Ếch cây ki-ô Rhacophorus kio Ohler & Delorme,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 44)

Mẫu vật nghiên cứu: Mẫu con cái trưởng thành VFU KHA.02, KHA.14, KHA.37, KHA.68 và 5 mẫu con đực trưởng thành VFU KHA.16, KHA.05, KHA.29, KHA.67 thu vào tháng 7/2013 và tháng 4/2014, ở độ cao 412–573 m.

Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô tả của Ohler & Delorme (2006).

Mẫu mô tả đại diện: VFU KHA.02, VFU KHA.14, VFU KHA.67.

SVL trung bình 87,8–89,1 mm ở con cái và SVL65,5–78,2 mm ở con đực; đầu dài hơn rộng (HL 21,8-30,2 mm, HW 19,9-29,7 mm); mõm hơi nhọn, nhơ về phía trước so với hàm dưới, gờ mõm tù; lỗ mũi gần với mút mõm hơn so với mắt (SNL 4,1-4,6 mm, NEL 5,4-6,7mm); khoảng gian mũi nhỏ hơn khoảng gian mắt và

lớn hơn chiều rộng mí mắt trên (IND 4,9-6,7 mm, IOD 7,2-7,6 mm, UEW 3,0-3,9 mm); màng nhĩ rất rõ, đường kính màng nhĩ bằng 2/3 chiều rộng mắt (TD 5,1-5,3 mm, ED 8,2-9,3 mm), gờ da trên màng nhĩ rõ; răng lá mía xếp thành 2 hàng hình chữ V không chạm nhau, gần chạm bờ trước lỗ mũi trong; lưỡi xẻ thùy ở phía sau.

Tương quan chiều dài các ngón tay: I<II<IV<III; giữa các ngón tay có màng bơi hồn tồn; tương quan chiều dài ngón chân: I<II<III<V<IV, giữa các ngón chân có màng bơi hồn tồn, màng bơi giữa các ngón II, III< IV, V cũng có vết đen. Có củ bàn trong, khơng có củ bàn ngồi.

Da trên lưng nhẵn, da bụng và hai bên thân sần sùi, phần da ở lỗ huyệt hình chữ M.

Màu sắc mẫu sống: Mặt trên lưng và đầu màu xanh lá cây, bụng vàng; có đốm đen ở 2 bên nách; mặt trên của màng tay và chân đều có màu đen; mơi màu vàng. Phân bố:

Ở khu vực nghiên cứu: Mẫu vật được thu ở trên nương ngô ở khu vực Thẩm Mu (xã Ân Tình) và thơn Bản Kẹ (xã Kim Hỷ).

Việt Nam: Lào Cai, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La, Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai (Nguyen et al. 2009, Luu et al. 2014). Đây là lần đầu tiên ghi nhận loài này ở tỉnh Bắc Kạn.

Thế giới: Miền Đông Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia (Nguyen et al. 2009, Frost 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 44)