II. TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
trên địa bàn tỉnh
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện QLNN đối với HĐDL. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý cơng tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, của tỉnh cho các doanh nghiệp; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch
Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu như:
Một là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh
nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để cơng tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, QLNN đối với HĐDL nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.
Hai là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra,
kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, u cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối
hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Ba là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra,
kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này địi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chun mơn mà địi hỏi phải có một sự hiểu biết tồn diện về tình hình phát triển KT-XH và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khơ cứng, máy móc.