Điều kiện xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay docx (Trang 52 - 54)

Tỉnh Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, thị và thành phố, bao gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Phú Quốc và Kiên Hải. Với tổng số 142 xã, phường và thị trấn. Dân số của tỉnh Kiên Giang khoảng 1,7 triệu người (2007). Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 84,41%; Khmer 12,23%; Hoa 2,97%. Dân số thành thị chiếm 25,98%, dân số nông thôn chiếm 74,02%. Mật độ dân số trung bình 269 người/km2. Dân số của tỉnh phân

bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thơng, kênh rạch, sơng ngịi và một số đảo [16].

Thứ nhất, lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo và chính sách xã hội:

Tỷ trọng lao động cơng nghiệp và dịch vụ trong tổng lao động xã hội tăng; tỷ trọng lao động nông, lâm, thủy sản giảm, từ 75,12% năm 2001 xuống còn 70,30% năm 2005. Chất lượng nguồn lao động từng bước được nâng lên. Năng suất lao động trong các ngành các lĩnh vực đều tăng. Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động từng bước có tiến bộ với các chính sách về cấp đất, thuê đất, hỗ trợ cho vay vốn từ nhiều nguồn, chế độ tuyển dụng lao động (kể cả xuất khẩu lao động),... Hàng năm, đã giải quyết cho 22-24 ngàn lao động có việc làm ổn định, tỷ lệ lao động chưa có việc làm trên địa bàn giảm từ 4,28% năm 2001 còn 3,61% năm 2007. Tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm đáng kể. Theo kết quả điều tra khảo sát tháng 10/2007 (theo tiêu chí năm 2005), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,98%, đã đạt và vượt kế hoạch đề ra của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2007 (kế hoạch là giảm hộ nghèo xuống còn 9%) [16]. Các hoạt động xã hội và chăm sóc người có cơng, diện chính sách tiếp tục được thực hiện tốt. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xây dựng nhà tình nghĩa tiếp tục được đẩy mạnh.

Thứ hai, giáo dục- đào tạo:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển nhanh chóng, nhất là thời kỳ từ năm 2001 đến nay. Thực hiện chương trình kiên cố hóa phịng học, đã đưa vào sử dụng trên 1.300 phịng học mới, cơ bản xóa phịng học cây lá. Chuẩn hóa từ 70% đến 90% đội ngũ giáo viên ở các cấp học, bậc học, chất lượng dạy và học được nâng lên; tỷ lệ huy động học sinh đến trường so với độ tuổi đạt 90,5%; tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng khá. Xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt khá cao so với chỉ tiêu, góp phần cùng giáo dục phổ thơng nâng cao mặt bằng dân trí. Các trường cao đẳng, chuyên nghiệp mở rộng quy mô đào tạo, với nhiều ngành nghề và bậc học, tăng cường liên kết đào tạo, bước đầu đã có liên kết quốc tế; xã hội hóa được một số mặt trong giáo dục đào tạo, giải quyết một phần nhu cầu dạy nghề cho người lao động.

Thứ ba, chăm sóc sức khỏe nhân dân:

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh, khám và điều trị bệnh đều có tiến bộ. Mạng lưới y tế được mở rộng, cán bộ y tế được tăng cường về vùng sâu, vùng xa; 80% trạm y tế có bác sĩ cơng tác thường xun, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh. Y tế được tăng cường cả hai hướng dự phịng và điều trị. Thực hiện các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả khá. Dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết, cúm gia cầm được ngăn chặn kịp thời...

Thứ tư, văn hóa - thể thao:

Hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao được đầu tư khá thỏa đáng. Hầu hết từ tỉnh đến các huyện và nhiều xã, thị trấn có trung tâm hoặc điểm văn hóa, giải trí, trong đó có một số điểm lớn được cải tạo và xây dựng mới với nhiều mô hình vui chơi giải trí, như: Trung tâm văn hố thơng tin tỉnh, Nhà thiếu nhi tỉnh, Nhà thiếu nhi Lạc Hồng, Cơng viên văn hố An Hoà (TP Rạch Giá)... Các lễ hội truyền thống được phục hồi và mở rộng, trong đó có lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, lễ kỷ niệm Tao Đàn Chiêu Anh Các, lễ Ok-on-bóc (của người Khmer, có tổ chức đua ghe ngo hàng năm)... Phát thanh, truyền hình được phủ sóng tồn tỉnh, kể cả các đảo xa. Cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống

văn hố ở khu dân cư” được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Số lượng các câu lạc

bộ, số người tập thể dục thường xuyên và số vận động viên tham gia các giải thể thao ngày càng tăng. Số người tập thể dục thường xuyên chiếm 14,2% dân số, các vận động viên trong tỉnh đã đạt hơn 110 huy chương các loại ở tầm khu vực Đông Nam Á, Châu Á và thế giới, trong đó có 1 đại kiện tướng cờ vua là vận động viên Nguyễn Ngọc Trường Sơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay docx (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)