Thực trạng về lực lượng lao độn gở Bến Tre

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 34 - 41)

Trong lịch sử đất nước và con người Bến Tre, dân Bến Tre vừa thể hiện những đặc điểm chung của người Việt Nam vừa mang đặc điểm riêng của con người ở một vùng đất cù lao bốn bề sông nước.

Cũng như các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre vốn là một vùng đất hoang vu mới được khai phá theo bước chân người "mang gươm đi mở nước" của cha ơng người Việt từ miền ngồi vào. Với những người xưa, sự khai phá vùng đất mới, sáng tạo nên cuộc sống như những anh hùng văn hóa thuở vua Hùng, nhưng ở vùng đất này có những điều kiện mới hơn. Khi chính quyền nhà nước được dựng lên nơi này, chủ quyền Nhà nước được khẳng định, đồng thời cũng hình thành cơ chế áp bức lóc lột của chế độ Phong kiến. Tiếp theo là phải đương đầu với sự xâm lược và thống trị của thực dân Pháp, sau đó là 30 năm chống Pháp, chống Mỹ. Qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Bến Tre là một mảnh đất phải chịu nhiều đau thương vào loại bậc nhất của nước ta. Bến Tre "Anh dũng Đồng Khởi, thắng Mỹ diệt Nguỵ", nhưng cái giá phải trả là 34.446 liệt sĩ và rất nhiều thương binh.

Chính những điều đó đã nói lên con người Bến Tre có đầy đủ những truyền thống quý báu của người Việt Nam với ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết xã hội, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết xã hội, tương trợ lẫn nhau; cần cù siêng năng, sáng tạo trong lao động, học tập; biết quý trọng lẽ phải, sống giản dị chất phác, ghét thói xa hoa cầu kỳ; có lịng nhân ái... Đó là những chất men xúc tác để người Bến Tre hôm nay kế thừa và phát huy hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội mới.

Tuy nhiên do điều kiện lịch sử để lại, nhân dân chịu nhiều gian khổ trong chiến tranh, cho nên còn ảnh hưởng khuynh hướng muốn tự do thoát khỏi sự quản lý của pháp luật, của chính quyền cũ; cùng với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, bộ phận dân nghèo đơng và cũng có lẽ phần nào do cách trở giao thông của vùng sơng nước nên Bến Tre khơng ít người khơng quan tâm đến pháp luật, một bộ phận dân cư mang nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ, thiếu tư duy, chưa có tác phong công nghiệp, chưa biết cách làm ăn lớn, thiếu ý thức tiết kiệm.

Ngồi ra cũng có một số người có phần bảo thủ, cục bộ địa phương mà qua câu ca dao:

"Sơng Bến Tre có lở anh bồi

Sơng Sài Gịn có lở anh ngồi anh coi". đã cho chúng ta nhận thức rõ hơn.

Tất cả những điều nói trên đã góp phần hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; vì vậy, việc tổ chức phân công lao động xã hội hiện nay ở Bến Tre cần lưu ý khắc phục.

Nguồn lao động của tỉnh thể hiện quy mô và kết cấu dân số, mà trực tiếp là lực lượng lao động. Năm 1976 1980 1985 1989 1995 1997 1998 1999 Dân số (người) 943.3 18 1.058.37 0 1.170.66 4 1.214.3 29 1.356.57 8 1.289.00 0 1.293.48 7 1.296.91 4 Dân số trong độ tuổi lao động (người) 749.148 765.207 783.818

Mặc dù mấy năm gần đây quy mô dân số tăng chậm nhưng tốc độ tăng dân số trong vài chục năm trước khá cao tạo nên nguồn lực lượng lao động hàng năm tăng nhanh. Năm 1999 số người trong độ tuổi lao động là 783.818 người, chiếm 60,43% dân số. Như vậy, lực lượng lao động của Bến Tre rất dồi dào, đây là một tiềm năng lớn về nguồn lực lao động nếu được quan tâm đào tạo để nâng cao chất lượng lao động.

Trình độ học vấn của số người trong độ tuổi lao động còn thấp và sự khác biệt giữa thị xã và các huyện, có một số người chưa học hết bậc tiểu học, chỉ biết đọc và viết sơ sài.

Địa bàn Tiểu học THCS PTTH

Thị xã (%) 22,61 40,29 30,70

Các huyện (%) 43,83 31,95 7,15

Trình độ chun mơn nghiệp vụ của số người trong độ tuổi lao động còn rất thấp với tỷ lệ như sau:

Địa bàn CNKT khơng có bằng (%) CNKT có bằng (%) THCN (%) Cao đẳng trở lên (%) Tổng cộng (%) Thị xã (%) 1,78 0,65 4,7 3,23 10,36 Các huyện (%) 0,27 0,29 1,37 0,61 2,54

Thực tế trên đây đã cho chúng ta thấy sẽ có nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh mà trước hết là vấn đề tổ chức phân công lao động các ngành nghề.

Nếu tính riêng đội ngũ cán bộ sản xuất kinh doanh, đội ngũ này chủ yếu tập trung ở các ngành: thủy sản, dừa, mía đường, thương mại và dịch vụ... Theo quy hoạch đào tạo cán bộ năm 2000 và 2010 [28, tr. 10] thì trình độ cán bộ như sau:

số Trên ĐH và ĐH Tỷ lệ (%) Cao đẳng & THCN Tỷ lệ (%) Sơ cấp và CNKT Tỷ lệ (%) Các loại Tỷ lệ (%) Các loại Tỷ lệ (%) 2907 542 18,6 997 34,3 136,4 46,9 162 5,6 99 3,4

Qua đó, chúng ta thấy đại bộ phận cán bộ sản xuất kinh doanh của tỉnh được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; họ cũng đã có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, một bộ phận được đào tạo lại từng bước đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới; phần lớn đủ tiêu chuẩn theo ngạch, bậc quy định. Thực trạng đó là vốn quý cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trước u cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lực lượng lao động của Bến Tre bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng khắc phục. Trong những năm gần đây, việc sử dụng nguồn lao động trong các ngành kinh tế chưa triệt để, cung lao động vượt quá cầu lao động trên thực tế còn nhiều. Theo số liệu đã điều tra được của Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội Bến Tre như sau:

Năm 1996 1997 1998 1999

Dân số trong độ tuổi lao động

734.511 749.148 765.207 783.811

Lao động làm việc trong ngành kinh tế

613.685 620.984 629.541 645.354

Tỷ lệ so độ tuổi lao động (%)

83,5 82,8 82,2 82,3

Số liệu trên cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế của Bến Tre cịn rất nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây việc tổ chức sản xuất nhằm thu hút nhiều

người lao động sản xuất vẫn lãnh đạo Tỉnh phải hết sức quan tâm đến "những chiến lược nguồn lao động" thì mới mong xây dựng được cơ cấu kinh tế mới trong mười năm tới.

2.2.1.2. Về phân công lao động hiện nay ở tỉnh Bến Tre - Về cơ cấu lao động:

Thực tế những năm gần đây cho thấy cơ cấu lao động ở Bến Tre chủ yếu vẫn tập trung cho khu vực I, cụ thể như sau:

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Lao động theo ngành kinh tế (người) 605.965 613.685 620.984 629.541 645.354 Khu vực I (người) 499.378 503.097 507.427 517.191 530.495 Tỷ lệ so với lao động kinh tế (%) 82,3 81,9 81,7 82,1 82,2 Khu vực II (người) 40.526 41.825 43.541 41.849 42.216 Tỷ lệ so với lao động kinh tế (%) 6,68 6,81 7,01 6,64 6,54

Khu vực III (người) 66.061 70.016 70.061 70.501 70.829

Tỷ lệ so với lao động

kinh tế (%) 10,90 11,40 11,28 11,19 10,97

Với những số liệu trên cho chúng ta khẳng định lực lượng lao động ở khu vực I vẫn cao và có chiều hướng gia tăng, ở khu vực II với lực lượng quá nhỏ lại có xu hướng giảm sút, khu vực III tuy có khá hơn khu vực II nhưng vẫn trên đà giảm sút về lực lượng lao động. Tình hình trên đã chỉ ra rằng phân công lao động giữa các khu vực trong nền kinh tế của tỉnh chưa có tiến triển tốt trong mấy năm qua, mặc dù đời sống kinh tế của nhân dân trong tỉnh có nâng lên chút ít, nhưng

với đà này nền kinh tế Bến Tre sẽ còn tụt xa hơn so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khác trong cả nước.

- Việc di chuyển lao động của Bến Tre.

Sự chậm phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Bến Tre đã chưa phát huy được vai trị của nó trong cơ cấu sử dụng lao động.

ở nông thôn Bến Tre tuy đa số lao động vẫn làm nghề nông, nhưng đã bắt đầu có bước chuyển dịch sang nghề thủ cơng. Một bộ phận người lao động khơng thuần nơng, do tình trạng nơng nhàn họ phải tự xoay sở làm thêm các nghề thủ cơng nghiệp, dịch vụ cho gia đình hoặc làm cơng cho các hộ gia đình khác. Người lao động với ước mong có việc làm hiệu quả, thu nhập cao cho mình và gia đình, đã cố gắng tìm tịi học hỏi nhiều nơi mong hình thành thêm những nghề mới, nhưng hiện vẫn còn bế tắc.

Người lao động ở nông thôn Bến Tre không chỉ làm việc ở nơi cư trú mà do nhu cầu bức xúc về việc làm, một bộ phận không ngần ngại rời nơi cư trú một thời gian trong năm, khi việc làm ở địa phương đã hết. Hàng năm ước tính trên 2% số người trong độ tuổi lao động đi tìm việc làm ở ngoại tỉnh. Một số người tìm được việc làm ổn định thì làm việc lâu dài ở ngoài tỉnh, số khác lại trở về. Trước tình hình đó, tỉnh đã tổ chức tuyển chọn lao động, bồi dưỡng lại tay nghề, gởi đi làm việc tại các doanh nghiệp ngồi tỉnh, "tính đến tháng 5/2000 đã được 2.028 người" [29, tr.5].

Ngoài ra việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi cũng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo. Sau khi thu thập thôn tin từ nhiều nguồn, trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre nhận định trước mắt chỉ có thị trường lao động tại Nhật Bản là tương đối ổn định về tiền lương, về an ninh xã hội, về quan hệ chủ thợ tốt, cho nên từ năm 1998 đến nay trung tâm chỉ tập trung giới thiệu người lao động đi làm việc có thời hạn tại Nhật Bản qua hai công ty: Công ty xuất khẩu lao động và chuyên gia thành phố Hồ Chí Minh kể từ 1998, Cơng ty xây dựng và Thương mại của Bộ Giao thông vận tải kể từ đầu năm 2000. Tính

đến nay, Bến Tre đã đưa đi lao động ở Nhật Bản được 37 người, trong đó có 26 nữ, chủ yếu là lao động trong ngành may cơng nghiệp và cơ khí, hiện cịn 49 tu nghiệp sinh đang chuẩn bị đi Nhật nữa, trong đó có 36 nữ [21, tr.2].

Tóm lại, mặc dù việc di chuyển lao động ra ngoài tỉnh và ra nước ngồi

khơng nhiều, nhưng nó đã mở ra một hướng mới cần khai thác nhằm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm sức ép về lao động việc làm ở địa phương, góp phần tăng thu nhập cho một số hộ gia đình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)