3.2.1.2 .Tổ chức bộ máy quản lý
4.3. Các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện kế tốn chi phí sản xuất dây điện Ovan
4.3.3.3. Áp dụng hình thức phân bổ nhiều lần với những cơng cụ dụng cụ có giá trị
lớn, thời gian sử dụng dài
Hiện nay, khi xuất dùng CCDC sử dụng cho phân xưởng sản xuất dây cáp điện, cơng ty chỉ phân bổ một lần các CCDC có giá trị lớn vào CPSXC trong kỳ mà không phân bổ cho từng kỳ. Điều này dẫn đến sự biến động lớn về CPSXC giữa các kỳ sản xuất. Việc ghi nhận chi phí khơng phù hợp với doanh thu, ảnh hưởng tới sự ổn định của giá thành sản phẩm. Ngồi ra, việc hạch tốn như trên cũng tạo ra sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, bảo quản sử dụng CCDC. Những CCDC đã được phân bổ hết giá trị vào một kỳ nên kế tốn thường khơng quan tâm tới việc tiến hành thu hồi mặc dù các CCDC đó vẫn cịn giá trị, gây ra sự lãng phí, thất thốt cho cơng ty.
Vì vậy, để đảm bảo cả về quy định hiện hành cũng như công tác quản lý, bảo dưỡng, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm CCDC, em xin kiến nghị công ty nên tiến hành phân bổ CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài cho nhiều kỳ sản xuất khi xuất dùng CCDC sử dụng tại phân xưởng sản xuất. Số lần phân bổ tùy thuộc vào giá trị, mục đích, thời gian sử dụng của CCDC.
Những CCDC có giá trị lớn như máy nén hơi cho lò ủ đồng, hệ thống cân điện tử…thời gian sử dụng dài, khi xuất dùng cho phân xưởng sản xuất dây cáp điện nên hạch toán vào bên Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (CCDC có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dưới một năm) hoặc bên Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (CCDC có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị lớn) theo tổng giá trị CCDC xuất dùng.
Khi đó, trên bảng kê số 4 phải thêm cột TK 142, TK 242 để phản ánh số phát sinh có của hai TK này. Trên bảng kê số 6 cũng phải phản ánh khoản phân bổ CCDC có giá trị lớn này.