Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 34 - 39)

1.1.2.3 .Về văn hóa xã hội

1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Thành phố Hà

1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là thủ đô của cả nước với vai trị trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước. Sau khi Nghị quyết số 26 được ban hành, Thành ủy Hà Nội đã khẩn trương triển khai thực hiện các Nghị quyết và Quyết định của Chính phủ về chương trình xây dựng nơng thơn mới với cách làm thận trọng, thực hiện theo lộ trình phù hợp với đều kiện thực tế của địa phương. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 02/CTr- TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về nông nghiệp, nông

dân, nông thôn. Nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015) Ban chấp hành Đảng bộ xây dựng Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 về

Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015. Đây là một trong chín chương trình quan trọng

của Thành ủy Hà Nội khóa XV.

Thành phố Hà Nội xác định vị trí, vai trị quan trọng của khu vực nơng thơn đó là "Nơng thơn thành phố Hà Nội với diện tích đất sản xuất nơng, lâm nghiệp trên 192 ha, dân số trên 4 triệu người, chiếm trên 60% lực lượng lao động của toàn Thành phố, là nơi cung cấp nguồn nhân lực xây dựng Thủ đô, đất đai cho phát triển, xây dựng hạ tầng và đơ thị, cung cấp lương thực, thực phẩm, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng cho Thành phố nên có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô"

[68, tr 1] do đó, quan tâm tới khu vực nông thôn là cần thiết "để sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị, hiệu quả kinh tế cao; xây dựng nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, cơ sở hạ tầng được từng bước đầu tư đồng bộ, hiện đại đảm bảo môi trường sinh thái, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn không ngừng được nâng cao" [68, tr1].

Trong chương trình, Hà Nội đã đánh giá những kết quả đạt được và những khuyết điểm, hạn chế tồn tại và nguyên nhân . Từ đó đề ra mục tiêu là "Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái" [68, tr 4]. Như vậy nền nông nghiệp hiện đại phải gắn với bảo vệ môi trường, đây là yêu cầu của phát triển bền vững.

Nông thôn cần được xây dựng và phát triển toàn diện về mọi mặt theo quy hoạch và "có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, mơi trường sinh thái, cảnh quan sạch đẹp, gắn kết hợp lý giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị"[68, tr 4]. Phát triển kinh tế, xã hội để "Từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nơng dân. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc; chú trọng giải quyết việc làm, giảm dần khoảng cách thu nhập, hưởng thụ văn hóa giữa nơng thơn và thành thị" [68, tr 4]. Đồng thời "củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an tồn xã hội ở khu vực nơng thơn"[68, tr 4].

Về mục tiêu cụ thể là: "Phấn đấu đến năm 2015, có trên 40% số xã trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn nơng thơn mới. Hồn thành quy hoạch các xã xây dựng nông thôn mới trong năm 2012. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tơng hóa đạt 87%, trạm y tế được kiên cố hóa đạt khoảng 98%, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia từ 50% -

55%. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó, tỷ lệ được dùng nước sạch đạt 60%. Tỷ lệ thơn, xóm, cụm dân cư đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 68%; tỷ lệ thơn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa – thể thao đạt 92%. Có 100% số cơ sở giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội và hoàn thành các chi tiêu về an ninh, quốc phòng"[68, tr 4-5].

Như vậy, mục tiêu cơ bản, trọng tâm của Chương trình số 02-CTr/TU là:

Một là: Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, tổ chức phát triển sản

xuất (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp) tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hố có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao;

Hai là: Không ngừng nâng cao thu nhập người dân nông thôn; giải

quyết tốt vấn đề cơ cấu lao động trong nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động;

Ba là: Từng bước đẩy nhanh tiến trình đơ thị hóa nơng thơn về cơ sở hạ

tầng kinh tế xã hội; xây dựng các cơng trình phúc lợi cơng cộng, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an sinh, xã hội… góp phần thay đổi diện mạo, đưa nơng thôn tiến kịp với thành thị;

Bốn là: Xây dựng đời sống văn hố khu dân cư, văn hóa “làng xã” văn

minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc dân tộc; giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng con người mới nông thôn theo định hướng XHCN…

Quán triệt triển khai tinh thần nội dung Nghị quyết của Đảng, Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nơng dân”, trong đó trọng tâm là “Xây dựng nông thôn mới”; giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố có Tổ cơng tác thành viên là cán bộ các sở, ngành có liên quan. Đối với cấp huyện và xã đều thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác cấp huyện và xã để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo kế hoạch đề ra.

Để có kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình, Thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện thí điểm tại 19 xã: Xã Thụy Hương (Chương Mỹ) là xã điểm của Trung ương, đề án được Thành phố phê duyệt thực hiện từ cuối năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2012. Các xã điểm của Thành phố là xã Đại Áng (Thanh Trì), Song Phượng (Đan Phượng), Mai Đình (Sóc Sơn); Thành phố phê duyệt đề án của xã năm 2010, dự kiến hoàn thành năm 2013 và 15 xã điểm của các huyện, thị xã là Cổ Đơ (Ba Vì), Võng Xun (Phúc Thọ), Đại Đồng (Thạch Thất), Nghĩa Hương (Quốc Oai), Yên Sở (Hoài Đức), Tây Tựu (Từ Liêm), Phùng Xá (Mỹ Đức), Đồng Tân (Ứng Hòa), Hồng Dương (Thanh Oai), Đại Thắng (Phú Xuyên), Nhị Khê (Thường Tín), Đa Tốn (Gia Lâm), Xuân Nộn (Đông Anh), Liên Mạc (Mê Linh) và Sơn Đông (thị xã Sơn Tây); dự kiến hồn thành năm 2013. Số cịn lại 382 xã Ban chỉ đạo Thành phố chỉ đạo triển khai lập đề án từ năm 2011; các huyện, thị xã đăng ký số lượng và tên xã phân kỳ giai đoạn thực hiện theo Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

Có thể nói, Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình 02 của

Thành ủy là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Thành phố trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tạo niềm tin trong các tầng lớp nhân dân, làm thay đổi bộ mặt của vùng nông thôn.

Tiểu kết

Trước khi bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới, huyện Đan Phượng đã có nhiều thuận lợi đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sáng tạo, hiệu quả của Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, huyện đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Kinh tế của huyện tăng trưởng khá, ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ đó là tăng tỷ trọng cơng nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiêp, giá trị và chất

lượng sản phẩm tăng lên. Quy mô sản xuất được mở rộng. Cở sở hạ tầng được xây dựng và sửa chữa ngày càng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và tiến bộ rõ rệt. Các vấn đề an sinh xã hội được chăm lo giải quyết, an ninh chính trị ổn định, trật tự an tồn xã hội đảm bảo. Trước khu xây dựng nông thôn mới, tồn huyện Đan Phượng đạt bình qn 10 tiêu chí/xã.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, Đan Phượng còn gặp khơng ít những khó khăn đó là quy mơ sản xuất còn nhỏ bé, chưa chú trọng đến yếu tố thị trường trong sản xuất, việc áp dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất cịn hạn chế nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Lực lượng lao động có trình độ chun mơn cao cịn ít.

Những thuận lợi là cơ bản và là nguồn lực quan trong để đảng bộ huyện Đan Phượng lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục khó khăn, tiến hành xây dựng nông thôn mới.

CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐAN PHƢỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014

2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Đan Phƣợng về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 34 - 39)