Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 84 - 114)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.1. Nâng cao và tạo sự thống nhất về nhận thức trong tồn hệ thống chính trị về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nơng thôn mới và có cách làm linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiến địa phương

Xây dựng nông thơn mới là cơng việc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Kinh nghiệm của huyện cho thấy nơi nào cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt, quyết đốn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội

dung trọng tâm, trọng điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo và phù hợp điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa bàn thì nơi đó tình hình có sự chuyển biến tốt và đạt kết quả cao theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và việc xây dựng nông thôn mới chỉ thực sự có hiệu quả khi tồn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức được vị trí, vai trị và ý thức, trách nhiệm của mình trong xây dựng nơng thơn mới, do đó cơng tác tư tưởng đi trước một bước. Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện xác định xây dựng nông thôn mới là chương trình trọng điểm của huyện nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ nhận thức trên công tác xây dựng nông thôn mới ln được cấp ủy chính quyền các cấp quan tâm sâu sát, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện đồng thời nắm bắt những khó khăn vướng mắc của cơ sở từ đó đề ra những giải pháp tháo gỡ kịp thời. Công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu với nhiều hình thức phong phú, theo hướng gọn, rõ, sát đối tượng nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Cơng tác tun truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng nơng thơn mới... để cả hệ thống chính trị và người dân hiểu rõ: Đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, tồn diện, lâu dài trong nơng thơn, khơng phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Xây dựng nông thôn mới phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ, làm chủ; huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới mới thành công và bền vững. Sau một thời gian tuyên truyền quyết liệt, người dân đã thực sự thấy chính họ là chủ thể quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, là người được hưởng thụ thành quả từ nông thôn mới mang lại nên đồng thuận cao.

Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện đã chủ động nắm vững đường lối, chủ trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố về xây

dựng nông thôn mới để đề ra chủ trương, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch đúng đắn đi đôi với các giải pháp cụ thể thiết thực phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của huyện.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng thuận cao: Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới phải bằng Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch cụ thể. Trước khi ban hành văn bản phải tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến. Sau khi ban hành phải tổ chức quán triệt đến trực tiếp cán bộ, đảng viên và nhân dân thông qua các hội nghị, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tổ chức thực hiện.

Xây dựng nông thôn mới phải có phương pháp và cách làm phù hợp với đặc điểm tình hình từng địa phương (không dàn trải), không khuôn mẫu, với tinh thần: Phải xác định ở từng xã, từng tiêu chí, nhóm tiêu chí nào thực hiện trước để vừa giải quyết nhu cầu bức xúc của nhân dân, vừa tạo ra động lực hoàn thành các tiêu chí tiếp theo phù hợp với nhận thức, khả năng huy động vốn của từng địa phương và tình hình chung của huyện. Trong quá trình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới Huyện ủy, UBND huyện phân cơng các đồng chí lãnh đạo huyện, Ban Chỉ đạo, Tổ Công tác giúp việc xuống từng xã, từng thôn để theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các xã và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các xã. Như vậy, cần đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo khoa học và thực tiễn, chủ động vận dụng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước một cách sáng tạo, sát thực tiễn, hiệu quả. Huyện đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách hỗ trợ của Thành phố trong xây dựng nông thôn mới.

Cơ chế, chính sách phải thơng thống, phân cấp mạnh cho huyện và cơ sở. Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND huyện luôn tranh thủ sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành

phố, sự giúp đỡ của các sở, ngành thành phố. Luôn bám sát cơ sở, thống nhất cao trong vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới (quy hoạch, khai thác nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ bản…).

Trong quá trình tổ chức thực hiện 19 tiêu chí, phải lựa chọn, sắp xếp, phân loại và chỉ đạo quyết liệt, sớm hồn thành các tiêu chí về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa-mơi trường để tạo động lực phấn đấu đạt các tiêu chí: phát triển sản xuất, thu nhập, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững.

Muốn xây dựng nông thôn mới tốt trước hết phải thực hiện tốt công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch đã phê duyệt. Với tinh thần đó, huyện Đan Phượng xác định: Quy hoạch phải đi trước một bước, xây dựng hạ tầng là khâu đột phá, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng hệ thống chính trị là nền tảng. Quy hoạch phải có sự tham gia của người dân thông qua quy chế dân chủ, đồng thời tiếp thu ý kiến của các ban, ngành, cơ quan cấp trên, để mỗi lĩnh vực quy hoạch mang tính khoa học cao. Khi hồn thành quy hoạch, công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc. Quy hoạch chung của huyện, xã, từng cụm điểm dân cư, xóm ngõ được niêm yết, cơng khai dân chủ để nhân dân được biết và tham gia ý kiến đóng góp vào quy hoạch chung của xã và từng cụm điểm dân cư. Từ đó tích cực tham gia đóng góp về nhân lực, vật lực cho việc thực hiện quy hoạch, xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ, vì vậy, huyện đã tập trung chỉ đạo xã điểm Song Phượng, đồng thời vừa làm vừa rút kinh nghiệm triển khai trong toàn huyện nhưng đảm bảo tiến độ. Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích đi đơi với uốn nắn những đơn vị làm chưa tốt, suy nghĩ lệch lạc, ỷ lại, trông chờ.

3.2.2.Quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc trong lãnh đạo của Đảng, tin dân, dựa vào dân, lấy sức dân để tham gia xây dựng nông thôn mới.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân”[ 36, tr. 197] hay “. "Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" [35, tr. 879]. Như vậy, sức mạnh của nhân dân chính là sức mạnh của dân tộc. Đồn kết, phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân sẽ làm nên thắng lợi. Thuấn nhuần tư tưởng đó, Đảng bộ huyện Đan Phượng đã huy động và sử dụng có hiệu quả "sức dân" trong cơng cuộc xây dựng nông thôn mới.

Muốn huy động sức dân trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và "Dân vận khéo" với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để nông dân hiểu và nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm, vai trị chủ thể của mình, hiện thực hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Phát huy sức mạnh trí tuệ, trách nhiệm, tinh thần vật chất của cộng đồng dân cư của các tổ chức chính trị, kinh tế-xã hội và các hệ thống chính trị dựa vào dân để phát động phong trào “Tồn dân chung sức xây dựng nơng thơn mới”. Đặc biệt, ngồi sự hỗ trợ của nhà nước, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải biết phát huy trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, huy động hợp lý các nguồn lực trong dân để xây dựng nơng thơn mới; mọi huy động đóng góp của dân phải được bàn bạc, cơng khai, dân chủ, đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện, khi nhân dân thấy được kết quả, lợi ích thiết thực, từ đó tăng thêm lịng tin, đồng lòng, đồng thuận, đồng hành của nhân dân trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Trong huy động nguồn lực, công khai minh bạch trong đầu tư, hỗ trợ, đóng góp của nhân dân. Tính tốn sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả, tiết kiệm nhất. Những vấn đề triển khai thực hiện ở cơ sở nhân dân phải được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra; bảo đảm dân chủ công khai về quy hoạch, thiết kế, dự tốn, các khoản đóng góp của nhân dân, để xây dựng cơng trình trong phạm vi thơn, làng và thanh quyết toán minh bạch để nhân dân biết. Thực hiện như vậy vừa bảo đảm nghiêm túc pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, vừa huy động được trí tuệ và đóng góp của nhân dân.

Huy động sức dân đi đôi với bồi dưỡng sức dân, phải đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để từ đó đề ra chủ trương, chính sách hợp lịng dân, để nhân dân tin tưởng, ủng hộ và hăng hái thực hiện. Mọi chủ trương, chính sách chỉ có thể thành cơng khi có sự đồng lịng của nhân dân với Đảng.

3.2.3. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, tích cực xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực tiễn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gương mẫu, có uy tín với nhân dân. Thực tiễn công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cho thấy: ở đâu khi hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt, quyết đoán trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo và phù hợp điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa bàn thì nơi đó tình hình có sự chuyển biến tốt và đạt kết quả cao theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; hiện thực hóa phương châm hành động của cả hệ thống chính trị và người dân, đó là phải đạt được "bốn chữ đồng": đồng lòng, đồng thuận, đồng hành và đồng tiến, thì dù việc gì khó khăn đến đâu cũng thực hiện được và thực hiện có kết quả.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải xác định và thể hiện "bốn rõ", đó là: Rõ về trách nhiệm của từng tổ chức; Rõ về nội dung, nhiệm vụ phải thực hiện của từng tổ chức; Rõ về phương thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện của tổ chức mình; Rõ về kết quả đạt được do tổ chức mình tạo ra. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, bổ khuyết các tồn tại trong xây dựng nông thôn mới. Đổi mới lề lối làm việc phong cách lãnh đạo, tác phong công tác năng động thiết thực, dân chủ, thiết thực hiệu quả, tránh hình thức, quan liêu, định kiến thiếu khách quan, đảng viên dám hy sinh, lấy hành động thực tế của mình để vận động quần chúng.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể nhân dân tham gia vào phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong đó Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ chọn Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân làm nịng cốt tham gia phong trào vận động hội viên tham gia vận động hội viên ủng hộ xây dựng nông thôn mới và hiến đất làm đường.

Đổi mới, kiện tồn hệ thống chính trị cấp xã, thơn đáp ứng yêu cầu xây dựng nơng thơn mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: " Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xuôi" [35, tr 371]. Đội ngũ cán bộ phải lựa chọn các đồng chí có tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, có năng lực trình độ chun mơn. Quan tâm bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ đủ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ, thực sự gương mẫu trước quần chúng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân nhất là trong việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời phân công các ban, ngành của huyện giúp đỡ xã thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới. Đối với trách nhiệm của chính quyền, nhất là đối với chính quyền cơ sở phải bảo đảm "bốn sâu sát", đó là: Sâu sát tình hình sản xuất và đời sống của nông dân; Sâu sát với thực tiễn địa bàn cơ sở; Sâu sát

với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; Sâu sát với tình hình diễn biến của thị trường nơng sản hàng hóa để thực hiện tốt cơng tác định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ tích cực nơng dân phát triển sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập của người nông dân. Từ đó người dân có điều kiện để tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng nơng thơn mới.

Cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải thực hiện nghiêm, đầy đủ "bốn phải", đó là: Phải ưu tiên tập trung dành thời gian, cơng sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; Phải gần gũi, tôn trọng, thấu hiểu, đối thoại, giải thích, giải đáp, giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra đối với nông dân trong quá trình sản xuất và đời sống; Bản thân và gia đình phải gương mẫu thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ nơi cư trú; Phải thống nhất giữa lời nói đúng và việc làm đúng để làm gương tốt, tạo sự lan tỏa nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.

Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, các nhân có thành tích trong cơng tác vận động quần chúng và những tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng nơng thôn mới.

3.2.4. Chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch

Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đóng vai trị then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí cịn lại. Quy hoạch nơng thơn mới là cách bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế-xã hội, môi trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn Nông thôn mới gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Để có mơ hình nơng thơn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cơng tác quy hoạch được đặt lên hàng đầu (nằm ở vị trí số 1 trong 19 tiêu

chí xây dựng nơng thơn mới). Nếu quy hoạch khơng có chất lượng, tính tổng thể và tầm nhìn, thì lộ trình đến đích nơng thơn mới là vơ cùng gian khó. Chính vì vậy, quy hoạch phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 84 - 114)