8. Cấu trúc luận văn
2.3. Hiện trạng chính sách cơng nghệ áp dụng tại bệnh viện Bạch Ma
2.3.1. Một số chính sách cơng nghệ hiện hành
Hiện nay, các hoạt động liên quan tới lĩnh vực môi trƣờng chủ yếu đƣợc dựa trên một số văn bản chính sau:
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 55/2014/QH13, ngày 23/6/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
- Thông tƣ liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT quy định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Tài Nguyên &Môi trƣờng, Sở Y tế, Sở Tài nguyên &Môi trƣờng trong việc quản lý và xử lý chất thải y tế;
- Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 giữa Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng quy định về quản lý chất thải y tế;
- Quy chế quản lý rác thải y tế của Bộ Y tế, Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 6/7/2015 của Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phải giao trách nhiệm quản lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng cho một khoa, phịng cụ thể.
2.3.2. Chính sách mơi trường đang áp dụng tại bệnh viện Bạch Mai
Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ liên quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và quản lý chất thải y tế.
Theo đó, Luật Bảo vệ mơi trƣờng quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với bệnh viện cơ sở y tế, có quy định về xử lý nƣớc thải. Trong quản lý chất thải y tế, tại Điều 72, Chƣơng VII của Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014 quy định: - Các bệnh viện và cơ sở y tế phải tổ chức thực hiện thu gom, xử lý nƣớc thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng;
- Phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lƣu giữ và xử lý chất thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng;
- Có kế hoạch, trang thiết bị phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trƣờng do chất thải y tế gây ra;
- Chất thải y tế phải đƣợc xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trƣớc khi chuyển về nơi lƣu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung;
- Xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật mơi trƣờng.
Đặc biệt, Luật quy định, chủ đầu tƣ bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí để xây dựng cơng trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lƣu giữ, xử lý chất thải và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng, đồng thời quy định ngƣời đứng đầu bệnh viện, cơ sở y tế phải có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng và quy định pháp luật liên quan.
b) Nghị định số 85/2012/NĐ-CP
Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh của các cơ sở khám, chữa bệnh cơng lập, trong đó đến năm 2018
trở đi, giá dịch vụ khám, chữa bệnh sẽ đƣợc tính đúng, tính đủ chi phí cho xử lý chất thải, vệ sinh môi trƣờng.
c) Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.
Điều 49 nêu rõ: Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên &Môi trƣờng quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế; Bộ trƣởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên &Môi trƣờng quy định chi tiết việc phân loại, lƣu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên các cơ sở y tế.
Để quản lý chất thải từ hoạt động y tế, Nghị định quy định:
- Chất thải y tế (trừ nƣớc thải đƣợc đƣa vào hệ thống xử lý nƣớc thải của cơ sở y tế) phải đƣợc phân loại tại nguồn thành chất thải lây nhiễm;
- Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm; chất thải phóng xạ và chất thải y tế thông thƣờng (chất thải rắn thông thƣờng; sản phẩm thải lỏng không nguy hại);
- Chất thải lây nhiễm phải đƣợc quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt với cấp độ cao nhất trong các cơ sở y tế, bảo đảm không phát tán mầm bệnh gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời;
- Trƣờng hợp để lẫn chất thải lây nhiễm vào chất thải rắn sinh hoạt, chất thải thơng thƣờng thì hỗn hợp chất thải đó phải đƣợc quản lý theo quy định về chất thải nguy hại;
- Đối với việc xử lý chất thải y tế nguy hại thì ƣu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trƣờng và bảo đảm việc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. Chất thải lây nhiễm sau khi khử khuẩn thì đƣợc xử lý nhƣ đối với chất thải thông thƣờng bằng phƣơng pháp phù hợp.
Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài Nguyên &Môi trƣờng xây dựng và ban hành Thông tƣ liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT ngày 22/12/2014, trong đó quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Tài Nguyên &Môi trƣờng, Sở Y tế, Sở Tài nguyên &Môi trƣờng trong việc quản lý và xử lý chất thải y tế. Thông tƣ cũng quy định rõ việc thanh tra và xử lý các cơ sở y tế gây nguy hại cho môi trƣờng. Văn bản này hỗ trợ bảo vệ sức khỏe của nhân viên y tế, cộng đồng dân cƣ và hạn chế mức thấp nhất các tác động gây ảnh hƣởng tiêu cực tới chất lƣợng môi trƣờng từ các hoạt động của các cơ sở y tế.
e) Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT
Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ tài nguyên và môi trƣờng về quản lý chất thải nguy hại, trong đó đƣa ra các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý chất thải nguy hại, các quy định về đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Bộ Tài Nguyên &Môi trƣờng chịu trách nhiệm cấp phép và quản lý việc vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại trong đó có chất thải y tế nguy hại. Đặc biệt trong Thơng tƣ 36 có kèm phụ lục quy định rõ những loại chất thải nào là chất thải nguy hại.
Thơng tƣ 36 có mấy điểm đáng chú ý hơn về quy định quá trình lƣu giữ, vận chuyển, và xử lý chất thải nguy hại so với các văn bản khác nhƣ sau: - Các phƣơng tiện, thiết bị lƣu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tƣ này.
- Phƣơng tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) đƣợc kết nối mạng thơng tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển chất thải nguy hại.
- Một phƣơng tiện, thiết bị chỉ đƣợc đăng ký cho một Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ các phƣơng tiện vận chuyển đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng hàng không.
- Cơng trình bảo vệ mơi trƣờng tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tƣ này ....
g) Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 giữa Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng quy định về quản lý chất thải y tế (thay thế Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế). Thơng tƣ này có hiệu lực từ 1/4/2016.
Đây là Thơng tƣ quy định xuyên suốt quá trình quản lý chất thải y tế khâu phát sinh đến xử lý chất thải y tế và các mơ hình xử lý chất thải y tế phù hợp. Thông tƣ cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý chất thải y tế.
h) Chỉ thị số 05/CT-BYT
Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 6/7/2015. Theo đó, các bệnh viện phải giao trách nhiệm quản lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng cho một khoa, phịng cụ thể; phân cơng một cán bộ chun trách về quản lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng để giúp lãnh đạo bệnh viện quản lý chất thải y tế; Bố trí kinh phí để mua sắm các dụng cụ, phƣơng tiện phục vụ việc phân loại thu gom, vận chuyển, lƣu giữ tạm thời chất thải trong bệnh viện đúng chủng loại, kinh phí mua hóa chất phục vụ việc xử lý chất thải y tế, kinh phí chi trả cho các hoạt động dịch vụ để xử lý chất thải y tế của bệnh viện theo quy định;
Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn y tế, khơng để tình trạng lọt chất thải rắn y tế nguy hại ra ngoài; Xử lý nghiêm các
cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định hiện hành về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế; Đƣa kết quả thực hiện về quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trƣờng là một nội dung thi đua khen thƣởng hàng năm.
i) Các quy chuẩn Việt Nam về chất thải y tế
Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng cũng đã ban hành các quy chuẩn Việt Nam về chất thải y tế gồm:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT; + Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế QCVN 02:2012/BTNMT;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế QCVN 55:2013/BTNMT.
k) Quy trình hệ thống ISO 9001:2008
ISO 9001: 2008 là một tiêu chuẩn quy định chuẩn mực cho một hệ thống quản lý khoa học, chặt chẽ đã đƣợc quốc tế cơng nhân. Nó đƣợc ban hành để dành cho tất các các doanh nghiệp từ doanh nghiệp rất lớn nhƣ các tập đoàn đa quốc gia đến doanh nghiệp nhỏ với nhân sự nhỏ hơn 10 ngƣời. ISO 9001: 2008 (tiêu chuẩn Việt Nam tƣơng đƣơng: TCVN ISO 9001: 2008) đƣa ra những yêu cầu mà hệ thống quản lý của doanh nghiệp mình cần đáp ứng.
Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lƣợng cho tổ chức nhƣ sau:
- Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng nhƣ các yêu cầu của luật định liên quan đến sản phẩm.
- Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Việc duy trì bao gồm việc cải tiến liên tục hệ thống nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định liên quan đến sản phẩm.
Căn cứ theo quy trình hệ thống ISO 9001: 2008, bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng quy chuẩn QT 39.HT cho quy trình quản lý chất thải rắn y tế.
2.3.3. Đánh giá chính sách công nghệ trong xung đột môi trường giữa bệnh viện Bạch Mai với cộng đồng dân cư xung quanh
Trong bối cảnh Việt Nam mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và ban hành các chính sách, đặc biệt là chính sách liên quan đến mơi trƣờng và bảo vệ mơi trƣờng giữ vai trị quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động thực tiễn. Việc ban hành văn bản pháp luật đối với xử lý xung đột môi trƣờng nhất là trong lĩnh vực y tế là rất cần thiết, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp, thậm chí mâu thuẫn nhau giữa các quy định pháp lý, khiến cho những hoạt động này không đạt đƣợc mục tiêu mong muốn.
Hệ thống chính sách về xử lý xung đột mơi trƣờng hiện nay chƣa đề cập cụ thể đến vai trò của cộng đồng dân cƣ và mối quan hệ giữa cộng đồng dân cƣ với cơ sở y tế. Trên thực tế, việc các cơ sở y tế, bệnh viện nằm trong khu dân cƣ là đã trở thành một phần thực thể của khu dân cƣ đó. Nó ln có mối quan hệ tƣơng hỗ và qua lại với nhau giữa khu dân cƣ và cơ sở y tế cũng nhƣ bệnh viện. Đó là mối quan hệ về đƣờng xá, mơi trƣờng sống, mối quan hệ về an ninh, mối quan hệ giữa ngƣời dân với cán bộ bệnh viện... Bất cứ một xung đột nào xảy ra thì mối quan hệ đó phải đƣợc xem xét tới đầu tiên.
Bệnh viện Bạch Mai cũng khơng nằm ngồi số các bệnh viện nêu trên. Việc thiết kế một khu xử lý rác thải riêng biệt tách xa khu dân cƣ là điều không thể. Nếu đi thuê hoặc mua thêm một địa điểm khác để xử lý vấn đề trên đối với bệnh viện Bạch Mai là không tƣởng trong bối cảnh giá đất đắt đỏ và nguồn kinh phí hiện rất hạn chế.
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (bệnh viện Bạch Mai) chịu trách nhiệm về xử lý và quản lý chất thải y tế. Trong số 57 cán bộ, nhân viên của Khoa đồng thời làm nhiều công tác khác nhau, bao gồm cả xử lý chất thải y tế, chỉ
có 01 cử nhân là có chun mơn về vấn đề môi trƣờng. Với lƣợng rác thải xả ra hàng ngày với khối lƣợng lớn nhƣ trên mà chỉ có một cử nhân về môi trƣờng thì khơng thể đảm bảo quản lý và theo dõi mang tính chuyên nghiệp cao. Với một lƣợng rác thải lớn nhƣ vậy, cần tới ít nhất 3 cử nhân về môi trƣờng, chuyên sâu trong lĩnh vực chất thải y tế mới có thể theo dõi và quản lý sát sao.
Nhƣ các cơ sở y tế khác trên toàn quốc, bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng nhóm chính sách cơng, chính sách thể hiện sự quản lý của nhà nƣớc đối với việc bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.
Theo quy định của nhóm chính sách cơng, các cơ sở y tế, bệnh viện phải có khu xử lý rác thải. Thực tế cho thấy bệnh viện Bạch Mai cũng nhƣ đa số các bệnh viện ở Việt Nam, nhất là trong các thành phố, đô thị lớn đƣợc xây từ thời kỳ bao cấp, do hạn chế về diện tích, đƣợc bố trí ở những khu vực chật chội, khó có thể bố trí đƣợc khu xử lý rác thải riêng biệt.
Với nguồn kinh phí cịn hạn chế, bệnh viện Bạch Mai đã cố gắng áp dụng những phƣơng pháp, chính sách phù hợp thực tế để làm tốt công tác xử lý chất thải y tế, hạn chế tối đa ảnh hƣởng của xung đột môi trƣờng với ngƣời dân song xung quanh. Việc sử dụng hệ thống xử lý chất lỏng, thuê công ty chuyên nghiệp xử lý chất thải rắn y tế nhƣ hiện nay bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng đáp ứng đƣợc một phần cơ bản vấn đề xung đột môi trƣờng.
Tuy nhiên với sự gia tăng dân số của khu vực, hạ tầng xuống cấp, lƣợng chất thải rắn và lỏng từ bệnh viện ngày một tăng cao do số lƣợng bệnh nhân đến khám, điều trị tại bệnh viện Bạch Mai ngày một tăng khiến cho nguy cơ xảy ra xung đột môi trƣờng giữa bệnh viện với ngƣời dân sống và làm việc ở xung quanh là hiện hữu.
Máy móc, trang thiết bị hiện nay bệnh viện Bạch Mai đang sử dụng còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc