Kết cấu hạ tầng là toàn bộ các ngành phục vụ các lĩnh vực sản xuất và không sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển các ngành của kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển thì vai trị của kết cấu hạ tầng sản xuất cũng tăng lên.
ở Bến Tre, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơng trình cơng cộng chưa đồng bộ, cho nên nó đã kìm hãm tốc độ phát triển của tỉnh trong những năm qua. Trong định hướng phát triển đến năm 2010, tỉnh có đề ra định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cơng trình cơng cộng đồng bộ như hệ thống giao thơng chính kết hợp với các tuyến kinh tế đơ thị, hồn chỉnh hịa mạng bưu chính viễn thơng, mở rộng và xây dựng mới các cơng trình y tế,... Tuy nhiên, tỉnh chưa có định hướng cho phát triển kết cấu hạ tầng và cơng trình cơng cộng ở cơ sở, nhưng xây dựng và phát triển kinh tế xã hội thì phải ở từng cơ sở, từng xí nghiệp. Nếu kinh tế ở cơ sở khơng phát triển được thì khơng thể nói kinh tế của tỉnh phát triển. Vì vậy, để thúc đẩy phân cơng lao động xã hội nhằm hồn chỉnh dần cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ hiện đại, cần phải có chủ trương và giải pháp xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở.
Việc hoàn thiện dần kết cấu hạ tầng cơ sở ở nước ta nhiều địa phương đã tiến hành và đạt kết quả khá tốt. ở Bến Tre hiện nay:
- Một là, chính quyền cần kêu gọi nhân dân thực hiện việc xây dựng những cơng trình phục vụ cho sản xuất và đời sống ở cơ sở, bởi vì trong điều kiện kinh tế hiẹn nay, tỉnh khó có thể chu tồn đến tận cơ sở xã, phường.
- Hai là, chính quyền cần mạnh dạn kêu gọi tư nhân, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đầu tư xây dựng và thu hồi vốn dần qua sự đóng góp của nhân dân. Có như thế mới mong đạt chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra.
Việc kêu gọi nhân dân đóng góp hay tư nhân thực hiện những cơng trình phục vụ cho sản xuất ở cơ sở địi hỏi phải có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự ký kết hợp đồng của Nhà nước, có như thế thì mọi việc phục vụ cho sản xuất mới đi đúng hướng xã hội chủ nghĩa.