Văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cư dân đóng tàu, thuyền ở xã nghi thiết, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 81)

3.3.1. Văn học, nghệ thuật dân gian

Văn học viết ở các làng quê xƣa nhiều nhất là các loại văn tự thƣ tịch bằng chữ Hán. Gia phả các dòng họ, sắc phong, câu đối đại tự ở các Đền, Đình, Chùa, Miếu, nhà thờ họ, văn bia làng, văn tế thần, tế thánh văn, tế hội đua thuyền,… Đó là những văn tự quý giá, tài sản văn hóa tinh thần của các

thế hệ, nhân dân quê hƣơng từ xa xƣa còn lƣu giữ đến ngày nay, phản ánh đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của nhân dân trong quá khứ.

Văn học dân gian bao gồm: hát đối, hát giao duyên, hát ca trù, hát đò đƣa, hát phƣờng vải48

. Nếu nhƣ cƣ dân “nội địa” xứ Nghệ, sáng tạo ra hát phƣờng vải và sinh hoạt văn hóa này khi đang quay tơ dệt vải, cƣ dân đóng tàu với đặc trƣng ven biển, không làm nghề dệt vải thay vào đó có nghề đan lƣới, vì vậy, họ hát phƣờng vải trong lúc đan lƣới. Không gian hát phƣờng vải của cƣ dân đóng tàu thuyền mang đặc trƣng của cƣ dân cƣ trú ven biển và khác với không gian sinh hoạt văn hóa của cƣ dân “nội địa” xứ Nghệ, gắn liền với hoạt động kinh tế tại địa phƣơng.

Sân khấu dân gian nổi bật ở các làng là phƣờng trị có các đồ hành sự nhƣ xiêm y mão dày quần áo âm nhạc, có phƣờng bát âm riêng. Hằng năm trong các dịp hội làng mùa xuân và mùa thu, phƣờng trò làng diễn trong các đêm hội, khơng phải mời phƣờng trị khác. Ngƣời xem xa gần chật cả sân đình.

Đời sống văn học nghệ thuật rất phong phú. Theo lời kể của ông Võ Thế Xâm “Từ xa xưa ở địa bàn xã Nghi Thiết đã có con người sinh sống ở

đây, với nghề chính là đóng tàu, có danh tiếng khắp cả nước. Làng Hoàng Lao đã sớm nổi tiếng trong lịch sử, do đó ở đây cũng có nhiều sắc phong và văn tự cổ. Người làm nghề đóng tàu thường tập trung làm việc với nhau, trong quá trình lao động đã sáng tác nhiều bài thơ, bài hò,… để hò lên xua đi sự vất vả của công việc”.

3.3.2. Lễ hội

Ở Nghi Thiết có hai lễ hội diễn ra vào mùa xuân và mùa thu là hội làng vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch và hội đua thuyền vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.

48

Hội làng vào tháng Giêng đƣợc tổ chức xuất phát từ tín ngƣỡng thờ thành hồng làng. Mục đích chính của hội làng tháng Giêng là để làm lễ cúng đầu năm cho các vị thành hồng đƣợc thờ ở đình làng. Hội làng chỉ diễn ra trong một ngày 15 tháng Giêng. Ban ngày tổ chức các hoạt động vui chơi văn hóa, thể dục thể thao nhƣ đánh cờ ngƣời, đánh bóng chuyền, đá bóng,… Buổi tối, tồn thể nhân dân tập trung tại đình làng. Các cụ bơ lão trong làng, thay mặt nhân dân, làm lễ tế thần, đọc văn tế, cầu xin các vị thần linh bảo vệ, phù hộ cho dân làng một năm bình an, làm ăn phát đạt.

Lễ hội đua thuyền là lễ hội lớn nhất hiện nay ở xã Nghi Thiết và đã có từ 600 - 700 năm trƣớc. Văn thúc ƣớc của làng có đoạn tả về lễ bơi:

“Hùm hăm hở đơi phen thét gió

Rồng nhởn nhơ gặp hội mây tuôn Phượng nhảy múa xôn xao rạng vẻ

Bốn hiệu sức tài đầy đủ nghìn năm nề nếp thường in…” [16, tr.62]

Lễ hội đua thuyền nằm trong lễ kỳ phúc tế thần49 từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm.

Để chuẩn bị cho lễ hội, thuyền đƣợc làng chuẩn bị trƣớc hội đua hàng tháng. Gỗ đƣợc chọn làm thuyền là loại gỗ re, dáng thun thả, nhẹ nhàng. Mỗi làng có 4 thuyền đua gọi là trải bơi 4 chiếc. Mỗi trải bơi có tên gọi khác nhau gọi là 4 hiệu:

- Trải hiệu rồng, ở đi trải vẽ hình đi rồng, ở đầu trải có tƣợng đầu rồng.

- Trải hiệu hổ ở đuôi trải vẽ đuôi hổ và cánh lá lau ở đầu trải có dựng tƣợng con hổ vằn.

- Trải hiệu ngựa ở đi trải vẽ hình đi ngựa và cành cây lá, ở đầu trải có tƣợng hình đầu con ngựa hồng.

49

- Trải hiệu phƣợng ở đi trải vẽ hình đi con chim phƣợng, ở đầu trải có tƣợng hình con chim phƣợng.

Cả bốn tƣợng hình đều làm bằng gỗ gốc cây sung. Cả bốn tƣợng, bốn đuôi trải và thân thuyền đƣợc sơn màu, các màu sắc sặc sỡ. Bốn thuyền đƣợc thành lập thành bốn đội bơi với bốn hiệu tƣơng ứng là hiệu rồng, hiệu phƣợng, hiệu ngựa, hiệu hổ [16, tr.27].

Dân làng đƣợc chia thành bốn đội cha truyền con nối theo gia đình. Mỗi đội giống nhƣ một dòng họ cố định. Thủy thủ là các thanh niên trai tráng từ 18 đến 30 tuổi. Mỗi hiệu có 1 ngƣời cầm chèo lái chính gọi là ơng lái. Hai mƣơi thủy thủ chia đôi hai mạn thuyền, mỗi mạn thuyền có 10 ngƣời cầm chèo dầm. Mỗi thuyền có một ngƣời cầm mõ. Mỗi tiếng mõ là một lần thủy thủ xúc dầm xuống nƣớc thật mạnh để thuyền lƣớt đi. Một ngƣời tát nƣớc, một ngƣời tay bám chặt then thuyền cứ mỗi tiếng mõ là lấy sức mạnh tồn thân dật tồn thân ngƣời về phía trƣớc để thuyền có động lực lao nhanh. Một ngƣời phụ chèo lái, lái chính cứ 3 năm hiệu bầu 1 lần.

Khi đã chuẩn bị xong xuôi, vào sáng ngày 15 tháng 7 âm lịch, ngƣời chủ lễ bơi, đứng trƣớc sân đền, cầm loa, loa to báo hiệu chuẩn bị xuất phát nhƣ sau: “Bớ 4 hiệu! Cầm kỳ, trung quân, loan giã, nghe ba hồi trống chiêng thì dàn ra bơi cho đều đó nghe.” Lệnh trống chiêng vừa dứt, cả 4 thuyền trải vút lên, nƣớc bắn tung tóe, giữa tiếng hị reo nhƣ sấm dậy của ngƣời xem đứng chật bờ sông.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với chủ trƣơng hợp tự, nhiều làng đã không tổ chức đƣợc lễ hội kỳ phúc. Trong đó đua thuyền có phần mai một từ sau cách mạng tháng Tám. Bên cạnh đó, với xu hƣớng di cƣ kiếm việc làm hiện nay của cƣ dân tại địa phƣơng, hội đua thuyền gặp khó khăn về lực lƣợng tham gia. Theo lời kể của chủ xƣởng Nguyễn Hồng Thao “Ngày xưa thì năm nào cũng tổ chức, nhưng nay thì hai năm mới đua một lần.

Thanh niên bây giờ đi làm ăn xa hết, tổ chức hội khơng có người tham gia đua, mấy ơng già thì khơng có sức mà đua nữa, vì khơng có người đua nên hai năm mới làm một lần”.

Đối với ngƣời dân vùng sơng nƣớc ở Nghi Thiết nói riêng và ở nƣớc ta nói chung, có lẽ khơng có niềm vui nào hấp dẫn và sôi nổi bằng hội đua thuyền. Đó là nét văn hóa tổng hợp nhiều màu sắc, vừa thể thao, vừa văn nghệ vừa bái yết thần linh. Qua lễ hội đua thuyền, có thể thấy sự gắn kết giữa ngƣ dân và thợ đóng tàu, khơng có sự phân tầng văn hóa giữa hai bộ phân dân cƣ này. Đó là do đặc trƣng cƣ trú đã hình thành nên những giá trị văn hóa của cƣ dân ven biển. Hội đua thuyền đề cao vai trò của nghề nghiệp, đồng thời giáo dục những đạo lý tốt đẹp, ca ngợi sự đoàn kết và tinh thần thƣợng võ. Đối với nhân dân xã Nghi Thiết, “Hội làng ở quê hương không chỉ đơn thuần là tín

ngưỡng, ở đó thể hiện cơ đọng những đặc trưng, bản sắc văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần” - chia sẻ của bác Trần Đăng Hòa. Qua các năm, những giá

trị văn hóa cốt lõi của lễ hội đƣợc bồi đắp thêm những yếu tố văn hóa mới làm cho lễ hội thêm phong phú, phản ánh những giá trị thời đại nhƣng không làm mất đi phong cách truyền thống. Đây chính là cơ sở để các thế hệ sau hiểu rõ hơn về các thế hệ trƣớc, qua đó biết giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cư dân đóng tàu, thuyền ở xã nghi thiết, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 81)