Đẩy mạnh việc phân bổ lao động vào các ngành, nghề trong các vùng kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 69 - 71)

các vùng kinh tế

Phân chia vùng kinh tế nhằm đầu tư đúng hướng sức người, sức của vào phát triển các ngành, nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể nhằm đạt năng suất lao động cao hơn, tạo ra thu nhập cao cho người lao động, qua đó mà tăng cường năng lực tích lũy cho q trình tái sản xuất mở rộng.

Như trên đã nói, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, tỉnh Bến Tre đã hình thành 3 vùng kinh tế, phân định ranh giới, diện tích và hoạch định những ngành, nghề cụ thể có thể phát triển có hiệu quả.

Đối với vùng ngọt (vùng I), về chăn ni, có cơ cấu chủ yếu là chăn nuôi gia cầm và chăn ni heo trên quy mơ gia đình. Nhưng nhu cầu của địa phương

rất đa dạng và phong phú, vì vậy, quy hoạch ni heo, ni gia cầm là chưa đủ mà cần đưa vấn đề xây dựng nghề cá nước ngọt; vì lượng ao, đầm, mương vườn vùng ngọt không phải nhỏ, nhưng việc ni tơm nước ngọt mới đưa vào thí điểm và chắc chắn rằng ni tơm khơng phải dễ lại thêm chi phí rất cao. Trên thực tế, hàng ngày địa phương vẫn phải đưa cá nước ngọt từ các tỉnh lân cận về để đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương, mặc dù lượng cá biển có thừa, do đó nghề nuôi cá nước ngọt không thể không đặt ra.

Về quy hoạch dân cư cho các vùng.

Chúng ta đều biết trong q trình sản xuất địi hỏi sự két hợp lao động - tư liệu lao động và đối tượng lao động. ở Bến Tre đối tượng lao động trong tự nhiên thì nhiều như biển cần khai thác, ao hồ cần nuôi thả, đất đai cần tăng vụ; về tư liệu lao động, tỉnh có kế hoạch đầu tư cho từng ngành, nhưng về lao động cần phải có quy hoạch dân cư cho các vùng chưa được đề cập cụ thể.

Trong phân công lao động xã hội, nhân khẩu là một yếu tố quan trọng và cần tập trung ở mức độ nhất định thì mới có thể thực hiện được sự phân cơng lao động, vì nếu trong vùng kinh tế có dân cư q ít thì khơng thể phát triển ngành nghề. Tuy nhiên, vấn đề này còn tùy thuộc vào điều kiện sản xuất của từng địa phương, nhưng mật độ dân số đến một mức độ nhất định cho nhu cầu phát triển kinh tế vẫn là một nội dung có tỉnh quy luật của phân cơng lao động xã hội.

Trong q trình phân cơng lao động xã hội, nhiều địa phương rất quan tâm đến việc phân bố lao động và dân cư giữa các vùng trong tỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ . Riêng Bến Tre, vấn đề phân bổ lao động và dân cư giữa các địa bàn trong tỉnh đã diễn ra trong lịch sử và trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa qua theo thực tế khách quan. Nhưng để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra cho năm 2010, tỉnh cần chủ động phân bố lại dân cư cho các vùng kinh tế, nhằm khai thác mọi tiềm năng của địa phương mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc kết hợp kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng.

Suốt 15 năm qua, công cuộc đổi mới đất nước đã mang lại những thành tựu kinh tế - xã hội đáng trân trọng, Bến Tre cũng hòa cùng với sự phát triển chung đó của xã hội. Bến Tre là tỉnh nơng nghiệp chậm phát triển, trong đó có nguyên nhân do sự phân bố lực lượng lao động chưa hợp lý nên chưa khai thác hết và có hiệu quả các tiềm năng kinh tế của tỉnh, vì vậy muốn phát triển kinh tế, thực hiện dần cơng nghiệp hóa các lĩnh vực, kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng thì cơng việc cấp bách hiện nay là bố trí lại lực lượng lao động, phân bổ lại dân cư và vào các vùng, ngành kinh tế.

Sự phân công lao động và phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế trong tỉnh đòi hỏi cần được quán xuyến trong suốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và q trình cơng nghiệp hóa. Nội dung của việc bố trí lực lượng lao động giữa các vùng trong tỉnh hiện nay là giảm bớt số dân cư ở thành thị khi công nghiệp chưa yêu cầu tập trung quá đông đúc; sắp xếp lại các điểm dân cư cho từng huyện, xã.

Phân công lao động kết hợp với phân bố dân cư hiện nay ở Bến Tre chủ yếu là để phát triển nông, ngư nghiệp. Khi có cơ sở nơng, ngư vững chắc, thì tập trung sức phát triển cơng nghiệp; từ đó tiếp tục phân cơng lao động và tập trung dân cư, mở mang các khu kinh tế cơng nghiệp, dần dần hình thành những đơ thị mới.

Tóm lại, phân cơng lao động giữa các vùng trong tỉnh cần phát huy tính

chủ động sáng tạo nghề của nhân dân lao động, chú trọng hơn nữa vấn đề bảo vệ môi trường, chú ý những mặt hàng tuy không xuất khẩu nhưng đáp ứng nhu cầu của địa phương và cần kết hợp chặt với việc phân bố dân cư mới mong đạt mục tiêu kinh tế - xã hội của năm 2010 và chuẩn bị phát triển công nghiệp giai đoạn tiếp sau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)