Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 25 - 28)

Bến Tre là một trong mười hai tỉnh của đồng bằng sơng Cửu Long, nằm về phía Đơng Nam của vùng. Tỉnh Bến Tre là một vùng đất thấp được bồi lắng qua nhiều thế kỷ bởi bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sơng Hàm Lng và sơng Cổ Chiên), hình thành nên ba dãy cù lao, trong đó có ba cù lao lớn là: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt mà cán quạt nằm ở phía thượng nguồn, các nhánh sơng lớn giống như những nan quạt xịe rộng ra ở phía Đơng.

Phía Bắc của Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sơng Tiền; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sơng Cổ Chiên; phía Đơng giáp biển Đông với chiều dài hơn 65km. Diện tích tự nhiên vùng đất liền của tỉnh Bến Tre là 2.287 km2 (chiếm 0,68% diện tích cả nước và 5,68% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long) và vùng lãnh hải khoảng 20.000 km2.

Địa hình tỉnh Bến Tre tương đối bằng phẳng, nơi cao nhất không quá 5 mét, thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và ra biển, trong đó địa hình có độ cao từ 1-2 mét chiếm trên 90% diện tích, tồn tỉnh bị ngập nước một phần khi có triều cường từ tháng 9 đến tháng 12.

"Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý kinh tế là Bến Tre nằm ở cửa hệ thống sông Mê Công, tốc độ bồi lắng lớn, cùng với những khó khăn về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, và đô thị là những tác động xấu từ bên ngoài như dễ bị xâm lấn mặn, ô nhiễm v.v..." [26, 2].

- Về đất đai của tỉnh Bến Tre gồm nhiều loại và được phân làm bốn nhóm chính:

+ Nhóm đất phù sa: diện tích khoảng 66.000 ha (35% diện tích tồn tỉnh) nằm trên khu vực phía Tây.

+ Nhóm đất phù sa nhiễm mặn (từ lợ đến mặn): hơn 96.000 ha (khoảng 50% diện tích tồn tỉnh) đã và đang được cải tạo cho nhiều mục đích sử dụng; từ trồng lúa, các cây cơng nghiệp như mía, dừa; cây ăn trái khác đến làm muối, ni trồng thủy sản, trồng rừng.

+ Nhóm đất phèn: diện tích khoảng 15.000 ha, đang được cải tạo để trồng lúa.

+ Nhóm đất giồng cát: diện tích hơn 14.000 ha (khoảng 7% diện tích tồn tỉnh) thích hợp cho trồng rau màu, các loại cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và là nơi tập trung dân cư.

Gần đây do việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống thoát nước ra biển, nước mặn đã lấn sâu vào đất liền, thu hẹp đáng kể vùng ngọt và ngọt hóa của tỉnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất và nước, đặc biệt là hệ thực vật, làm biến động các hệ sinh thái của tỉnh Bến Tre.

Tóm lại, thời gian qua quỹ đất của Bến Tre được sử dụng khá triệt để. Đáng chú ý là quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây công nghiệp và cây ăn quả, cũng như quá trình gia tăng các loại đất lâm nghiệp, diêm

nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đất thủy lợi. Sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất 8 năm qua khá cao (22%) và được đánh giá là đúng hướng. Nó đã có tác động tích cực lên gia tăng giá trị và cơ cấu sản xuất của khu vực I. Tuy nhiên, quỹ đất dành cho cơ sở hạ tầng và các cơng trình dân dụng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng những yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội Bến Tre.

- Về khí hậu: Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình qn là 27,30C; độ ẩm bình quân là 81-82%; số giờ nắng trung bình 7,2 giờ/ngày; lượng mưa hàng năm trung bình từ 1264mm đến 1498,2mm. ở Bến Tre phân bố thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-04; gió hướng Tây - Tây Nam vào mùa mưa và hướng Đông - Đông Bắc vào cuối mùa mưa và mùa khơ.

- Sơng ngịi của tỉnh Bến Tre chằng chịt gồm 4 nhánh sông lớn (sông Tiền dài 90km, sông Ba Lai dài 70km, sông Hàm Luông dài 72km, sông Cổ Chiên dài 87km), và nhiều kênh rạch nối các con sông lại với nhau. Với "46 kênh, rạch chính có tổng chiều dài 343km, các con sông bao bọc và chia cắt làm cho tỉnh Bến Tre thành một cù lao bốn bề sông nước" [18, tr. 12].

Thủy triều ở Bến Tre lên xuống 2 lần mỗi ngày, mỗi tháng có 2 kỳ triều cường, đỉnh triều cường cao nhất vào tháng 10 đến tháng 12. Bến Tre bị nước mặn xâm nhập nghiêm trọng nhất vào mùa khô, độ mặn biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng của thủy triều, gió và lượng nước nguồn đổ về. Trong những năm gần đây, nhất là năm 1998 nước mặn xâm nhập sâu hơn, mặn 4% của tháng 4 năm 1998 đã bao phủ hơn 90% diện tích của tỉnh, đây là vấn đề bức xúc cho sản xuất và đời sống nhân dân. Theo đánh giá của ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre: "Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa và nền nhiệt cao, ổn định quanh năm, ít bão. Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây, tình hình khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp tạo nên tình trạng ngập lũ, bão lốc, xâm nhập mặn sâu và rộng trên hầu hết các địa bàn" [26, tr. 2].

Với điều kiện tự nhiên như trên, Bến Tre một mặt thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp, lưu thông thuận tiện bằng đường thủy..., nhưng mặt khác tạo khơng

ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống, do diện tích đất nhiễm mặn lớn vào mùa khơ và cách trở lưu thơng bằng đường bơ, khó thu hút đầu tư quốc tế và kể cả trong nước. Để đi lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bến Tre muốn phát triển kịp các tỉnh lân cận cần phải chú trọng xây dựng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, cải tạo mơi trường, phát triển ngành nghề thích hợp với điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)