Về kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 54)

1.1.2.3 .Về văn hóa xã hội

2.2.3. Về kinh tế và tổ chức sản xuất

Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng nơng thơn mới góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong khi thực trạng sản xuất nơng nghiệp của huyện nhỏ lẻ, chưa có điển hình về sản xuất quy mơ lớn, chưa có cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, thu nhập từ nông nghiệp không ổn định và bền vững dẫn đến người dân khơng cịn mặn mà với sản xuất… Đây là vấn đề khó cần phải tập trung chỉ đạo và có hướng đi phù hợp. Căn cứ vào tình hình thực tế, Huyện ủy đã ban hành Chương trình số 05-CTr/HU ngày 07/4/2011 về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa, cơng nghệ cao, sinh thái bền vững giai đoạn 2011 – 2015 và Kế hoạch số 35-

KH/TW về Tổ chức thực hiện chương trình tập trung nâng cao chất lượng,

hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế thủ đô tăng trưởng nhanh, bền vững giai đoạn 2011-2015 để thúc đẩy kinh tế phát triển.

* Về Trồng trọt

Huyện đã chỉ đạo các xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất tập trung theo vùng dự án (diện tích 5 ha trở lên). Trong đó, chú trọng cơng tác tun truyền để nhân dân biết về chủ trương, hiệu quả của việc phát triển sản xuất tập trung, các vùng chuyên canh sản xuất theo quy hoạch và chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện cho các dự án chuyển đổi. Năm 2008, ngay sau khi Nghị quyết 26 được ban hành, Huyện đã cho triển khai thực hiện các chương trình, dự án có giá trị kinh tế cao như 10 dự án bưởi diễn 280 ha, dự án trồng rau an toàn, dự án hoa xã Tân Lập. Đến cuối năm 2014, toàn huyện chuyển đổi vùng sản xuất tập trung được trên 751 ha (hoa 231 ha, rau 146 ha, lúa - cá 18 ha, chuối 120 ha, đu đủ 110 ha, dong riềng và cây thuốc 126 ha). Diện tích cây ăn quả tồn huyện 251

hạ tầng (đường giao thông, hệ thống điện, kênh mương nội đồng) cho các dự án chuyển đổi được phê duyệt; Đồng thời, hỗ trợ xây dựng thí điểm các mơ hình, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao khoa học kỹ thuật như giống mới chất lượng cao vào sản xuất. Đã xuất hiện các mơ hình cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha/vụ, như vùng hoa ly ở xã Hạ Mỗ, Song Phượng; xây dựng được thương hiệu “Bưởi tôm vàng Đan Phượng” tại xã Thượng Mỗ, Rau an tồn Phương Đình, Thượng Mỗ được dán tem nhận diện sản phẩm rau an toàn khi tiêu thụ trên thị trường.

Tích cực chỉ đạo các xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất tập trung theo vùng dự án. Diện tích cây ăn quả tồn huyện 251 ha gồm bưởi, cam canh, nhãn muộn. UBND huyện đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, hệ thống điện, kênh mương nội đồng cho các dự án chuyển đổi được phê duyệt. Chỉ đạo, hướng dẫn mỗi xã lập 01 dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng có diện tích 5 ha tập trung trở lên.

Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni tính đến hết tháng 10/2014 đạt 727,837 ha. Trong đó: Diện tích chuyển đổi sang trồng rau an toàn là 113,34 ha; hoa là 308,107 ha; chuối là 100,7 ha; đu đủ là 81,24 ha; cam canh là 5 ha; dong riềng là 52,3 ha; măng điền trúc là 15 ha; sản xuất lúa - cá là 32,15 ha; chăn nuôi tập trung là 20 ha.

Tổng diện tích trồng cây ăn quả, trang trại và vườn trại, diện tích ni trồng thủy sản tồn huyện đạt 644 ha, trong đó: Diện tích trồng cây ăn quả là 229 ha; trang trại, vườn trại là 217 ha; đất thủy sản là 198 ha;

Các mơ hình sau khi chuyển đổi đã phát huy hiệu quả tích cực góp phần phát triển kinh tế của huyện. Mơ hình sản xuất hoa ly cho giá trị thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha cao hơn trồng lúa từ 6 - 7 lần. Mơ hình trồng đu đủ tăng 5 - 6 lần so với trồng lúa. Mơ hình sản xuất lúa - cá tăng 2 - 3 lần so với trồng lúa.

Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã; phát huy tốt vai trò của các cơ quan tham mưu, sự chủ động của cơ sở. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được thực hiện cơ bản theo quy hoạch, kế hoạch đề ra, bảo đảm đúng Nghị quyết của Huyện ủy, Kế hoạch của UBND huyện.

Diện tích trồng cây lương thực giảm dần nhưng chất lượng giống cây trồng ngày càng cao, các giống mới chất lượng được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, xác định được cơ cấu mùa vụ phù hợp, nhằm tránh được những bất lợi do thời tiết gây ra, tạo điều kiện cho phát triển vụ đông.

Tổ chức sản xuất đã có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi, như áp dụng các biện pháp canh tác, kỹ thuật dùng các loại thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật...

Đã xác định được một số cây trồng, vật ni có hiệu quả phù hợp với từng vùng sản xuất như cam canh, bưởi diễn, nhãn muộn, hoa, cây rau, lợn ngoại, chim trĩ, cá trắm cỏ…

Loại hình phát triển kinh tế vườn trại đạt hiệu quả kinh tế cao đã được điều chỉnh sang phát triển mơ hình vườn ruộng cho phù hợp với thực tiễn. Một số trang trại, vườn trại đã bước đầu chuyển sang mơ hình sản xuất đa dạng có hiệu quả cao hơn. Toàn huyện năm 2009 giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đã đạt 52 triệu đồng/ha/năm, năm 2012 giá trị nông nghiệp, thủy sản đạt 204 triệu đồng/ha/năm.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng tăng nhất là trong các vùng dự án, đường giao thông nội đồng, hệ thống tưới, tiêu cơ bản được kiên cố, hệ thống đường điện được phát triển nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất. Huyện đã tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật trực

nghiệp, các cơng trình thủy lợi. Đã tạo điều kiện cho các hộ dân sản xuất trên địa bàn huyện xây dựng 04 kho lạnh tại xã Hạ Mỗ để bảo quản sản phẩm hoa.

Kết quả phát triển trồng trọt, hình thành các vùng sản xuất tập trung: tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện. Tính đến hết năm 2014, diện tích chuyển đổi sản xuất, trồng cây có giá trị kinh tế trên tồn huyện là 914,9 ha; trong đó: sản xuất rau 499 ha ở các xã Đồng Tháp, Phương Đình, Thọ An, Trung Châu, Liên Hồng; trồng hoa 344 ha ở các xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung, Hạ Mỗ, Tân Hội, Tân Lập trong đó có diện tích trồng hoa ly chất lượng cao tập trung ở xã Hạ Mỗ đạt hơn 20 ha hàng năm cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha; sản xuất vườn ruộng, vườn trại, trồng chuối tiêu hồng, tây hồng 60,5 ha ở các xã Đan Phượng, Liên Hà, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An; sản xuất lúa cá 11,4 ha ở xã Tân Lập. Năm 2013 UBND huyện ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 14/3/2013 về xây dựng huyện nơng thơn mới trong đó cơng tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni ngồi các dự án do xã thực hiện, huyện còn tập trung chỉ đạo thực hiện 03 dự án trọng điểm: sản xuất 5 ha hoa cao cấp xã Song Phượng; sản xuất 5 ha cam canh, bưởi diễn xã Thượng Mỗ; sản xuất 10 ha rau an tồn xã Phương Đình và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng đã chuyển đổi trồng hoa 50 ha xã Hạ Mỗ nhằm tạo ra mơ hình chuẩn để nhân ra diện rộng.

Mặc dù những năm qua diện tích gieo trồng của huyện có xu hướng giảm dần do phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại song tổng sản lượng lương thực vẫn đạt ở mức cao, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như cây rau, hoa, cây ăn quả…. giá trị sản lượng ngành nông nghiệp, thủy sản năm 2008 là 172 tỷ đồng, năm 2009 là 168 tỷ đồng, năm 2010 là 265 tỷ đồng; năm 2011 là 277 tỷ đồng; năm 2012 là 281 tỷ đồng; năm 2013 là 282 tỷ đồng và năm 2014 đạt 287 tỷ đồng.

Sản xuất nơng nghiệp có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả quan trọng, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn ni và dịch vụ nông nghiệp tăng. Một số vùng sản xuất chuyên canh được hình thành và phát huy hiệu quả như các vùng trồng hoa chất lượng cao, vùng trồng rau an toàn, cây ăn quả, vùng sản xuất lúa chất lượng cao ….

Công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, quản lý, nhất là ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất hoa lan, hoa ly đã phát huy tác dụng rất tốt mở ra triển vọng cho phát triển diện tích trồng hoa lớn trên địa bàn huyện. Cùng với sự phát triển của sản xuất, một số hợp tác xã đã đổi mới phương thức hoạt động có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển trang trại, vườn trại, hợp tác xã và trong phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Đến cuối năm 2014, tồn huyện có 21 trang trại và 46 vườn trại, đã được tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi các loại cây, con có giá trị cao, đầu tư xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để các chủ trang trại, vườn trại tiêu thụ nơng sản. Nhìn chung các trang trại, vườn trại khá ổn định, làm ăn có hiệu quả.

Tình hình và kết quả việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn: Hàng năm huyện phối hợp với Sở Khoa học công nghệ Hà Nội triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng và triển khai các mơ hình sản xuất như: mơ hình hoa ly cao cấp, khoai tây xuân, nuôi chim trĩ…cho hiệu quả kinh tế cao. Đã tổ chức 35 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân với 3.041 lượt người tham dự.

Huyện đã tạo điều kiện cho công ty Sông Hồng quy hoạch, xây dựng khu sản xuất hoa chất lượng cao, diện tích 23 ha, hiện đang đầu tư sản xuất được 4 ha tại xã Thọ Xuân; Công ty Forda sản xuất lan hồ điệp cao công nghệ

UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và xã hội, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, UBND các xã phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề cho 4.252 nông dân.

* Về chăn nuôi - thú y

Chăn nuôi ổn định và phát triển, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng. Trong chăn nuôi đã chú trọng nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô sản xuất tập trung, giảm dần chăn ni tận dụng. Huyện tập trung khuyến khích thu hút đầu tư phát triển chăn ni như lợn siêu nạc, bị thịt BBB, bị Laisind, bị sữa...Trình độ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi ngày càng được chú trọng. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày càng cao và chiếm tỷ trong lớn trong ngành nơng nghiệp. Ngành chăn ni được khuyến khích đầu tư cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, vừa giảm giá thành, vừa đáp ứng nhu cầu lao động nông nghiệp ngày càng giảm do chuyển sang ngành khác cũng góp phần khơng nhỏ nâng cao thu nhập cho người dân.

Thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Phát hiện và khoanh vùng kịp thời ổ dịch bệnh, không để ổ dịch lây lan ra diện rộng;

Tích cực tổ chức thực hiện Thơng tư 14 (2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an tồn thực phẩm nơng, lâm, thủy sản trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác quản lý, tiến hành thống kê, kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Chăn nuôi tập trung được duy trì. Tổng số đàn lợn đến cuối năm 2014 có 78.230 con trong đó lợn con theo mẹ 26.548, sản lượng lợn hơi xuất chuồng là 17.850 tấn. Tổng đàn trâu, bò 2.020 con, bò sữa 250 con. Tổng đàn gia cầm 232.424 con. Diện tích ni trồng thuỷ sản 189 ha, sản lượng thủy sản đạt 500 tấn.

Kỹ thuật và tiến bộ khoa học được ứng dụng vào chăn nuôi nên năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng lên. Tồn huyện có tổng số 56 chiếc máy thái cỏ, 38 chiếc máy vắt sữa. Tổng số chuồng nuôi gia súc xa khu dân cư là 77 chuồng, tổng số gia súc được chăn nuôi xa khu dân cư: 25000 con, số chuồng ni có hệ thống làm mát là 77 chuồng phục vụ 25000 con, 77 chuồng chuồng ni có thiết bị xử lý môi trường và được sử dụng hệ thống cho ăn tự động và bán tự động. Mơ hình chăn ni theo phương pháp cơng nghiệp tiếp tục được duy trì, chăn ni nhỏ lẻ trong khu dân cư giảm. Việc bao tiêu cho sản phẩm chăn nuôi được chú trọng, huyện đã khánh thành và đưa vào sử dụng cơ sở chế biến thực phẩm Foodex công suất 3000 tấn/năm để tiêu thụ sản phẩm cho chăn nuôi.

Hàng năm tổ chức tốt việc thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm nhất là tiêm phòng bốn bệnh đỏ, lở mồm long móng cho lợn; tụ huyết trùng và lở mồm long móng đối với trâu bò; bệnh Niucasxon, THT, DVT, Gum, H5N1 cho đàn gia cầm. Thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc, phòng trừ dịch bệnh, cơng tác thanh kiểm tra, kiểm sốt các cơ sở giết mổ, vệ sinh thú y, sản phẩm động vật. Phát hiện, khoanh vùng, dập tắt các ổ dịch ngay từ khi mới phát sinh. Do vậy 5 năm qua khơng có dịch bệnh lớn xảy ra.

Kết quả tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Thực hiện Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND thành phố về việc bàn giao nguyên trạng tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác kỹ thuật chăn nuôi thú y, thú y viên thôn, kỹ thuật trồng trọt bảo vệ thực vật thuộc các xã, phường, thị trấn về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Huyện Đan Phượng đã tổ chức bàn giao 16 trưởng ban thú y đang hưởng phụ cấp theo Quyết định số 71/2009/QĐ-UBND ngày 19/5/2009, số thú y viên thôn là 124 người, số

nhân viên bảo vệ thực vật 16 người. Sau khi xem xét Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã hợp đồng lao động và thực hiện chế độ đối với nhân viên kỹ thuật chăn nuôi thú y xã là trưởng thú y: 05 người; nhân viên kỹ thuật bảo vệ thực vật: 04 người đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hiện nay, UBND các xã đang phối hợp với Phòng Kinh tế, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y giúp sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội lựa chọn tiếp những xã còn thiếu.

* Về tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Trong 6 năm (từ năm 2008 đến 2014), tiểu thủ công nhiệp-dịch vụ phát triển khá nhanh về số lượng, chất lượng, trình độ công nghệ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được cải thiện Các làng nghề, ngành nghề truyền thống được củng cố và phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm thường xuyên, góp phần ổn định đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách địa phương. Là huyện có truyền thống lâu đời và thế mạnh nổi trội về phát triển làng nghề, đến tháng 12/2014, tồn huyện có 72 làng có nghề, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 54)