Chủ trương của Đảng bộ huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 41 - 47)

1.1.2.3 .Về văn hóa xã hội

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Đan Phượng

Huyện xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển nơng nghiệp nơng thơn theo hướng bền vững, phát triển sản xuất từng bước nâng cao đời sống nông dân; Công tác quy hoạch phải đi trước một bước; Xây dựng cơ bản phải được quản lý theo quy hoạch.

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Các Kết

luận, Thông báo của Trung ương về đề án “Chương trình xây dựng thí điểm

mơ hình nơng thơn mới trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Kết luận cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm chương

trình nơng thơn mới thành phố Hà Nội ngày 26/11/2009 tại Huyện ủy Đan Phượng; Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 15/1/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc chọn 3 xã (Song Phượng, huyện Đan Phượng; Đại Áng, huyện

Thanh Trì; Mai Đình, huyện Sóc Sơn) làm điểm xây dựng mơ hình nơng thơn mới; Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND thành

phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 20 về xây dựng nơng thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030, Huyện ủy Đan Phượng (khóa XXI) đã họp Hội nghị lần thứ 31 bàn về xây dựng nông thôn mới. Tại hội nghị, thực trạng nông thôn Đan Phượng được tập trung đánh giá và trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, quan điểm, giải pháp về xây dựng nông thôn mới của huyện đến năm 2020. Hội nghị đề ra mục tiêu đến năm 2020, tất cả các xã, thị trấn trong tồn huyện cơ bản đạt các tiêu chí nơng thơn mới.

Quan điểm của Ban chấp hành Đảng bộ trong Hội nghị lần thứ 31đó là: "Xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp quan trọng của quá trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Xây dựng nông thôn mới phải xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để ưu tiên tập trung nguồn lực của toàn xã hội" [ 39, tr 2].

Hội nghị đã nhất trí thơng qua Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 15/12/2009 về xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH huyện Đan Phượng đến năm 2020. Ngay sau đó, HĐND huyện ra Nghị quyết

số 133/2009/NQ-HĐND ngày 22/12/2009 về việc tăng cường chỉ đạo xây dựng mơ hình nơng thơn mới đến năm 2020. UBND huyện đã ban hành Kế

hoạch số 05/KH-UBND ngày 14/01/2010 về triển khai thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Xác định

xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện, tạo sự đồng thuận, thống nhất ý chí và hành động Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã triển khai quán triệt đến lãnh đạo chủ chốt các ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn và nhân dân trong huyện về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các chương trình, mục tiêu cần đạt được về xây dựng nơng thôn mới để cán bộ đảng viên và mọi người dân hiểu rõ nội dung xây dựng nông thôn mới, chủ động tự giác tham gia thực hiện; đồng thời để tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực của các cá nhân, tổ chức, tập thể và cộng đồng..

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII (năm 2010) tiếp tục xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới huyện là quyết tâm phấn đấu đến năm 2011 xã Song Phượng cơ bản đạt 19/19 tiêu chí và đến năm 2015 có 7/16 (chiếm 44%) số xã đạt 19/19 tiêu chí, các xã cịn lại đạt 60% tiêu chí trở lên; đến năm 2020, 100% số xã trong huyện Đan Phượng đạt 19/19 tiêu chí nơng thơn mới phù hợp với Bộ tiêu chí Quốc gia. Huyện ủy khóa XXII đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện và tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo. Đồng thời phân công các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các xã xây dựng nông thôn mới. Thường trực Huyện ủy thường xuyên giao ban với Ban chỉ đạo huyện và cho ý kiến giải quyết các vấn đề khó khăn

vướng mắc khi triển khai đề án xây dựng nông thôn mới xã điểm; Ban chỉ đạo huyện phân công nhiệm vụ các thành viên chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Để cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới đồng thời chú trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng nông thôn mới, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/HU ngày 22/2/2011 về việc tăng cường lãnh đạo xây dựng, chỉnh trang hạ tầng thôn, phố xanh sạch đẹp trong thời kỳ CNH-HĐH; Chỉ đạo UBND huyện ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND

ngày 04/5/2011 để thực hiện. Tháng 7/2011, sau khi sơ kết Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành kế hoạch số 19-KH/HU ngày 04/7/2011 triển khai thực

hiện Chương trình xây dựng, chỉnh trang thơn, phố xanh sạch đẹp trong thời kỳ CNH-HĐH giai đoạn 2011-2015.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, tháng 9/2011 Ban Thường vụ Huyện ủy đã ra quyết định kiện tồn Ban chỉ đạo Chương trình “Phát triển nơng nghiệp, xây dựng nơng thơn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân”, trên cơ sở hợp nhất chỉ đạo chung cả 3 lĩnh vực: nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban; Đồng thời thành lập các Tiểu ban: Chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở huyện; Tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới và xây dựng thôn phố xanh – sạch – đẹp huyện; Chỉ đạo về lĩnh vực kinh tế từng bước nâng cao đời sống nông dân; Chỉ đạo về lĩnh vực xây dựng cơ bản, nội chính huyện giai đoạn 2011-2015; Tổ cơng tác giúp việc BCĐ để giúp BCĐ thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thực hiện Kết luận số 117-TB/BCĐ ngày 08/8/2011 của Ban Chỉ đạo Chương trình Xây dựng nơng thơn mới thành phố Hà Nội năm 2011, Ban Chỉ đạo huyện đã chỉ đạo thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã;

Thành lập các Tiểu ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các thôn, cụm dân cư; Thành lập Ban giám sát xây dựng xã để kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện từng dự án của các thơn, xóm .

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 8/6/2011 và Kế hoạch số 18- KH/TU ngày 18/8/2011 về Tổ chức lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng

nông thôn mới”; Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của các cấp, các

ngành và nhân dân trong huyện; Tập trung chỉ đạo thực hiện theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, phát huy nội lực của cộng đồng, dân chủ bàn bạc thống nhất quyết định và tổ chức thực hiện, Ban Chỉ đạo huyện đã xây dựng kế hoạch số 06/KH-BCĐ ngày 06/10/2011 tham mưu cho Huyện ủy – HĐND – UBND – UB MTTQ huyện tổ chức lễ phát động “Tồn dân chung sức xây dựng nơng thơn mới” vào ngày 10/10/2011, với sự tham gia của 800 đại biểu, thành phần gồm: Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ huyện, Ban chỉ đạo huyện; Trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện; Đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương của thành phố đóng trên địa bàn huyện; Lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn; Bí thư Đảng ủy, Cấp ủy làm công tác thường trực Đảng, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UB MTTQ, trưởng các đồn thể, Bí thư chi bộ, trưởng cụm dân cư, trưởng Ban công tác mặt trận của 15 xã xây dựng nông thôn mới và thị trấn; 200 quần chúng tham dự lễ phát động đại diện cho các hội đoàn thể gồm: Hội viên hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên và các cháu học sinh. Tại lễ phát động UB MMTTQ, các đoàn thể huyện và 15 xã đã ký giao ước đăng ký thi đua xây dựng nông thôn mới. Tại buổi lễ, có 21 doanh nghiệp tham gia ủng hộ số tiền là 1 tỷ 223 triệu đồng và 20.000 viên gạch cho chương trình xây dựng nơng thơn mới của huyện.

Thực hiện Chương trình số 02-Ctr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội, Ban Chỉ đạo huyện đã tham mưu cho Huyện ủy xây dựng và triển khai Chương trình số 12-CTr/HU ngày 12/10/2011 Phát triển nơng nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015.

Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Trung ương, thành phố về xây dựng nông thôn mới, huyện Đan Phượng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết, là cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển nông thôn một cách khoa học, đồng bộ, nhằm phát triển bền vững để thay đổi căn bản tư duy cũ (phát triển nông thôn theo hướng xã nào biết xã ấy, ngành nào biết ngành ấy với các dự án, chương trình nhỏ lẻ, giải quyết nhu cầu trước mắt thiếu tính hệ thống, thiếu đồng bộ). Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của tồn dân, thực sự muốn thành công phải phát huy được dân chủ, đề cao trách nhiệm của mỗi người dân. Trong đó, Đảng giữ vai trị lãnh đạo, chính quyền điều hành, cư dân nông thôn là chủ thể thực hiện và chính họ là người được hưởng thụ. Với nhận thức nêu trên, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Đan Phượng đã ban hành 101 văn bản chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới (trong đó Huyện ủy ban hành 02 Nghị quyết, 02 Chương trình, 02 Kế hoạch, 11 Quyết định, 18 kết luận và thông báo kết luận; HĐND huyện ban hành 04 Nghị quyết, UBND huyện ban hành 03 Kế hoạch, 65 Quyết định) để cụ thể hóa các chủ trương chính sách của trung ương, của thành phố về nông nghiệp, nông dân nông thôn. Các văn bản chỉ đạo của huyện đều được triển khai đến tận các thôn, cụm dân cư để nhân dân bàn, thống nhất và tổ chức thực hiện.

Ban chỉ đạo huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện thơng qua nhiều hình thức phong phú như: tuyên truyền, quán triệt qua các hội nghị triển

khai, sinh hoạt của các hội đoàn thể, qua các phương tiện thông tin đại chúng... Do đó Chương trình xây dựng nơng thơn mới đã được triển khai đều khắp trên địa bàn huyện. Các văn bản chỉ đạo đều được gửi đến cán bộ, nhân dân trong huyện.

Có thể nói, trong những năm qua, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng đã được các cấp ủy đảng quan tâm sâu sắc, chỉ đạo quyết liệt. Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, tuyên truyền vận động của MTTQ, các đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân, nông thôn huyện Đan Phượng đang từng ngày "thay da, đổi thịt", đạt được những kết quả quan trọng.

2.2. Quá trình Đảng bộ huyện Đan Phƣợng chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới

Từ khi triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới tuy có nhiều khó khăn phức tạp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Song được sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ và trực tiếp là Ban chỉ đạo Chương trình 02 của huyện, sự cố gắng nỗ lực cuả Đảng bộ, chính quyền, UB MTTQ, các đồn thể và sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân trong huyện, Đan Phượng đã giành được nhiều kết quả đáng khích lệ. Kinh tế duy trì tiến độ tăng trưởng khá trên 10%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp. Hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp, bộ mặt nông thôn và trung tâm thị trấn, từng ngày thay đổi khang trang, sạch đẹp. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên, có nhiều mặt vững chắc.

Tính đến ngày 31/12/2014, số xã đạt chuẩn nơng thơn mới trên địa bàn huyện là 13/15 xã, đạt 86,67% . Số xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới là 2/15 chiến 13,3% là xã Thọ Xuân và Hồng Hà trong đó xã Thọ Xuân đạt 16 tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện đan phượng (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)