Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 39 - 41)

1.1.2.3 .Về văn hóa xã hội

2.1.1. Bối cảnh lịch sử

Năm 2008, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn mang ý nghĩa sâu sắc. Từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp dần chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu ngành nghề đa dạng, cơng nghiệp, dịch vụ có sự phát triển vượt bậc, khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất nên năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng lên. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng được quan tâm, ngành nông nghiệp đã đạt những thành tựu quan trọng nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh lương thực quốc gia đảm bảo. Từ một nước thiếu ăn, nhập khẩu lương thực, nước ta đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu lương thực. Cùng với sự phát triển của kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được tăng cường, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm chăm lo. Nhân dân đồng thuận, đoàn kết thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhờ dân chủ ở cơ sở được phát huy. Hệ thống chính trị các cấp đặc biệt cấp cơ sở được củng cố, tăng cường, đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ được nâng cao đáp ứng yêu cầu cơng việc. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an tồn xã hội đảm bảo. Nông thôn ngày càng phát triển và thu hẹp dần khoảng cách với khu vực thành thị. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn những hạn chế nhất định đó là nền kinh tế sau một thời gian dài phát triển đang chững lại do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Trong

nước, sự phát triển giữa các ngành không đều và chưa ổn định. Tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được ứng dụng hiệu quả và trong nông nghiệp nên năng suất, chất lượng còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường kém. Nền sản xuất trong nông nghiệp quy mô nhỏ bé, chủ yếu là phân tán theo hộ gia đình và phụ thuộc nhiều điều kiện tự nhiên, khí hậu. Nơng nghiệp phát triển thiếu quy hoạch dẫn đến ồ ạt, nuôi trồng theo phong trào và "được mùa rớt giá". Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân còn thấp. Chênh lệch giàu nghèo mặc dù đã được thu hẹp song vẫn ở mức cao. Hoạt động cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp cơ sở ở nhiều nơi cịn hạn chế. Có lúc, có nơi, dân chủ chưa được phát huy nên chưa huy động được tối đa sức mạnh vật chất và trí tuệ của nhân dân.

Năm 2008, Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đơ Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1-8-

2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình được sáp nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người với 30 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã). Theo đó, Đan Phượng cũng là một huyện của tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Đây là thời cơ để huyện phát triển song cũng đặt ra khơng ít những thách thức. Đan Phượng sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn và tận dụng được lợi thế của thủ đô để phát triển cũng như xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, cũng cịn những khó khăn đó là sức cạnh tranh gay gắt, q trình đơ thị hóa sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội như thu hồi đất nông nghiệp, lao động việc làm, tệ nạn xã hội...

Những yếu tố trên có tác động khơng nhỏ đến q trình xây dựng nơng thơn mới của huyện và nó đặt ra yêu cầu cần phải tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức để tiến hành sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 39 - 41)