Đời sống xã hội của cƣ dân đóng tàu, thuyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cư dân đóng tàu, thuyền ở xã nghi thiết, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 123)

3.4.1. Tổ chức xã hội truyền thống

Thợ thủ công nghiệp hay ngƣ dân đều xuất thân là cƣ dân làm nơng nghiệp, trải qua q trình kiếm sống, di cƣ dần ra biển và chuyển đổi hoạt động sinh kế. Nếu nhƣ ngƣ dân với đặc điểm sinh kế gắn với biển, lấy con thuyền vừa là phƣơng tiện mƣu sinh vừa làm nhà, sống lênh đênh trên biển, thì thợ đóng tàu sớm định cƣ trên đất liền và hình thành các làng nghề ven biển. Vì vậy, trong cách tổ chức xã hội, cƣ dân đóng tàu ven biển có nhiều

điểm tƣơng đồng với nơng dân. Bên cạnh đó, với lịch sử cƣ trú lâu đời, xen kẽ với ngƣ dân, tổ chức xã hội của cƣ dân đóng tàu ở Nghi Thiết cũng có nhiều điểm chung với ngƣ dân.

3.4.1.1. Tổ chức ngõ, xóm

Cƣ dân đóng tàu ở xã Nghi Thiết, trƣớc đây, cƣ trú tập trung ở một trong ba làng cổ của xã là làng Hoàng Lao (Trung Kiên). Ban đầu, cƣ dân làm nghề chính là nơng nghiệp trồng lúa và đánh bắt hải sản. Khi nghề đóng tàu đƣợc truyền vào địa phƣơng đại bộ phận dân cƣ chuyển sang làm thợ thủ cơng nghiệp. Hiện nay, tồn xã cƣ dân đóng tàu chiếm 75% đến 80% dân cƣ, bộ phận còn lại làm nghề đánh bắt hải sản, trồng lúa và kinh doanh các loại hình dịch vụ khác. Vì vậy, cơ cấu tổ chức xã hội ở đây về cơ bản là của bộ phận dân cƣ làm nghề đóng tàu.

Với đặc điểm hoạt động kinh tế, các xƣởng tàu phải ở ven cửa sông để thuận lợi hạ thủy các con tàu, nên các xƣởng tàu đều nằm rải rác dọc theo bờ sơng Lị. Nhà ở của gia đình chủ xƣởng có thể ở cùng một địa điểm với xƣởng nếu diện tích đất của xƣởng đảm bảo để chủ xƣởng xây nhà, nếu không, chủ xƣởng sẽ làm nhà ở một địa điểm khác. “Xưởng thì nhất định phải

ở ven sơng, cịn nhà thì tùy, chỗ mơ (nào) có đất đủ điều kiện làm nhà thì ở đó, nhiều xưởng diện tích nhỏ, khơng có chỗ làm nhà nữa”, chia sẻ của bác

Phạm Văn Phú.

Xóm, ngõ đƣợc phân bố dọc theo chiều bờ sơng Lị. Ven bờ sơng là các xƣởng đóng tàu, bên cạnh các xƣởng là một con đƣờng liên thôn, và khu dân cƣ phân bố phía bên của con đƣờng. Từ đƣờng đi chính trong xóm có lối rẽ vào từng nhà. Mật độ dân cƣ ở Nghi Thiết rất cao, nhà cửa san sát nhau và đƣờng đi có diện tích nhỏ. Giải thích cho điều này, bác Hồng Xn Phong (58 tuổi) cho biết “Ngày xưa, không đông như ri(thế này), nhưng mà giống

nối dõi, nên cứ đẻ ra, hết đời ni (này) sang đời khác, rồi chia nhà, chia đất cho con, thành ra là đất càng ngày càng nhỏ, chật chội”.

Làng của cƣ dân đóng tàu có các cơng trình cơng cộng nhƣ giếng nƣớc, đình làng. Đến nay, đình làng Trung Kiên vẫn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân trong xã. “Ngày rằm, mồng một, và các

dịp lễ hội,.. đình làng mở cửa để nhân dân trong xã đến thắp hương và dâng lễ”, chị Phạm Thị Hiền cho biết.

Làng xóm của cƣ dân đóng tàu lấy các xƣởng tàu ven sơng làm trung tâm, và từ các xƣởng tàu, đã tỏa ra các khu dân cƣ. Trong các khu dân cƣ, thợ đóng tàu cƣ trú xen kẽ với cƣ dân nơng nghiệp và ngƣ dân.

3.4.1.2. Tổ chức dịng họ

Giống nhƣ cƣ dân nơng nghiệp, gia đình của cƣ dân làm nghề đóng tàu là gia đình phụ quyền. Nhƣng nếu nhƣ ngƣời nơng dân sẵn sàng “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, thì ở cƣ dân đóng tàu thuyền quan hệ huyết thống- quan hệ dòng họ còn khá bền chặt. Hiện nay, trên địa bàn xã Nghi Thiết có 49 dịng họ lớn nhỏ khác nhau, có những họ là họ gốc tại địa phƣơng, có những họ là cƣ dân di cƣ từ nơi khác đến, nhƣng trải qua lịch sử lâu đời, các dòng họ đều trở thành dòng họ bản địa.

Với điều kiện cƣ trú trên bờ, các dòng họ của cƣ dân đóng tàu sớm tìm đƣợc địa điểm lập cƣ, đồng thời có đất xây nhà thờ tổ. Hầu hết các dòng họ ở Nghi Thiết đều có nhà thờ tổ, một số dịng họ chƣa có nhà thờ họ, các sinh hoạt dòng họ đƣợc tổ chức ở nhà trƣởng họ.

Các dòng họ xây dựng quỹ họ theo nguyên tắc đóng theo suất đinh, lƣợng cụ thể tùy từng thời điểm. “Tùy giá cả thị trường mỗi năm mà quy định

mức đóng góp, năm nay là mỗi suất đinh đóng 300 nghìn đồng một năm”,

chia sẻ của trƣởng tộc họ Phan. Quỹ họ đƣợc giao cho một gia đình đƣợc phân cơng trách nhiệm lo việc thờ cúng của dịng họ năm đó giữ. Gia đình giữ

khoản tiền đó, mua sắm lễ lạt, chuẩn bị cho những dịp cúng họ trong năm nhƣ rằm tháng giêng, rằm tháng bảy,… Con gái khơng đƣợc tham gia đóng góp vào quỹ họ, nếu muốn thì có thể ủng hộ cho họ nhƣng khơng đƣợc tính suất trong dịng họ. Bên cạnh đó, mỗi dịng họ đều có quỹ khuyến học đƣợc trích ra một khoản tiền trong quỹ họ. Hằng năm, các dòng họ tổ chức phát quà cho các cháu có thành tích học tập tốt, tùy vào thành tích của các cháu mà món quà có giá trị khác nhau. “Học sinh tiên tiến thì được 20 nghìn, học sinh giỏi

thì 50 nghìn, đỗ đại học, cao đẳng thì từ 100 nghìn đến 200 nghìn”, bác

Nguyễn Trọng Nhỏ cho biết.

Đối với các công việc tang lễ, cƣới xin những ngƣời trong cùng dịng họ có sự hỗ trợ cho nhau. Nếu có gia đình trong dịng họ có đám tang, anh em trong họ tập trung đến lo cơng việc tang ma, ngồi ra, dịng họ có một khoản tiền hƣơng khói để giúp đỡ gia đình, “quy định là dịng họ thắp hương 200

đến 300 nghìn đồng”, bác Phan Văn Dân cho biết. Cịn việc cƣới xin, chủ yếu

gia đình tự lo liệu, ngƣời trong họ đến giúp đỡ công việc hoặc góp vui. Trƣớc đây, đám cƣới tổ chức rất linh đình, trƣớc ngày cƣới là bắc rạp, mổ lợn, anh em tập trung đến giúp việc và ăn uống đơng, nhƣng nay thì đơn giản hơn, chủ yếu là ngƣời trong nhà làm. Những ngƣời trong họ đều đƣợc mời đến dự đám cƣới. Hiện nay quà mừng đám cƣới đều bằng tiền, số tiền thì tùy vào mỗi ngƣời, tùy vào mức độ thân thiết của mối quan hệ. “Anh em trong họ là đi từ

300 nghìn trở lên, cịn hàng xóm thì đi 200 nghìn thơi”, chia sẻ của chị Phạm

Thị Hiền. Hàng tháng, ngƣời trong họ đều có thể gặp nhau ít nhất hai lần, chính vì vậy, mối quan hệ họ hàng trở nên rất gần gũi.

3.4.2. Tổ chức hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tƣ cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu

cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã [56].

Trƣớc đây, trong thời kỳ bao cấp, đã thành lập hợp tác xã đóng tàu Trung Kiên thuộc quản lý bao cấp của nhà nƣớc, đến thời kỳ kinh tế mở cửa, hợp tác xã tan rã vào năm 1991. Tháng 9 năm 2003, triển khai nghị quyết 06/NQ.TU của tỉnh ủy Nghệ An và quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về khôi phục và phát triển làng nghề trên toàn tỉnh. Đƣợc sự hƣớng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân huyện, hợp tác xã Trung Kiên đƣợc thành lập, thời kỳ đầu có 20 xã viên, trong đó 100% là những thành viên đang tham gia kinh doanh. Hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã mới, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Để củng cố duy trì hợp tác xã phát triển mạnh, tháng 4 năm 2004, hợp tác xã tổ chức đại hội đột xuất kết nạp thêm 16 thành viên. Đến nay, số xã viên lên tới 39 ngƣời (năm 2014).Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập của hợp tác xã là 300 triệu đồng. Từ khi thành lập đến nay, ngƣời giữ chức vụ chủ nhiệm hợp tác xã là ông Nguyễn Gia In50.

Hợp tác xã có vai trị là tổ chức liên kết các cá thể, huy động sức mạnh tập thể nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho các xã viên. Với vị trí là tổ chức xã hội đại diện cho cƣ dân làm nghề đóng tàu ở xã Nghi Thiết, hợp tác xã đóng tàu Trung Kiên, sau 10 năm thành lập đã dẫn dắt các xã viên phát triển nghề. Cụ thể, “doanh thu năm sau cao hơn năm trƣớc từ 10 đến 20%, lƣơng lao động tăng từ 20 đến 30 %, tạo công ăn việc làm cho gần 300 lao động, hoàn thành đầy đủ mọi nghĩa vụ thuế cho nhà nƣớc.”51

Bên cạnh đó, hợp tác xã huy

50

Theo nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã Trung Kiên, chủ nhiệm hợp tác xã khơng đƣợc làm nghề đóng tàu để đảm bảo công bằng quyền lợi cho các xã viên. Ơng In khơng làm nghề đóng tàu mà giao lại xƣởng cho con trai, vì vậy, khi hợp tác xã thành lập ông đƣợc bầu làm chủ nhiệm hợp tác xã và giữ chức vụ này đƣợc 10 năm (tính đến năm 2014).

51

động sức mạnh tập thể để cải thiện cơ sở hạ tầng ở địa phƣơng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Đó là về mặt hình thức, về thực chất, 13 xƣởng tàu ở Nghi Thiết đều tham gia hợp tác xã nhƣng các vấn đề trong quá trình kinh doanh đều do chủ xƣởng đứng ra lo liệu. Chủ xƣởng tìm nguồn vốn vay dựa trên khả năng của cá nhân mình “việc thế chấp tài sản để vay ngân hàng là tài sản của cá nhân,

khơng có liên quan đến hợp tác xã, có nhiều tài sản thế chấp được nhiều thì vay nhiều, tùy điều kiện của từng xưởng”, bác Hoàng Thị Lƣu chia sẻ. Tƣơng

tự việc tìm nguồn khách hàng, nguồn nguyên liệu và nguồn thợ đều do chủ xƣởng tự giải quyết, hợp tác xã khơng có vai trị trong đó. Về cơ bản, vai trị của hợp tác xã là thu các khoản thuế cho nhà nƣớc từ các xƣởng đóng tàu, và giải quyết các thủ tục hành chính giữa các xƣởng với nhà nƣớc, “hợp tác xã

đỡ đầu cho các thủ tục hành chính, hóa đơn chứng từ thuế, mình phải đóng thuế theo phần trăm giá trị của con tàu, cịn phần trăm là bao nhiêu xin phép khơng chia sẻ”, chia sẻ của chủ xƣởng Trần Đăng Lữ. Việc điều tiết nguồn

thợ giữa các xƣởng52, hợp tác xã không can thiệp, thực tế thì đó là sự thỏa thuận giữa các ông chủ xƣởng với ngƣời thợ đƣợc chuyển giao. Thợ đóng tàu ở Nghi Thiết khơng có bảo hiểm xã hội hay chế độ bảo trợ nào, chính vì vậy, hợp tác xã khơng tham gia vào q trình này.

Ngƣời làm nghề đóng tàu, thuyền ở xã Nghi Thiết đã có một tổ chức xã hội với đầy đủ tính pháp lý. Tuy nhiên, tổ chức đang hoạt động mang tính hình thức, chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa các xã viên, quy trình quản lý ngƣời lao động cịn lỏng lẻo, mang tính tự do. Đến nay, hợp tác xã đang dừng lại ở vai trò kinh tế, các chế độ đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả.

52 Có những thời điểm, có xƣởng có đơn hàng nhiều khơng có đủ thợ để đảm bảo tiến độ, cần mƣợn thợ ở các xƣởng khác. Hai ông chủ xƣởng sẽ thỏa thuận với nhau về ngƣời thợ cho mƣợn và mức lƣơng cho thợ cũng nhƣ mức hoa hồng mà ngƣời chủ cho mƣợn thợ đƣợc hƣởng, dƣới sự đồng ý của ngƣời thợ đó.

3.4.3. Một số vấn đề xã hội hiện nay

3.4.3.1. Chơi cờ bạc

Chơi cờ bạc là tệ nạn xã hội phổ biến nhất ở cƣ dân đóng tàu. Ngƣời chơi chủ yếu là đàn ông. Họ thƣờng tổ chức đánh bạc khi khơng có việc làm. Dịp nghỉ tết ngyên đán diễn ra rất dài, khoảng từ ngày 20 tháng chạp âm lịch, khơng khí tết đã trở nên rộn ràng. Khoảng một tháng trƣớc khi đến tết, nếu xƣởng nào còn việc thì thợ sẽ vẫn làm, xƣởng nào hết việc thì chủ thợ tổ chức liên hoan và nghỉ ngơi đón tết; xƣởng nghỉ muộn nhất là ngày 25 tết, nếu khơng thể hồn thành thì để năm sau làm tiếp, cịn thợ đến ngày đó phải đƣợc nghỉ, họ khơng muốn đi làm nữa. Sau tết, phải sau dịp lễ họ vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, thợ đóng tàu mới trở lại với cơng việc. Trong dịp nghỉ dài này, cờ bạc là thú chơi phổ biến của đàn ông ở Nghi Thiết. Họ nhanh chóng lập các “sới” bạc và “đốt” tiền vào đó. Sau dịp tết, nhiều ngƣời đã trở thành những con nợ lớn và tiếp tục đi làm trả nợ. Không chỉ vào dịp tết, vào những dịp rảnh rỗi, không có việc làm, nhƣ vào những ngày nghỉ rằm và mồng một, nam giới tụ tập và chơi cờ bạc. Thấy rõ rằng, cờ bạc đã trở thành một hiện tƣợng hiển nhiên trong đời sống cộng đồng của cƣ dân. Khi khơng có việc làm đàn ơng chơi cờ bạc là điều khó tránh khỏi.

Nhiều ngƣời chọn cách đi làm ăn xa trong đó có lý do là họ muốn tránh sự cám giỗ của những trò cờ bạc ở quê hƣơng. Anh Hoàng Xuân Mạnh (34 tuổi) đã đi xuất khẩu lao động đƣợc 7 năm rồi mới quay về làm nghề cho biết “Đi nước ngồi vẫn hơn, mình góp được đồng tiền, chứ ở nhà, tiền lương

cứ ứng, rồi ngày mưa, ngày nghỉ sẵn anh em bạn bè, làm vài bữa rượu, vài ván bài là hết tiền. Anh em ai cũng chơi, mình khơng chơi cũng khó.” Hơn

nữa, việc chủ xƣởng thoải mái trong việc cho thợ ứng tiền lƣơng cũng là một điều kiện để nạn cờ bạc trở nên phổ biến “Thợ thiếu tiền là ứng, ơng chủ thì

cũng dễ, cũng thu xếp cho thôi, nhất mấy anh mê bài bạc thì dễ có tiền để chơi.”, chia sẻ của chủ xƣởng Nguyễn Gia Quảng.

Những hệ lụy từ cờ bạc có thể khiến kinh tế của nhiều gia đình lâm vào tình trạng khó khăn, nhƣng việc đàn ông đánh bạc đã trở thành một thực tế của cuộc sống cƣ dân đóng tàu. Đó cũng là lối sống đặc trƣng của cƣ dân ven biển làm hết mình và ăn chơi hết mức.

3.4.3.2. Sinh con, ni dạy con

Cƣ dân đóng tàu thuyền có tỷ suất sinh cao. Theo báo cáo của chính quyền xã Nghi Thiết, năm 2014 có 9/10 xóm vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình do tình trạng sinh con thứ ba. Trong 13 gia đình chủ xƣởng, hầu hết đều đông con.

Bảng 3.1. Số lƣợng con của các gia đình chủ xƣởng đóng tàu ở Nghi Thiết

Chủ xƣởng Số lƣợng con

Con trai Con gái Tổng

Phạm Văn Lấn 2 3 5 Võ Thế Xâm 1 4 5 Hàng Xuân Vĩnh 1 3 4 Phạm Văn Phú 3 0 3 Nguyễn Trọng Hồng 2 0 2 Nguyễn Trọng Thao 2 0 2 Phạm Thanh Tân 1 4 5 Vũ Hữu Toán 2 1 3 Hoàng Văn Lệ 1 1 2

Nguyễn Gia Quảng 2 0 2

Nguyễn Văn Nghi 2 3 5

Trần Đăng Lữ 2 1 3

Nguyễn Trọng Nhỏ 3 2 5

Nguồn: Điều tra điền dã của tác giả (2015)

Thấy rõ các gia đình chủ xƣởng đều sinh nhiều con, số gia đình thực hiện đúng chính sách dân số của nhà nƣớc chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 23%), hơn nữa đều là những cặp vợ chồng trẻ, đang trong độ tuổi sinh đẻ, vì vậy khả năng họ sinh thêm con trong thời gian tới có thể xảy ra.

Mang đặc trƣng của cƣ dân ven biển, đối với ngƣời làm nghề đóng tàu, việc có con trai bên cạnh để nối dõi tơng đƣờng cịn để truyền nghề. Nghề

đóng tàu rất vất vả, tiếp xúc với vật liệu có khối lƣợng lớn, chỉ có nam giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cư dân đóng tàu, thuyền ở xã nghi thiết, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 123)