Đặc điểm kinh tế của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 29 - 32)

Trong những năm qua, tình hình kinh tế của Bến Tre tuy có bước phát triển nhưng nhìn chung "Nền kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ chậm" [17, tr. 14]. Số liệu thống kê cho thấy GDP của tỉnh ở khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) năm 1997 chiếm 2990 tỷ đồng, đạt 65,3% tổng sản phẩm của tỉnh; năm 1998 chiếm 3389 tỷ đồng đạt 66,5% tổng sản phẩm của tỉnh, năm 1999 chiếm 3856 tỷ đồng đạt 65,8%. ở khu

vực II (công nghiệp - TTCN, xây dựng) năm 1997 chiếm 486 tỷ đồng, đạt 10,6% tổng sản phẩm của tỉnh; năm 1998 chiếm 536 tỷ đồng, đạt 10,5%, năm 1999 chiếm 609 tỷ đồng chiếm 10,4%.

Tốc độ tăng trưởng từ 1990 - 1995 của khu vực I theo giá trị thị trường (giá so sánh 1994) là 5,4%, từ 1996 - 1998 là 6,5%. Tốc độ tăng trưởng từ 1990 - 1995 của khu vực II theo tổng sản phẩm của tỉnh là 8,6%, từ 1996 - 1998 là 7,9%.

Về cơ cấu ngành nghề, Bến Tre bị hạn chế về địa lý lãnh thổ nên ít bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng kinh tế của các trọng điêmr kinh tế trong vùng và các tỉnh lân cận. Do đó, mức độ đa dạng hóa ngành nghề sản xuất còn thấp, chủ yếu phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như khai thác và chế biến nơng - thủy sản, vì vậy, nền kinh tế của Bến Tre đang đứng trước những khó khăn thách thức như:

+ Những tồn tại yếu kém của nền kinh tế chưa khắc phục được trong nhiều năm qua vẫn cịn rất nặng nền, trình độ phát triển của tỉnh cịn thấp, quy mơ sản xuất cịn nhỏ bé.

+ Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong 3 năm (từ 1997 đến nay) diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi; trong khi đó, những điều kiện để chặn đà giảm sút và tạo bước đi lên cho những năm sau cịn hạn chế.

+ Trình độ cơng nghệ trong các ngành kinh tế còn lạc hậu, vấn đề đổi mới thiết bị, công nghệ triển khai rất chậm.

+ Những vấn đề bức xúc đặt ra trong lĩnh vực xã hội ngày càng gay gắt, nổi lên là vấn đề giải quyết việc làm, một bộ phận đời sống dân cư ở vùng nông thơn vẫn cịn khó khăn, tiêu thụ sả phẩm sản xuất của nông dân không ổn định, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng làm hạn chế động lực phát triển kinh tế.

+ Năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của bộ máy các cấp chưa đồng bộ và đáp ứng kịp so với yêu cầu là cản trở lớn cho sự phát triển.

+ Bên cạnh đó, các tỉnh trong khu vực có điều kiện thuận lợi hơn tỉnh Bến Tre trong việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu; trong khi đó ở Bến Tre sản phẩm hàng hóa và mơi trường thu hút vốn đầu tư đã yếu kém, sẽ càng khó khăn hơn trong bối cảnh mới.

Tình hình chung về kinh tế Bến Tre từ 1991 đến nay cho thấy đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn là khu vực I. Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá, bình qn 5,83%/năm từ 1990 - 1998, trong đó giai đoạn 1990 - 1995 là 5,42%/năm và 1996 - 1998 có tăng nhanh hơn, tức 6,5%/năm. Tỷ trọng trong GDP của khu vực I vẫn thuộc loại cao và theo hướng gia tăng từ 60,3% năm 1990 lên 66,5%/năm 1998; năm 1999 tuy có giảm (65,8%) nhưng khơng đáng kể. Điều đáng chú ý là trong khi kinh tế cả nước gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, tốc độ tăng trưởng giảm từ 8,2% năm 1997 xuống 5,8% năm 1998 thì kinh tế Bến Tre vẫn giữ mức tăng trưởng tương đối đều đặn. Khu vực II phát triển yếu, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,37%/năm (8,64%/năm trong giai đoạn 1990 - 1995; 7,93%/năm trong 3 năm gần đây); tỷ trọng trong GDP của khu vực II giảm dần từ 17,7% năm 1990 xuống 10,4% năm 1999, mặc dù mấy năm gần đây tốc độ giảm có hạn chế (10,7% năm 1996, 10,6% năm 1997, 10,5% năm 1998) nhưng nhìn chung vẫn giảm. Khu vực III - khu vực dịch vụ tăng trưởng trung bình so với hai khu vực nói trên (8,2%/năm), nhưng từ năm 1996 đến 1999 tốc độ bị giảm nhiều, còn khoảng 7,33%/năm. Tỷ trọng trong GDP của khu vực III tăng từ 21,97% năm 1990 lên 23,84% năm 1999.

GDP của tỉnh trên một người theo giá so sánh năm 1994 gia tăng từ 1,66 triệu đồng (tương đương 151 USD) năm 1990 lên 2,68 triệu đồng (tương đương 244 USD) năm 1998. So sánh với cả nước và xu thế của nó cho thấy GDP trên một người của Bến Tre hiện nay chỉ bằng 70% và khoảng cách ngày càng lớn.

Về nhiều chỉ tiêu, đời sống nơng dân có những cải thiện, song cũng có sự phân cực rõ rệt về thu nhập giữa dân cư nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mức chênh lệch giứa GDP của tỉnh/người trong khu vực phi nông nghiệp và nông nghiệp ngày càng lớn, từ 2,53 lần năm 1990 lên 4,5 lần năm 1998. Do dân số phi nông nghiệp ở nơng thơn giảm nên các hộ có thu nhập cao đều thuộc khu vực thành thị.

Thực trạng kinh tế nói trên cho thấy mặc dù kinh tế Bến Tre đã có những chuyển dịch về cơ cấu nhưng chưa thật đúng hướng và còn rất chậm chạp, tất yếu phải cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển ngành nghề, nâng cao chất lượng hàng nông sản. Đây là điều khơng dễ dàng đối với một tỉnh cịn nhiều khó khăn, địi hỏi những nhà quản lý, đặc biệt là quản lý kinh tế chú trọng hơn nữa đến vấn đề phát triển ngành nghề, thực hiện phân công lao động xã hội hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)