Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 64 - 65)

Mẫu vật nghiên cứu: Không. Mô tả theo ảnh chụp. Mẫu được người dân thu vào tháng 9/2012.

Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu ảnh phù hợp với mơ tả của Stuart et al. (2001).

Lồi rùa cỡ trung bình này có mai dài 18cm, lưng phẳng có 3 gờ nổi rõ, một gờ ở giữa lưng, hai gờ chạy dọc từ tấm vẩy 1 đến 4 trên mai. Mai màu vàng hoặc nâu sáng; bờ sau mai có riềm răng cưa.

Phân bố:

Ở khu vực nghiên cứu: Loài C. mouhotii được gặp ở khu vực Cốc Keng, Cốc San.

Việt Nam: Từ miền Bắc vào đến Tây Nguyên (Nguyen et al. 2009).

Thế giới: Đông ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan (Nguyen et al. 2009).

4.2. Sự đa dạng về thành phần loài và đặc điểm phân bố của các lồi ếch nhái và bị sát ở KBTTN Kim Hỷ và bò sát ở KBTTN Kim Hỷ

4.2.1. Sự đa dạng loài

Đã ghi nhận 23 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ ở Khu BTTN Kim Hỷ, trong đó có 2 họ chiếm ưu thế về số loài là họ Ếch nhái Ranidae và họ Ếch cây Rhacophoridae. So sánh với các nghiên cứu trước đây, đã có 8 ghi nhận mới cho tỉnh Bắc Kạn đó là: Cóc núi miệng nhỏ Ophryophryne microstoma, Ếch nhẽo ban- na Limnonectes bannaensis, Ếch g-ra-ham Odorana grahami, Ếch cây đầu to Polypadates megacephalus, Ếch cây mi-an-ma Polypedates mutus, Nhái cây tí hon Raorchestes parvulus, Ếch cây ki-ô Rhacophorus kio, và Ếch cây đốm xanh

Rhacophorus viridimaculatus. Sự đa dạng về thành phần loài được thể hiện qua

bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 64 - 65)