Vai trị của nghề đóng tàu trong đời sống kinh tế Nghi Thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cư dân đóng tàu, thuyền ở xã nghi thiết, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 34 - 35)

Nghề đóng tàu thuyền đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển ở Nghi Thiết, đến nay, đã trở thành một sinh kế chính trong cộng đồng dân cƣ. Trong cơ cấu kinh tế của Nghi Thiết15

, nhóm ngành cơng nghiệp- xây dựng16 chiếm 58,87%. Năm 2014, toàn xã Nghi Thiết đã đóng mới và bàn giao cho khách hàng đƣợc 83 chiếc tàu, tăng 2 chiếc so với năm 2013. Cũng trong năm 2014, tổng doanh thu từ các ngành nghề ở xã Nghi Thiết là 127,775 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động đóng tàu thuyền là 57 tỷ đồng, chiếm 44,6% tổng doanh thu. Doanh thu từ nghề đóng tàu thuyền đóng góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế tại địa phƣơng.

Nghề đóng tàu, thuyền ở Nghi Thiết là nguồn sinh kế chính của phần lớn dân cƣ tại địa phƣơng. Đến nay, đã đóng đƣợc hàng ngàn con tàu du lịch, vận tải đánh bắt giải quyết việc làm cho nhiều lao động nơng nhàn góp phần vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo tại địa phƣơng. Với nguồn thu nhập cao từ nghề đóng tàu thuyền, ngƣời dân nơi đây tiến tới hồn thành chƣơng trình xây dựng Nơng thơn mới, ổn định đời sống kinh tế, xã hội. Theo chia sẻ của chủ xƣởng Hoàng Văn Lệ “So với mặt bằng chung đời sống kinh tế của các

xã trong huyện Nghi Lộc, Nghi Thiết là xã có đời sống kinh tế khá. Kinh tế Nghi Thiết không thể phát triển không bằng các xã thuận lợi về giao thơng như các xã có đường quốc lộ đi qua nhưng so với các xã ven biển thì mức

15 Năm 2014 16

sống của người dân cao hơn. Bởi vì ở Nghi Thiết có nghề đóng tàu, người lao động khơng khó để xin làm việc ở các xưởng trong xã. Người chủ nào cũng muốn thuê người trong làng trong xã vì hiểu nhau dễ làm việc với nhau hơn”.

Nghề đóng tàu, thuyền là nguồn sinh kế có sẵn tại địa phƣơng, các thế hệ ngƣời lao động ở Nghi Thiết bất cứ lúc nào cũng có thể trở về làm nghề khi họ khơng tìm đƣợc việc làm. Chị Nguyễn Thị Mơ chia sẻ “Trước đây chị

không làm nghề này, nhưng lấy chồng về đây, có sẵn nghề, mình cũng xin một việc làm, làm công việc vặt, mỗi ngày thu nhập cũng được 100 nghìn, có thêm đồng mua rau”.

Đối với các chủ xƣởng, nghề đóng tàu thuyền bên cạnh việc đảm bảo kinh tế, duy trì đời sống gia đình, cịn giúp các chủ xƣởng có điều kiện cho các con học tập tốt hơn. Chủ xƣởng Nguyễn Văn Nghi chia sẻ “Nhờ vào xưởng

tàu này, bác đã nuôi 4 anh chị học đại học. Cho một chị đi du học ở Nhật Bản. Nếu đi làm th thì khơng có đủ điều kiện để cho con học hành như vậy”.

Trong đời sống kinh tế, nghề đóng tàu thuyền đem lại cho ngƣời làm nghề một cuộc sống đầy đủ và có điều kiện để hỗ trợ cho sự phát triển của các con trong tƣơng lai. Đồng thời, nghề đóng tàu tại địa phƣơng cũng tạo ra nguồn việc làm cho bộ phận lao động tại chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cư dân đóng tàu, thuyền ở xã nghi thiết, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 34 - 35)