2010 đón được khoảng 5,2 triệu lượt khách du

lịch, trong đó có khoảng 30-35% lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu đạt khoảng 900 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này từ 30% trở lên. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch từ 2 ngày trở lên.

Thứ ba, đối với đảo Phú Quốc:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2015 đón khoảng 1 - 1,2 triệu lượt khách du lịch/năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 30 - 35%. Doanh thu đạt khoảng 209 triệu USD. Trong đó, doanh thu từ khách du lịch quốc tế là 129 triệu USD; từ khách du lịch nội địa là 80 triệu USD. Về CSVC-KT du lịch, có khoảng 8.200 buồng lưu trú (trong đó, số phịng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm khoảng 55-60%). Về lao động, giải quyết việc làm trực tiếp cho 16.400 lao động và gián tiếp cho 36.100 lao động [56].

- Giai đoạn 2015 - 2020 đón khoảng 2 - 3 triệu lượt khách du lịch/năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 35 - 40%. Doanh thu đạt khoảng 771 triệu USD. Trong đó, doanh thu từ khách du lịch quốc tế là 478 triệu USD; từ khách du lịch nội địa là 293 triệu USD. Về CSVC-KT du lịch, có khoảng 18.000 buồng lưu trú (trong đó, số phịng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm khoảng 60-70%). Về lao động, giải quyết việc làm trực tiếp cho 36.000 lao động và gián tiếp cho 79.200 lao động [56].

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay docx (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)