Kiên Giang đối với HĐDL trên địa bàn
- Những thuận lợi:
Một là, tỉnh Kiên Giang có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối
ngắn, có khả năng phát triển các cửa khẩu với Vương quốc Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan thông qua mạng lưới đường bộ và đường biển nhằm mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, trong đó có du lịch.
Hai là, Kiên Giang là tỉnh được nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên mà các tỉnh
khác thuộc vùng ĐBSCL không thể sánh bằng. Đặc biệt, Phú Quốc đã được Chính phủ quy hoạch xây dựng thành Trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao, tầm cỡ quốc tế và cho phép Phú Quốc được áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà Nhà nước Việt Nam đã ban hành về tất cả các loại hình đầu tư, kể cả trong và ngoài nước. Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi, có tính quyết định đến việc thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển.
Ba là, Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL được tổ chức UNESCO Liên
để thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái, các du khách đến du lịch tham quan, khám phá...
Bốn là, từ năm 2001 đến nay, kinh tế của tỉnh Kiên Giang liên tục tăng
trưởng khá, bình quân đạt 11%/năm. Kết cấu hạ tầng KT-XH được chú trọng đầu tư; các thành phần kinh tế cùng phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nơng thơn có sự thay đổi tích cực; văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị và tổ chức đảng tiếp tục được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý từng bước trưởng thành, thích ứng ngày càng tốt hơn với yêu cầu nhiệm vụ mới.
Trên đây là những điều kiện rất thuận lợi và là nền tảng vững chắc, để phát triển du lịch nhanh và bền vững của tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai sau này.
- Những khó khăn, hạn chế:
Một là, trong những năm gần đây, từng lúc, từng nơi điều kiện tự nhiên diễn
biến phức tạp, lũ lụt, hạn hán ngày càng có chiều hướng gay gắt hơn; việc phá rừng, cảnh quan thiên nhiên còn xảy ra; việc tơn tạo các di tích văn hóa, lịch sử chưa được chú trọng đúng mức, từ đó gây khơng ít khó khăn đến HĐDL của tỉnh.
Hai là, KCHT và CSVC-KT du lịch thiếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn
nhất đối với việc phát triển du lịch của tỉnh. Hệ thống giao thơng của tỉnh nhìn chung vẫn cịn nhiều khó khăn, ở một số khu, điểm du lịch đường sá nhỏ hẹp, xuống cấp, chưa được nâng cấp sửa chữa kịp thời; đường hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách (loại máy bay nhỏ chỉ chở được khoảng 65 người/chuyến), từ đó ảnh hưởng đến việc đi lại của cư dân và du khách. Hệ thống điện, nước, thơng tin cịn hạn chế, đặc biệt là việc cấp điện tại đảo Phú Quốc. CSVC-KT du lịch, nhất là các khách sạn đạt tiêu chuẩn hạng sao, dịch vụ cao cấp cịn thiếu trầm trọng, từ đó chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch của tỉnh.
Ba là, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển KT-XH
thời gian qua, nhưng nhìn chung nền kinh tế của tỉnh vẫn cịn nhiều bất cập. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu,
năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển chưa sôi động; quy mô các doanh nghiệp du lịch cịn nhỏ bé, khó khăn trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, biên giới, vùng đồng bào dân tộc cịn nhiều khó khăn; tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn cịn phổ biến. An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội từng lúc, từng nơi cịn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định.
Những khó khăn, hạn chế nêu trên đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển KT-XH, trong đó có HĐDL.