Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm dây điện ovan mềm tại công ty cổ phần điện nước lắp máy hải phòng (Trang 30)

3.2.1.2 .Tổ chức bộ máy quản lý

3.2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Cơng ty hiện nay bao gồm: sản xuất cáp điện, kinh doanh điện, xây dựng và xây lắp.

Về mảng sản xuất cáp điện:

Công ty chủ yếu sản xuất cáp điện hạ thế, cáp điện kế, cáp vặn xoắn, cáp tổng pha chôn ngầm, cáp trung thế đến 24 kV và các phụ kiện đi kèm với cáp điện. Các sản phẩm chủ yếu là Dây Duplex cách điện, dây điện Ovan mềm, dây điện đơn mềm, dây điện bọc nhựa, dây nhôm trần xoắn, dây đồng trần xoắn.

Về mảng kinh doanh điện:

Công ty là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vào quản lý vận hành và kinh doanh lưới điện hạ thế nông thôn, đây là lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả cao trong cả lĩnh vực kinh tế và xã hội. Hệ thống quản lý điện năng của Công ty được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO – 9001: 2000. Sản lượng kinh điện hàng năm của Công ty liên tục tăng từ 15% - 20%. Công ty quản lý và vận hành 200km đường dây 0,4kv và 120 km đường dây 0,23 kv, cấp điện cho hơn 30 ngàn hộ dân thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ năm 1995 đến nay, Công ty đã đầu tư gần 30 tỷ đồng cải tạo, phát triển và kinh doanh hệ thống lưới điện của 11 xã thuộc huyện An Dương và huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phịng.

Về mảng xây lắp: Cơng ty thực hiện xây lắp các cơng trình cơng nghiệp, dân

dụng và xây lắp điện bao gồm xây lắp trạm điện cho các công ty điện lực và các đơn vị khác.

3.2.1.4. Tổ chức cơng tác kế tốn tại công ty

Tổ chức bộ máy kế toán

(Sơ đồ bộ máy kế toán – Phụ lục 2)

Bộ máy kế tốn của cơng ty bao gồm 5 nhân viên

- Kế toán trưởng: giúp Ban Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ

công tác kế tài chính của cơng ty. Có nhiệm vụ ký duyệt các kế hoạch tài chính quyết tốn hàng tháng, quý, năm và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về số liệu có liên quan. Đồng thời phải kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp số liệu từ các kế toán cung cấp.

- Kế toán tổng hợp: theo dõi hạch toán các khoản nợ phải trả, các khoản thanh

tốn trong ngồi đơn vị. Tập hợp chi phí, doanh thu, xác định KQKD, ghi Sổ cái, lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo KQKD và các báo cáo khác.

- Kế toán vốn bằng tiền và tiền lương:

+ Phản ánh các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi và theo dõi các khoản tiền đang chuyển, kiểm tra đối chiếu thường xuyên với Thủ quỹ giám sát chặt chẽ các khoản vốn bằng tiền

+ Ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình biến động về lao động, kết quả lao động. Tính tốn kịp thời, đúng chính sách, chế độ tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Làm thủ tục thanh toán lương cho người lao động đúng kỳ

- Kế toán kho: theo dõi phản ánh chính xác tình hình nhập-xuất-tồn kho của

thành phẩm, ngun vật liệu, công cụ dụng cụ cả về mặt số lượng và giá trị

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ chi tiền mặt khi có quyết định của lãnh đạo và thu tiền

của các đơn vị. Theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình tăng, giảm và số tiền tồn tại quỹ. Cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác cho Kế tốn trưởng để làm cơ sở cho việc kiểm soát., điều chỉnh vốn bằng tiền nhằm đưa ra những quyết định thích hợp cho hoạt động SXKD và quản lý tài chính của cơng ty. ➢ Chính sách kế tốn tại cơng ty đang áp dụng

- Chế độ kế tốn áp dụng: cơng ty thực hiện cơng tác kế tốn theo Chế độ kế

toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Hình thức kế tốn .

+ Hình thức kế tốn áp dụng: Nhật ký chứng từ

+ Niên độ kế toán theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm)

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ

+ Nguyên tắc quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng

+ Nguyên tắc ghi nhận HTK: theo nguyên tắc giá gốc

+ Phương pháp tính giá trị HTK: bình qn sau mỗi lần nhập + Phương pháp hạch toán HTK: kê khai thường xuyên

+ Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ thuế GTGT + Thuế TNDN: thuế suất 25% tính trên tổng thu nhập chịu thuế

3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế tốn chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xuất trong doanh nghiệp

3.2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong

Đây là những nhân tố chủ quan, thuộc nội tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm sốt được. Thuộc nhóm nhân tố vi mơ bao gồm:

Trình độ của các kế tốn viên: Nếu doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ kế

tốn với trình độ chun mơn cao, nhiệt tình trong cơng việc là một điều kiện tiền đề để bộ máy kế tốn hoạt động có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, phù hợp với các chế độ, chính sách về kế tốn do nhà nước ban hành. Từ đó khơng ngừng hồn thiện cơng tác kế tốn CPSX trong doanh nghiệp.

Các quy định, các chế độ kế toán : Doanh nghiệp áp dụng trong niên độ kế

toán nếu đảm bảo sự phù hợp về quy mô hoạt động, phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ kế tốn viên trong doanh nghiệp sẽ là cơ sở để bộ máy kế toán và phần hành kế tốn CPSX hồn thành tốt công việc.

Khoa học công nghệ: Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao, các phần mềm

kế toán hiện đại sẽ giúp cơng tác kế tốn hạn chế tối đa những sai sót trong hạch tốn kế tốn. Do đó, mặc dù cơng tác KTCP trong doanh nghiệp sản xuất rất phức tạp trong khâu tập hợp và phân bổ chi phí, nhưng các kế tốn viên vẫn hạch toán các CPSX một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.

3.2.2.2. Các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi

Nhân tố mơi trường bên ngồi thường mang tính chất khách quan, bắt buộc, doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được và nó có ảnh hưởng rộng rãi đến tất cả các doanh nghiệp nói chung trong từng lĩnh vực ngành kinh tế cụ thể. Thuộc nhóm các nhân tố vĩ mơ ảnh hưởng đến kế tốn CPSX trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm:

Nhân tố nhà nước:

Bao gồm một hệ thống pháp luật về kế toán được ban hành như: chế độ kế toán; chuẩn mực kế toán; luật kế toán…Đây là một hành lang pháp lý rất quan trọng và tác động trực tiếp đến q trình tổ chức cơng tác kế tốn nói chung và kế tốn CPSX nói riêng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt thường xuyên, liê tục các quy định, các thông tư của nhà nước ban hành để có những điều chỉnh kịp thời, tránh những sai sót khơng đáng có.

Nhân tố ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Trong môi trường cạnh tranh rất khốc liệt của nền kinh tế hàng hóa. Các doanh nghiệp muốn có được ưu thế trên thị trường phải không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí, từng bước hồn thiện cơng tác kế tốn chi phí trong doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mơ rất khó kiểm sốt, địi hỏi đứng trước những thay đổi của các nhân tố này, các doanh nghiệp sản xuất cần phải có những nhận thức đúng đắn về những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải để có những biện pháp điều chỉnh.

3.3. Thực trạng kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm dây điện Ovan mềm tại công ty cổ phần điện nước lắp máy Hải Phịng

3.3.1. Quy trình sản xuất dây điện tại cơng ty

- Bước 1: Kéo rút

Từ nguyên vật liệu đầu vào đã được tuyển chọn (dây đồng, dây nhơm…) đường kính 3mm sắp xếp và luồn dây qua các khuôn rút cho phù hợp với tiêu chuẩn của từng loại dây để sản xuất các loại dây, cáp điện theo yêu cầu.

- Bước 2: Tạo lõi - Bện xoắn

Sau quá trình tuyển chọn nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn (dây đồng, dây nhôm, cáp bọc đơn pha…) phù hợp với từng loại sản phẩm, chuẩn bị gá lắp, luồn dây qua các đầu bện, luồn dây qua các Puly, cánh cung, các tay bám, lắp dây vào lô thu trên máy thu, chỉnh côn, phanh, Bobin cho các dây có độ căng bằng nhau, kiểm tra báo mát trong, mát ngồi, các chốt lơ, phanh an toàn và vận hành máy.

- Bước 3: Bọc

Sản phẩm đã được tạo lõi, bện xoắn sau khi kiểm tra đúng chủng loại, phù hợp với tiêu chuẩn được gá lên phần nhả dây, chọn khuôn bọc theo đúng yêu cầu, chọn nhựa (PVC hoặc XLPE) theo yêu cầu của từng loại sản phẩm, kiểm tra nhiệt độ cho phù hợp với từng loại nhựa, chọn lô thu cho phù hợp, kiểm tra máy in chữ và vận hành máy.

- Bước 4: Đóng gói

Kiểm tra sản phẩm khi máy bọc chạy hàng loạt, kiểm tra thông mạch, lớp cách điện, điện trở cách điện, trọng lượng, đường kính dây, ngoại quan sản phẩm. Khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn, đóng gói, dán tem đã kiểm tra trên sản phẩm, đưa kho lưu hành sản phẩm.

Tại phân xưởng sản xuất dây cáp điện có hai tổ sản xuất là tổ Bện - rút và tổ Bọc. NVL xuất kho đưa tới tổ Bện – rút, tổ này sẽ kéo rút, tạo lõi bện xoắn và chuyển sang tổ Bọc để bọc mà khơng nhập qua kho bán thành phẩm.

(Quy trình sản xuất dây cáp điên – Phụ lục 3)

3.3.2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất sản phẩm dây điện Ovan mềm tại công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phịng cơng ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng

Đối tượng kinh doanh của công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng khá đa dạng: sản phẩm dây, cáp điện, xây lắp, bất động sản, dịch vụ du lịch… Trong luận văn này, em chỉ đề cập tới CPSX dây điện, cụ thể là CPSX dây điện Ovan mềm. CPSX dây điện của cơng ty được phân loại theo mục đích và cơng dụng của chi phí, bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Chi phí nguyên vật liệu chính: là các chi phí về những NVLTT cấu thành thực thể sản phẩm trong công ty, bao gồm dây nhôm, dây đồng, lõi thép, hạt nhựa PVC, nhựa XLPE… Tùy thuộc vào việc sản xuất mỗi loại dây điện mà sử dụng các NVL với kích thước và số lượng khác nhau.

+ Chi phí vật liệu phụ: là các chi phí về các loại vật liệu như gỗ, sắt, Bulong, hạt nhựa bán dẫn, răng đồng, sợi bộn…

Chi phí nhân cơng trực tiếp:

Bao gồm tiền lương chính, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, các khoản phụ cấp, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất. ➢ Chi phí sản xuất chung:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phải trả cho nhân viên q uản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất.

+ Chi phí vật liệu: là các chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận. + Chi phí cơng cụ, dụng cụ: chi phí về cơng cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm các chi phí khấu hao các loại máy phục vụ cho phân xưởng sản xuất.

+ Chi phí dịch vụ mua ngồi: gồm chi phí điện nước, điện thoại, chi phi độc hại…

+ Chi phí bằng tiền khác: các chi phí bằng tiền ngồi các chi phí kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi phí tiếp khách sửa chữa TSCĐ, chi phí hành chính phục vụ xí nghiệp.

3.3.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất dây điện

Công ty Cổ phần điện nước lắp máy Hải phịng có bốn quy trình cơng ngh ệ sản xuất dây cáp điện, trên một dây chuyền chỉ sản xuất một loại dây điện nhất định theo kế hoạch sản xuất. Ngồi ra cịn sử dụng một số máy móc, thiết bị vận tải dùng chung cho tồn phân xưởng. Vì vậy, để tính chính xác giá thành sản phẩm, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng loại dây điện. Trong tháng 01 năm 2011, công ty đã sản xuất bốn loại dây điện gồm:

• Dây Duplex cách điện – Ký hiệu Dup • Dây điện Ovan mềm – Ký hiệu Ova • Dây điện đơn mềm – Ký hiệu DM • Dây điện bọc nhựa – Ký hiệu BN

Phương pháp hạch toán CPSX dây điện ở cơng ty là phương pháp hạch tốn CPSX theo công việc: CPSX liên quan trực tiếp đến dây điện này thì tập hợp chi phí cho dây điện đó, cịn phần chi phí phát sinh chung phục vụ cho việc sản xuất dây điện trong công ty được tập hợp và cuối tháng phân bổ theo tiêu thức lựa chọn.

3.3.4. Kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm dây điện Ovan mềm

3.3.4.1. Kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp

Chứng từ sử dụng

Để đáp ứng nhu cầu NVL một cách kịp thời cho sản xuất, công ty tổ chức kho NVL chịu trách nhiệm quản lý tất cả NVL của công ty. Căn cứ theo kế hoạch sản xuất, công ty xuất kho hoặc đưa ngay các nguyên liệu, vật liệu vào s ản xuất sản phẩm. Do đó kế tốn chi phí NVLTT hạch tốn căn cứ vào chứng từ xuất kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng, chứng từ phân bổ NVL cho từng sản phẩm.

Tài khoản sử dụng

Kế tốn chi phí NVLTT sử dụng TK 621 – “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Chi phí NVLTT sản xuất dây điện Ovan mềm được hạch toán vào TK 621Ova.

Ngồi ra, kế tốn chi phí NVLTT cịn sử dụng tài khoản 152 – “Nguyên liệu, vật liệu”, chi tiết như sau: TK 1521 – “Nguyên vật liệu chính”, TK 1522 – “Nguyên vật liệu phụ”, TK 1523 – “Nhiên liệu”, TK 1527 – “Phế liệu”.

Trình tự hạch tốn

Trước khi tiến hành sản xuất, phòng kỹ thuật ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đồng thời phòng sản xuất kinh doanh lên kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho từng loại dây được sản xuất, cán bộ sản xuất sẽ lập một phiếu xin lĩnh vật tư, trên phiếu ghi rõ danh mục vật tư cần dùng cụ thể theo số lượng.

Cán bộ vật tư sẽ lên phòng sản xuất kinh doanh xin xác nhận để xuất kho NVL. Phịng sản xuất kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lý của phiếu xin lĩnh vật tư về số lượng, chủng loại và ký xác nhận cho phép xuất kho. Thủ kho căn cứ phiếu xác

nhận xin lĩnh vật tư lập phiếu xuất kho gồm 3 liên. Một liên lưu ở bộ phận vật tư, 2 liên cán bộ vật tư của phân xưởng giữ, trong đó một liên làm căn cứ nhận NVL sau đó sẽ được lưu lại tại bộ phận thống kê, 1 liên thủ kho dùng làm căn cứ ghi thẻ kho rồi chuyển cho phịng kế tốn.(Phiếu xuất kho – Phụ lục 5)

Định kỳ 3 hoặc 5 ngày phịng kế tốn cơng ty nhận được chứng từ nhập, xuất kho và các chứng từ liên quan do thủ kho gửi lên, kế toán sẽ căn cứ những chứng từ hợp lý hợp lệ để tiến hành định khoản và ghi sổ. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu trên sổ với thẻ kho, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho để hạch tốn và kiểm tra sự chính xác của việc nhập - xuất - tồn kho.

Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho bình quân theo mỗi lần nhập.Phương pháp này tuy tăng khả năng cập nhật thông tin phục vụ báo cáo kế toán quản trị, nhưng sau mỗi lần nhập phải tính lại đơn giá khiến khối

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm dây điện ovan mềm tại công ty cổ phần điện nước lắp máy hải phòng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)