Về xây dựng hạ tầngkinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 48 - 54)

1.1.2.3 .Về văn hóa xã hội

2.2.2. Về xây dựng hạ tầngkinh tế-xã hội

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khơng ngừng được nâng cấp và hồn thiện.

*Giao thông

Việc xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn được Huyện chú trọng. Năm 2008, các con đường giao thông liên xã được triển khai xây dựng như đường Đan Phượng- Tân Hội, đường từ Quốc lộ 32 vào cụm công nghiệp thị trấn Phùng, đường đê quai Liên trì, đường 32 A, đường khu liên hợp thể thao,...Năm 2009, cơ bản hoàn thành tuyến đường nhánh hai bên mương Đan Hoài, đường cầu Song Phượng. Như vậy, đến năm 2010, các tuyến đường lớn liên xã, tỉnh lộ trong huyện được xây dựng góp phần thúc đẩy sự giao lưu giữa các xã trong huyện và huyện với quận, huyện nội thành. Năm 2012, trên cơ sở Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đồng thời xác định việc tập trung đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong q trình xây dựng nơng thơn mới, Huyện ủy đã ban hành Kết luận số 58-KL/HU ngày 17/9/2012 về tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng, chỉnh trang đường

làng, ngõ xóm có sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngày 11/10/2012, Ban Chấp hành

đảng bộ huyện đã họp và ban hành Kết luận số 62-KL/HU về hỗ trợ xây dựng đường giao thơng xóm, ngõ trên địa bàn huyện. Ngay sau đó, để cụ thể hóa Kết

xóm, ngõ đạt tiêu chuẩn xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn. UBND huyện đã

tập trung rà sốt, phân loại các đườngxóm ngõ, đường đất, đường quá xuống cấp, rãnh nước để thiết kế, lập dự án. Theo nội dung Kết luận 62 KL/HU thì "những nơi có đủ điều kiện thi công, huyện sẽ hỗ trợ 100% vật liệu như xi măng, cát, sỏi, đá dăm đổ bê tông để nhân dân xây dựng đường giao thơng xóm, ngõ. Số vật liệu trên được cấp sẽ giao về các xã để phân bổ cho các thôn, các loại vật liệu khác do xã và nhân dân tự huy động để hỗ trợ sau đầu tư" [44, tr 2]. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để thảo luận công khai thiết kế, dự toán, bàn bạc mức huy động, đóng góp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho từng đường xóm ngõ nên đã tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Ban chỉ đạo xây dựng đường giao thơng xóm ngõ huyện đã được thành lập để chỉ đạo các xã tiến hành xây dựng đường giao thông trục thơn làng, đường ngõ xóm; đường trục chính nội đồng đồng bộ tiết kiệm. Trong triển khai thực hiện, doanh nghiệp chỉ lấy 65% chi phí nhân cơng máy, các chí phí tư vấn chỉ lấy đủ chi phí, phát huy vai trị của giám sát cộng đồng, do đó chỉ 2 năm 2012-2013 tồn huyện đã xây dựng được 22 km đường trục thôn, 19 km rãnh thoát nước theo đường; 136,735 km đường ngõ, xóm; 80,6 km đường trục chính nội đồng. Tổng vốn đầu tư 317,37 tỷ đồng. Tiết kiệm được 234,5 tỷ đồng so với dự tốn ban đầu; trong đó nhân dân đóng góp 145,6 tỷ đồng bằng 413.722 ngày công và hiến 1.636 m2 đất để xây dựng các cơng trình theo đề án xây dựng nông thôn mới [48, tr 3].

Công tác xây dựng đường giao thơng nội đồng đã hồn thành với 80,6 km. Đây là thành công to lớn bước đầu, khẳng định sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, năng động, sáng tạo, đổi mới phù hợp với quy định của Đảng bộ, chính quyền và tạo sự đồng thuận cao của toàn thể nhân dân trong huyện. Huy động tối đa được nguồn lực của các doanh nghiệp và nhân dân. Các cơng trình đường

giao thơng nội đồng được đầu tư tiết kiệm kinh phí, thời gian nhưng vẫn đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, hiệu quả, sớm đưa vào phục vụ sản xuất, góp phần phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các mơ hình sản xuất có hiệu quả như hoa, rau an toàn.

Việc xây dựng cơ sở vật chất trong đó đặc biệt là đầu tư cho xây dựng đường giao thơng xóm ngõ là một điểm sáng của Đan Phượng trong xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trương đúng đắn, sáng tạo và hợp lòng dân, đáp ứng kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đảng viên trong huyện đánh giá " Chủ trương này của Huyện ủy là minh chứng tiêu biểu nhất cho Ý Đảng đi vào lòng Dân".

*Thủy lợi

Từ năm 2008 đến năm 2014, các cơng trình thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp được quan tâm xây dựng. Đến hết năm 2014, trên địa bàn huyện, 15/15 xã cơ bản đạt tiêu chí về thủy lợi. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Trong 06 năm huyện đã xây dựng được 5,6 km kênh mương. 15/15 xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Hàng năm tổ chức tốt làm thủy lợi nội đồng mùa khô, 90% diện tích đất nơng nghiệp được tưới tiêu chủ động, số km kênh mương cấp 3 do xã quản lý theo quy hoạch được kiên cố 95,69 km đạt 85%. Bằng nguồn vốn của huyện, từ năm 2009 đến năm 2014 đã đầu tư xây dựng mới tuyến tiêu chùa Thụy ứng, xi phơng qua kênh chính Đan Hồi, cống cây đa thôn Tháp xã Song Phượng; hệ thống tiêu thoát nước cụm 9, 10, 11 xã Tân Lập, kênh áp má Đan Hoài xã Hạ Mỗ; Mương thủy lợi V11, V13 xã Thọ Xuân; Trạm bơm Khoát xã Tân Lập; Trạm bơm Đồng Tháp xã Đồng Tháp; Thành phố đầu tư nâng cấp chỉnh trang kênh chính Đan Hồi đoạn qua thị trấn Phùng, cống Tây, cống Thống Nhất... Hiện nay , hệ thống kênh tưới của trên toàn huyện là 148,3 km phục

* Điện

Điện lưới là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng bộ huyện chỉ đạo ngành điện xây dựng hạ tầng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống nhân dân. Từ năm 2008 đến 2014, có trên 99% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Từ năm 2009 đến năm 2014, ngành điện và các xã đã đầu tư 235,787 km điện trung thế và 111,726 km điện hạ thế, 28 trạm biến áp. Đến cuối năm 2014, trên tồn huyện có 225 trạm biến áp với tổng dung lượng là 119 498 KVA[48, tr 6].

*Trường học

Hàng năm, trong các chương trình, Nghị quyết của huyện ủy đều xác định ưu tiên cho giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu. Huyện chủ trương đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng đạt chuẩn Quốc gia, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, năm 2009, Đảng bộ huyện chỉ đạo triển khai việc xây dựng cơ sở vật chất ở 23 trường với 218 phòng học. Từ năm 2008 đến 2014, nhiều cơng trình trọng điểm của ngành giáo dục huyện được đầu tư xây dựng như: nhà giáo dục thể chất cho các trường tiểu học Tân Lập, tiểu học Tân Hội A, THCS Liên Hồng, Phương Đình; nhà hiệu bộ trường tiểu học Tân Hội A… Nếu như năm 2008, tồn huyện chỉ có 24 trường đạt chuẩn quốc gia thì đến hết năm 2014, tồn huyện có 38/55 trường học các cấp đạt chuẩn Quốc gia, là một trong những quận, huyện đứng đầu Thành phố có tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia. 100% trường Mầm non có khu trung tâm được xây dựng theo hướng kiên cố hiện đại và chuẩn hoá. 15/15 xã có trường tiểu học và 07 xã có trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.

*Cơ sở vật chất văn hóa

Ngày 18/10/2008, để ghi nhận vai trò, ý nghĩa to lớn của nơi khởi nguồn phong trào Phụ nữ “Ba đảm đang” thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời thể hiện tình cảm sâu sắc, cũng như nguyện vọng của nhân dân với những người mẹ, người chị đã đảm đang thay chồng, thay con vừa sản xuất, vừa chiến đấu ở hậu phương, huyện đã tiến hành khởi công xây dựng tượng đài Phụ nữ Ba Đảm đang. Đây là cơng trình văn hóa, lịch sử cách mạng có giá trị của Thành phố Hà Nội và huyện Đan Phượng nói riêng. Tượng đài hào hùng làm đẹp thêm vùng đất quê hương Đan Phượng. Cơng trình hồn thành góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của dân tộc nói chung, Phụ nữ Việt Nam nói riêng. Cùng với đó, các thiết chế văn hóa cũng được đầu tư xây dựng. Tồn huyện đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được 93 nhà văn hóa thơn, nhà hội họp cụm dân cư, nâng tổng số nhà văn hóa thơn, nhà hội họp cụm dân cư lên 123 nhà; 8 nhà văn hóa xã Đan Phượng, Song Phượng, Đồng Tháp, Tân Hội, Liên Trung, Liên Hồng, Liên Hà, Thọ An. Các xã Đồng Tháp, Song Phượng, Trung Châu, Liên Hà, Tân Hội, Tân Lập, Hồng Hà, Hạ Mỗ đã có sân vận động, xã Liên Trung đã có mặt bằng sân vận động. 6 xã còn lại đã lập quy hoạch để xây dựng sân vận động của xã.

Xây dựng nhà hát huyện trị giá 117 tỷ đồng, đang hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Trong 15 xã có 10 xã có sân thể thao (tăng 2 sân sovới năm 2008), 11 nhà văn hóa xã (năm 2008 chưa có xã nào có nhà văn hóa xã), 93 nhà văn hóa thơn, cụm dân cư (tăng 59 nhà so với năm 2008) và 15 nhà hội họp cụm. Huyện đã đầu tư xây dựng mới 7 trạm y tế tại các xã Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Tân Hội, Liên Trung, Đồng Tháp, Trung Châu và sửa chữa 01 trạm y tế xã Hồng Hà.

*Chợ nơng thơn

Bảy xã có chợ trong quy hoạch là: Phương Đình, Thọ An, Thọ Xuân, Tân Hội, Hồng Hà, Tân Lập, Liên Trung. Sở Nông nghiệp đang triển khai dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp khu kinh doanh thịt lợn, quy mô 30 bàn trở lên thuộc 3 xã Thọ An, Tân Lập, Tân Hội. Các xã cịn lại có chợ nhưng không nằm trong quy hoạch đang triển khai sắp xếp lại chợ và xây dựng nhà vệ sinh di động. Trong đó xã Song Phượng, Đồng Tháp đã sắp xếp xong.

Công tác kiểm tra hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ được thực hiện thường xuyên đảm bảo hàng hóa kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh và đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.

Nhìn chung, các chợ trong huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân.

*Bưu điện

Mạng lưới bưu chính viễn thơng phát triển khắp trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu về thông tin cho nhân dân. Toàn bộ 15 xã đều có điểm phục vụ bưu chính viễn thơng và có Internet đến thơn. Việc mạng lưới truyền thông và công nghệ thơng tin phát triển rộng khắp đã góp phần nâng cao dân trí và hiểu biết, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến nhân dân từ đó nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành công việc, tạo bước đổi mới trong quá trình xử lý thông tin, giải quyết công việc chuyên môn, giúp làm giảm thời gian, công sức, tiết kiệm được nhân lực và giải quyết nhanh, kịp thời cơng việc hàng ngày, góp phần taqhúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.

* Nhà ở dân cư

Việc xây dựng nhà ở dân cư và nhà đại đoàn kết được huyện quan tâm. Trên địa bàn huyện, 15 xã khơng có nhà tạm, dột nát và có trên 90% tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng. Nhà ở của nhân dân được xây dựng ngày càng khang trang, những ngôi nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng mọc lên san sát trong các khu dân cư là minh chứng tiêu biểu nhất cho sự phát triển về đời sống vật chất của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 48 - 54)