Hoạt động đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cư dân đóng tàu, thuyền ở xã nghi thiết, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 52)

2.3.1. Sự hình thành các xƣởng đóng tàu, thuyền tƣ nhân và tổ chức quản lý trong xƣởng

Hiện nay, ở xã Nghi Thiết có tống cộng 13 xƣởng đóng tàu, thuyền tƣ nhân với quy mơ lớn nhỏ khác nhau.

Bảng 2.1. Năm thành lập các xƣởng đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết STT Chủ xƣởng Năm thành lập 1 Phạm Văn Lấn 1996 2 Võ Thế Xâm 1994 3 Hoàng Xuân Vĩnh 1999 4 Phạm Văn Phú 1994 5 Nguyễn Trọng Hồng 2005 6 Nguyễn Trọng Thao 2005

7 Phan Thanh Tân 1996

8 Vũ Hữu Toán 2000

9 Hoàng Văn Lệ 1993

10 Nguyễn Gia Quảng 2012

11 Nguyễn Văn Nghi 1991

12 Trần Đăng Lữ 1992

13 Nguyễn Trọng Nhỏ 1992

Nguồn: Điều tra điền dã của tác giả (2015). Khi cả nƣớc chuyển sang kinh tế thị trƣờng, Hợp tác xã Trung Kiên giải thể năm 1990. Trƣớc khi hợp tác xã giải thể phần lớn thợ đóng tàu ở làng Trung Kiên đều làm việc tại hợp tác xã, khi hợp tác xã ngừng hoạt động, một số ngƣời thợ đóng tàu từng làm việc trong hợp tác xã trƣớc đây đã đứng ra thành lập ra xƣởng tàu của riêng họ, tùy vào khả năng của từng cá nhân mà các xƣởng đóng tàu đƣợc thành lập vào khoảng thời gian sớm muộn khác nhau. Hầu hết các xƣởng đều đƣợc thành lập vào nửa đầu những năm 90 của

thế kỷ 20. Bác Trần Đăng Hòa17 cho biết: “Năm 1992, bác xin xã một miếng

đất, miếng đất sát ngồi cùng mép sơng. Gia đình bác đóng một con đị, chở đất về, đắp đất ra phía bờ sơng, hiện nay miếng đất đã được 1000m2. Xưởng nhà bác được mở trên miếng đất đó.” Một số xƣởng thành lập muộn hơn vào

những năm đầu của thế kỷ 21, đặc điểm chung của các xƣởng này là ông chủ xƣởng trƣớc đây không làm việc trong hợp tác xã Trung Kiên, nhƣng thế hệ trƣớc của họ thì có. Xƣởng đóng tàu của anh Nguyễn Gia Quảng đƣợc thành lập năm 2012: “Anh trước đây khơng có học nghề đóng tàu, anh làm nghề

buôn bán hải sản, sau đó bị người ta lừa mất tiền, anh lâm vào bước đường cùng nên quyết định quay lại làm nghề đóng tàu vì mình cũng có sẵn xưởng của bố mẹ trước đó đã làm nghề để lại. Xưởng đã có từ lâu đời do ơng nội để lại, rồi đến đời cha anh, nhưng ban đầu anh không theo nghề, nên một thời gian, cha anh nghỉ không làm nghề do tuổi cao, xưởng cho người ta thuê, còn anh thì bây giờ về mới làm lại hai năm nay”.

Các xƣởng đóng tàu, thuyền ở xã Nghi Thiết không đƣợc mở ra một cách đồng bộ, lý do mở xƣởng mang tính cá nhân, phụ thuộc vào sự lựa chọn và điều kiện của từng gia đình chủ xƣởng. Hiện nay, tùy thuộc vào tiềm lực tài chính và khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng mà các xƣởng đóng tàu, thuyền có quy mơ lớn nhỏ khác nhau, trong đó phải kể đến một số xƣởng lớn của các chủ xƣởng nhƣ Hồng Văn Lệ, Trần Đăng Hịa, Võ Thế Xâm.

Mỗi xƣởng là một mơ hình sản xuất mang tính hộ gia đình. Ngƣời đứng đầu xƣởng là ông chủ xƣởng, là ông chồng là ngƣời chủ của gia đình sở hữu xƣởng đóng tàu. Ngƣời vợ của ơng chủ xƣởng làm cơng việc kế toán, là ngƣời ghi chép sổ sách, các khoản mua bán chi tiêu của xƣởng , bác Hoàng Thị Hoa, vợ chủ xƣởng Võ Thế Xâm cho biết “Làm nghề thì chỉ có hai vợ

chồng thơi, chồng thì lo việc đóng tàu, mua gỗ, tìm khách, cịn vợ thì lo quản lý tài chính.” Nhƣ vậy trong một xƣởng đóng tàu, ơng bà chủ là ngƣời quản

lý tất cả mọi vấn đề, ông chồng làm chủ, là ngƣời ra quyết định trong cơng việc kinh doanh của gia đình. Ơng bà chủ th lao động về xƣởng làm việc, là các thợ thủ cơng đóng tàu khác ở địa phƣơng. Số lƣợng thợ trong xƣởng từ 10 đến 70 ngƣời, tùy vào quy mô của xƣởng và tùy vào thời điểm cơng việc nhiều hay ít. Trong số thợ chia ra thành nhiều cấp bậc, bao gồm: thợ cả, thợ bậc hai, thợ bậc ba, thợ bậc bốn, thợ bậc năm (thợ học việc), trong đó, ngƣời thợ cả là ngƣời giúp đỡ ông chủ rất nhiều. Thợ cả là ngƣời thợ có tay nghề cao nhất ở xƣởng tàu, không bao gồm ông chủ, là ngƣời đƣợc ông chủ giao nhiệm vụ chỉ đạo kỹ thuật cho cả xƣởng. Nhiều chủ xƣởng tay nghề cao hơn thợ mà họ thuê nhƣng phải lo công việc kinh doanh nên cần có thợ cả, để đảm bảo vấn đề kỹ thuật luôn đƣợc chỉ đạo đầy đủ. Chủ xƣởng chỉ đạo kỹ thuật và vẽ bản vẽ để đóng tàu. Nhƣ vậy, mỗi xƣởng đóng tàu là một hộ kinh doanh riêng, các vấn đề trong xƣởng do hai vợ chồng ngƣời chủ quyết định, trong đó ơng chồng đóng vai trị chính, ngƣời vợ phụ giúp chồng trong cơng việc quản lý tài chính, bên cạnh đó, họ thuê hệ thống ngƣời giúp việc là các thợ thủ cơng đóng tàu với vai trò nổi bật của thợ cả đã hỗ trợ đắc lực cho ông bà chủ trong việc giám sát thi cơng cơng trình.

2.3.2. Quan hệ lao động

2.3.2.1. Lực lượng lao động và thu nhập

Đối với nghề đóng tàu thuyền, lực lƣợng lao động là các thợ thủ công. Hiện nay, trong 13 xƣởng ở xã Nghi Thiết, số lƣợng lao động không cố định. Theo các chủ xƣởng cho biết, số lƣợng nhân công ở xƣởng phụ thuộc vào đơn đặt hàng của xƣởng, nếu có nhiều việc thì có nhiều thợ và ít việc thì ít thợ. Lao động làm nghề đóng tàu bao gồm lao động thƣờng xuyên18

và lao động

18

thời vụ19. Theo thống kê của chi cục Thống kê huyện Nghi Lộc (năm 2013) làng nghề đóng tàu Trung Kiên (ở xã Nghi Thiết) có 300 lao động thƣờng xuyên, 300 lao động thời vụ, trong đó có 200 lao động lành nghề.

Bảng 2.2. Số lao động đang làm việc tại các xƣởng đóng tàu thuyền

STT Chủ xƣởng Giới tính Tổng cộng Nam Nữ 1 Phạm Văn Lấn 30 2 32 2 Võ Thế Xâm 34 3 37 3 Hoàng Xuân Vĩnh 26 0 26 4 Phạm Văn Phú 32 3 35 5 Nguyễn Trọng Hồng 27 3 30 6 Nguyễn Trọng Thao 23 4 27

7 Phan Thanh Tân 18 2 20

8 Vũ Hữu Toán 15 0 15

9 Hoàng Văn Lệ 48 8 56

10 Nguyễn Gia Quảng 27 3 30

11 Nguyễn Văn Nghi 22 4 26

12 Trần Đăng Lữ 28 5 33

13 Nguyễn Trọng Nhỏ 22 2 24

Tổng cộng 352 39 391

Nguồn: Điều tra điền dã của tác giả (2015)

19

Đặc trƣng của nghề đóng tàu thuyền là cơng việc thƣờng mang tính nặng nhọc và địi hỏi tính kỹ thuật cao. Trƣớc đây, hầu nhƣ chỉ có đàn ơng làm nghề này nhƣng hiện nay ở Nghi Thiết trong các xƣởng đóng tàu có sự tham gia của phụ nữ. Phụ nữ làm việc trong xƣởng đóng tàu chủ yếu là làm các việc vặt nhƣ xẻ gỗ,… các công việc không liên quan đến kỹ thuật, bởi vì họ khơng biết kỹ thuật làm nghề.

Tiền cơng lao động của ngƣời thợ đƣợc tính theo giờ, do đó, địi hỏi tính kỷ luật là phải đi làm đúng giờ. Mức lƣơng của ngƣời lao động đƣợc quy định dựa vào vị trí cơng việc của ngƣời thợ tại xƣởng, tuy nhiên, không phải tất cả các xƣởng đều có một mức lƣơng chung. Thợ cả20 là ngƣời có mức lƣơng cao nhất ở xƣởng, dao động từ 350.000đ đến 400.000đ một ngày. Tiếp theo là các thợ bậc một, bậc hai, bậc ba,… đến thợ xẻ gỗ, thợ học việc mức lƣơng giảm dần tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật của ngƣời thợ, mức lƣơng thấp nhất dao động từ 180.000đ đến 200.000đ. Ngƣời lao động đi làm ngày nào tính lƣơng ngày đó, một ngày tính trung bình làm 9 tiếng21

, buổi sáng từ 7h đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 17h30, nếu làm nửa ngày thì tính lƣơng nửa ngày, nếu đang đi làm có việc xin nghỉ thì tính lƣơng theo giờ. Bình quân thu nhập hàng tháng của ngƣời thợ đóng tàu thuyền khoảng 6 triệu đồng. Có thể thấy, thu nhập từ nghề đóng tàu khơng phải là một khoản thu nhập nhỏ, ngƣời thợ lành nghề có thể có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng mỗi tháng, nhƣng hiện nay, ở Nghi Thiết nhiều lao động, đặc biệt là lao động trẻ không chọn nghề này làm sinh kế.

Hiện nay, nghề đóng tàu ở Nghi Thiết đang thiếu khoảng vài trăm lao động, do xu hƣớng thích đi làm ăn xa ở nƣớc ngồi và miền nam của lao động

20

Thợ cả đóng vai trị qn xuyến mọi cơng việc ở xƣởng, từ việc tính tốn khối lƣợng gỗ để đóng tàu đén việc chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật của con tàu. Để đƣợc làm thợ cả địi hỏi phải có tay nghề cao cũng nhƣ kinh nghiệm dày dặn nhằm giúp ông chủ tiết kiệm đƣợc chi phí và đƣa ra đƣợc mức giá phù hợp với khách hàng.

21

trẻ. Trong số 391 lao động đang làm việc tại các xƣởng đóng tàu thuyền, có 20 lao động dƣới 30 tuổi, 269 lao động có độ tuổi từ 31 tuổi đến 50 tuổi và 102 lao động có độ tuổi từ 51 tuổi trở lên. Kết quả cụ thể đƣợc trình bày trong biểu đồ sau:

5,1%

68,7% 26,2%

Biểu đồ 2.1. Độ tuổi của

lao động làm việc tại các xƣởng đóng tàu thuyền

Dưới 31 tuổi Từ 31 đến 50 tuổi Lớn hơn 50 tuổi

Nguồn: Điều tra điền dã của tác giả (2015)

Có thể thấy, các lao động trẻ dƣới 31 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ (5,1%), họ thƣờng là các thợ học việc, bắt đầu làm nghề và chƣa có trình độ tay nghề cao, lớp thợ ở độ tuổi này xem nghề đóng tàu thuyền là cơng việc là tạm thời trong lúc chƣa tìm đƣợc việc làm, khơng có ý định gắn bó lâu với nghề. Anh Võ Thế Nhật (19 tuổi) thợ học việc ở xƣởng anh Nguyễn Gia Quảng cho biết “Em làm ở xưởng được 1 năm nay rồi, đây là xưởng của cậu em, tại cậu

khơng có người làm nhờ em sang giúp nên em mới làm, em làm năm nữa rồi nghỉ vì khơng muốn làm nghề này.” Thợ có độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi chiếm

68,7% trong đó phần lớn là lao động từ 35 tuổi trở lên, hầu hết họ đều từng đi khỏi địa phƣơng để tìm một cơng việc khác, tuy nhiên sau khi làm ăn ở nơi khác khơng thuận lợi, hoặc muốn về gần gia đình, họ quay lại với nghề đóng

tàu. Bên cạnh đó, một số thợ đã gắn bó với nghề từ khi cịn trẻ và chƣa từng bỏ nghề để đi làm ăn nơi khác “anh học lớp 7 là đã học nghề ni rồi, và từ xưa

giờ chưa làm một nghề chi (nào) khác ngoài nghề ni (này) cả”, anh Hƣơng

chia sẻ. Lớp thợ ở độ tuổi này, có sự phân hóa trong tay nghề, một bộ phận có tay nghề cao do đã từng làm nghề thành thạo rồi mới bỏ nghề đi làm xa, có bộ phận đến độ tuổi này mới quay về học nghề nên tay nghề còn thấp. Hầu hết thợ ở lớp tuổi này đều xác định gắn bó với nghề đóng tàu, chỉ khi khơng cịn việc để làm mới đi tìm việc khác. Lao động lớn tuổi, từ 51 tuổi trở lên chiếm số lƣợng không nhỏ (26,2%), là bộ phận lao động làm nghề đóng tàu lâu năm, có tay nghề cao, tuy nhiên vì u cầu cơng việc địi hỏi sức khỏe, lớp thợ này một thời gian nữa sẽ không đáp ứng đƣợc và phải nghỉ việc.

Bên cạnh, những ngƣời trẻ tuổi khơng có hứng thú với nghề, những ngƣời thợ lớn tuổi đang làm nghề cũng không muốn định hƣớng cho con, cháu họ đi theo nghề này. Ơng Hồng Xn Phong (58 tuổi) chia sẻ “Bác làm

nghề này đã 30 năm rồi, từ thời tổ tiên bác đều làm nghề này, nhưng bác không mong muốn con cháu bác theo nghề nữa, mong con cháu học hành được, đi làm công chức, cho đỡ vất vả, làm nghề vất vả nặng nhọc lắm, khi có sức khỏe nhưng khi khơng có sức khỏe thì khơng làm được.”

Với tâm lý và thực tế đó, nhiều xƣởng đóng tàu ở Nghi Thiết trở nên thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, hơn nữa một thế hệ thợ lành nghề kế cận trong tƣơng lai gần nhƣ khơng có. Bác Nguyễn Văn Nghi chia sẻ “Thợ tay nghề cao bây giờ đều từ 35 tuổi trở lên, thanh niên bây giờ

khơng thích làm nghề, thích đi ra bên ngồi kiếm việc làm cho nhàn thân, làm nghề này vất vả mưa nắng, mà thợ trẻ bây giờ cũng khơng có tâm với nghề, khơng có say mê với nghề như thời trước”.

Đối với các lao động trẻ ở Nghi Thiết, những công việc và nguồn thu nhập ở các đô thị lớn hấp dẫn họ hơn việc ở lại địa phƣơng gắn bó với nghề

truyền thống. Trong số 20 lao động trẻ chúng tơi phỏng vấn, có 1922 ngƣời đã từng đi khỏi địa phƣơng để làm việc, trong đó có 15 ngƣời đến các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng,…4 ngƣời đã đi xuất khẩu lao động. 19 ngƣời này đều đánh giá là khi đi làm ở bên ngoài đem lại cho họ mức thu nhập cao hơn, và lý do họ trở về là họ đã lập gia đình và khơng muốn xa gia đình. Anh Hồng Xn Mạnh (29 tuổi) cho biết “ Anh đã

đi xuất khẩu lao động 7 năm. Đi nước ngoài kinh tế vẫn hơn, nhưng bây giờ anh đã có vợ con, con cịn nhỏ, bỏ vợ con ở nhà đi khơng đành, nên thôi, nghe lời bố anh theo bố học nghề này và làm nghề này, nói chung kinh tế cũng tạm ổn, giờ cũng xác định theo nghề luôn, gần nhà, mà cũng là nghề truyền thống”.

Với đặc thù là ngành nghề đòi hỏi yêu cầu kỷ luật lao động cao và công việc khá nặng nhọc vất vả, mặc dù mức thu nhập từ nghề đóng tàu thuyền đƣợc đánh giá là cao so với mặt bằng thu nhập tại địa phƣơng nhƣng hiện nay nghề lại khơng có sức hút với lao động trẻ. Trong thời kỳ kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, các lao động phổ thơng có thể dễ dàng kiếm việc làm ở các khu vực khác ngồi địa phƣơng với các cơng việc ít vất vả hơn và đem lại thu nhập cao hơn, vì vậy, ngƣời trẻ chịu gắn bó với nghề phải thực sự đam mê mới theo nghề, số ngƣời đó khơng nhiều. Thực tế đó đặt ra thách thức cho các chủ xƣởng đóng tàu ở Nghi Thiết, họ phải có một chiến lƣợc kinh tế làm sao để thu hút lao động trẻ, một mặt để họ tận dụng sức lao động trẻ đem lại hiệu quả lao động cao hơn, một mặt để đào tạo lớp thợ kế cận cho địa phƣơng, tránh sự mai một nghề truyền thống.

2.3.2.2. Mối quan hệ lao động

Mối quan hệ lao động chính là mối quan hệ giữa ông chủ xƣởng với ngƣời lao động làm thuê tại xƣởng. 13 xƣởng đóng tàu ở Nghi Thiết khi mới

22

thành lập đều là các xƣởng có quy mô nhỏ, đơn hàng khơng nhiều, vì vậy khơng sử dụng nhiều lao động, hầu hết là ông chủ vừa làm chủ vừa làm thợ cùng với sự giúp đỡ của ngƣời thân trong gia đình. Mối quan hệ lao động lúc đó là mối quan hệ giữa ơng chủ với những ngƣời thân trong gia đình mình. Khi xƣởng ngày càng mở rộng về quy mô, đơn hàng nhiều lên, lao động trong gia đình khơng đáp ứng đủ u cầu cơng việc, ông chủ phải thuê thêm thợ, mối quan hệ lao động lúc này là mối quan hệ giữa ông chủ (ngƣời sử dụng lao động) và những ngƣời thợ (ngƣời lao động). Tuy nhiên, vì xuất phát từ mối quan hệ trong gia đình, mở rộng là quan hệ bà con, xóm giềng nên mối quan hệ lao động mới hình thành này chƣa thật sự rõ ràng [52, tr.59]. Hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cư dân đóng tàu, thuyền ở xã nghi thiết, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)