KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 78 - 80)

1. Kết luận

- Đã ghi nhận ở KBTTN Kim Hỷ có 23 lồi ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ và 27 lồi bị sát thuộc 8 họ, 2 bộ. Nghiên cứu này đã ghi nhận bổ sung 8 loài ếch nhái và 6 lồi bị sát cho tỉnh Bắc Kạn.

- Trong số 23 lồi ếch nhái ghi nhận được có 1 lồi ghi trong SĐVN (2007), có 1 loài ghi trong Danh lục IUCN (2014); trong số 27 lồi bị sát ghi nhận có 5 lồi ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và có 1 lồi ghi trong Danh lục IUCN (2014) và 4 loài trong NĐ32/NĐ-CP/2006. Có 2 lồi ếch nhái là đặc hữu của Việt Nam.

- Thành phần loài ếch nhái KBTTN Kim Hỷ đa dạng hơn so với VQG Cát Bà, tương đương với KBTTN Du Già, nhưng kém hơn so với VQG Ba Bể, VQG Phong Nha–Kẻ Bàng và KBTTN Tây Côn Lĩnh. Thành phần lồi bị sát KBTTN Kim hỷ đa dạng hơn so với KBTTN Tây Côn Lĩnh và Du Già, nhưng lại không đa dạng bằng VQG Ba Bể, VQG Cát Bà, VQG Phong Nha–Kẻ Bàng.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến khu hệ bò sát, ếch nhái gồm:

+ Mất và suy thoái sinh cảnh sống: hoạt động khai thác khoáng sản (khai thác vàng) diễn ra khá nhiều ở đây từ đó làm mất sinh cảnh sống của nhiều loài.

Khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ: Việc người dân khai thác gỗ, củi và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ về sử dụng hoặc mua bán gây ảnh hưởng trực tiếp lên tài nguyên khu vực.

+ Săn bắt quá quá mức: sự tác động trực tiếp của người dân địa phương lên quần thể ếch nhái và bò sát là việc săn bắt quá mức để về làm thực phẩm, hoặc mua bán gây ra việc giảm số lượng các lồi bị sát ếch nhái trong khu bảo tồn.

2. Kiến nghị

- Cần ưu tiên bảo vệ các lồi bị sát và ếch nhái bị đe dọa ghi trong NĐ32/2006/NĐ-CP, Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2014).

- Tăng cường bảo vệ rừng, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác khoáng sản, quy hoạch khoanh vùng các khu được phép khai thác vàng hợp lý.

- Giám sát chặt chẽ các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp các lồi bị sát, ếch nhái.

- Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng một cách bền vững, giảm thiểu tác động lên sinh cảnh sống của khu hệ bò sát, ếch nhái tại KBTTN Kim Hỷ.

- Nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng thông qua tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng đối với bảo tồn động vật hoang dã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)