Đơn vị tính: Tấn quả tươi
TT Sản phẩm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Xoài 200 250 300 700 1.000 2 Nhãn 2.000 3.000 4.000 7.000 10.000 3 Chanh leo - - 50 300 500 4 Chuối - 200 450 850 1.200 5 Mận hậu 10 50 100 500 1.000 6 Chè khô 33.860,7 34.410,6 36.975,6 40.536 43.206,3 7 Cà phê 10.441,4 8.783,9 10.620,8 30.789,9 31.359,6 8 Tinh bột sắn 32.545,2 69.663,6 75.357,6 247.564,8 263.534,4
Nguồn: Báo cáo của Sở NN&PTNT
Sơn La từng bước phát triển theo hướng từ sơ chế sang chế biến sâu, đa dạng về chủng loại, số lượng, mẫu mã sản phẩm; chất lượng ngày càng được nâng caọ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản tăng từ 2.470 tỷđồng (năm 2015) lên 3.170 tỷđồng (năm 2019); tỷ trọng công nghiệp chế biến so với giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng từ 48% (năm 2015) lên 52%.
2.1.2.2. Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm chủ lực
Sơn La xác định phải đảm bảo đồng bộ giữa yêu cầu phát triển sản xuất với đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nông sản, với 3 thị trường cơ bản: trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu, xác định xuất khẩu là khâu đột phá, có tác động tương hỗ với hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại thịtrường trong nước.
Với nỗ lực quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, cùng với việc nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và của nhà nhập khẩu, nên các sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm nơng sản, trái cây nói riêng của Sơn La trong những năm gần đây tiêu thụ tốt cả trong nước và xuất khẩụ
- Tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực tại thị trường trong Tỉnh và trong nước
Sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La được tiêu thụ ngày càng mạnh, đặc biệt tại thịtrường trong Tỉnh và trong nước. Nhiều sản phẩm được ưa chuộng, tạo dựng được uy tín, thương hiệu với người tiêu dùng.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các chợ đầu mối và trung tâm thương mại, siêu thị. Sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La đang được bán tại các siêu thị lớn trên cả nước như Lotte, AEON, BigC, HaproMart, VinMart và các chợ đầu mối tại Thành Phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải phịng.... Thu nhập bình qn đạt mức cao, từ 150 triệu đồng - 500 triệu đồng/hạ
Đơn vị tính: Tấn quả tươi
Hình 2.1. Kết quả tiêu thụtrong nước một số nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Sơn La
Xoài Nhãn Chanh leo Chuối Mận hậu Chè khô Cà phê
Năm 2015 8112.6 22889.3 141.3 9466.3 17541.1 31655.7 10441.4 Năm 2016 10767 31656 472 22075 27942 32110.6 8783.9 Năm 2017 11798 34462 3619 24638 34458 33885.6 1657.5 Năm 2018 29465 59591.8 10649 27922.5 39193.2 15928 289.9 Năm 2019 40411 57600 8596 20480 49473 34585.3 1359.6 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000
Sản lượng tiêu thụ tăng nhanh trong giai đoạn từ 2015 – 2019. Trong đó, xồi, nhãn, chanh leo, chuối và mận hậu đều có tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng tiêu thụ trong nước rất cao, đạt từ 21%/năm với chuối, 26%/năm (nhãn), 30%/năm (mận hậu) đến 49%/năm (xoài) và tới 179%/năm (chanh leo). So với năm 2015, sản lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước của một số loại quả chủ yếu của Tỉnh tăng từ 2 đến gần 5 lần. Chỉ có mặt hàng chè khơ tăng chậm, đạt tốc độ 2%/năm và mặt hàng cà phê thậm chí giảm bình quân tới 40%/năm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2018.
- Tiêu thụ nông sản chủ lực của Sơn La tại thịtrường nước ngoài
Tổng giá trị nông sản xuất khẩu của Tỉnh tăng từ 6,2 triệu USD năm 2015 lên ước đạt 142,1 triệu USD năm 2019. Tính trung bình giai đoạn 2015 – 2019, giá trị sản phẩm cây ăn quả tham gia xuất khẩu đạt 10,15 triệu USD/năm. Tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu trong tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu tăng mạnh từ14,4% năm 2016 lên tới 94,6% năm 2019.
Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019