Ếch cây đốm xanh Rhacophorus viridimaculatus Ostroshabov, Orlov &

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 44 - 46)

Nguyen, 2013

Mẫu vật nghiên cứu: 2 mẫu con cái trưởng thành VFU KHA.40, VFU KHA.43 thu vào tháng 7/2013, và 1 mẫu con đực trưởng thành VFU KHA.77 thu vào tháng 4/2014 ở độ cao 258–629 m so với mực nước biển.

Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mơ tả của Ostroshabov et al. (2013).

SVL 39,1–39,3 mm ở con cái, SVL 33,9 mm ở con đực, đầu dài hơn rộng (HL 13,3–14,3 mm, HW 12,8–13,1 mm); mõm tròn, nhỏ, lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 1,9-2,4 mm, NEL 3,4-3,9 mm); khoảng cách gian mũi nhỏ hơn gian mắt và lớn hơn chiều rộng mí mắt trên (IND 2,9-3,4 mm, IOD 3,9-4,2 mm, UEW 2,6-3,5 mm); màng nhĩ nhỏ và trịn, có đường kính nhỏ hơn đường kính mắt (TD 2,3-2,5 mm), gờ da trên màng nhĩ rõ; lưỡi xẻ thùy phía sau. Con đực có túi kêu bên ngồi.

Tương quan chiều dài các ngón tay: I<II<IV<III, giữa các ngón tay 3/4 có màng bơi; tương quan chiều dài các ngón chân: I<II<III<V<IV, giữa các ngón chân có màng bơi hồn tồn; có củ bàn trong, khi gập dọc thân khớp cổ bàn đạt đến mút mõm.

Da: da trên lưng nhẵn; da bụng hơi sần.

Màu sắc mẫu sống: Lưng màu nâu với những đốm sáng nhỏ, có vệt đen kéo dài trên hai mắt; trên đầu có nhiều nốt chấm đen, dưới mi mắt có nhiều đốm trắng, 2 bên thân có màu xám; bẹn có nhiều điểm trắng nhỏ, tay và chân màu nâu, có các sọc ngang màu nâu sẫm hoặc xám; bụng màu trắng vàng với nhiều đốm đen; phần dưới lỗ huyệt nhọn.

Phân bố:

Ở khu vực nghiên cứu: Mẫu vật được thu thập trên cây ở khu vực núi đá gần Hang Minh Tinh, xã Kim Hỷ, Thác Huổi Cải, xã Côn Minh.

Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang (Ostroshabov et al. 2013). Đây là lồi mới được mơ tả dựa trên bộ mẫu chuẩn thu ở miền Bắc Việt Nam. Ghi nhận của chúng tơi đã mở rộng phân bố của lồi này đến tỉnh Bắc Kạn.

Thế giới: Đây là loài mới chỉ được biết đến ở Việt Nam.

4.1.2. Thành phần lồi bị sát

Qua phân tích và định loại mẫu vật, chúng tơi ghi nhận có 27 lồi bị sát ở KBTTN Kim Hỷ. Mơ tả từng lồi được trình bày dưới đây theo hệ thống phân loại của Nguyen et al. (2009) và Uetz and Hošek (2014). Đặc biệt có 6 lồi lần đầu tiên được ghi nhận ở tỉnh Bắc Kạn.

Họ Nhông Agamidae

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 44 - 46)