8. Cấu trúc luận văn
1.4. Chất thải y tế
1.4.1. Khái niệm về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế
Theo Quy chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế (1999), Chƣơng 1, Điều 1 quy định: “Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phịng bệnh, nghiên cứu, đào tạo.”[5,tr.9]
Chất thải y tế tồn tại ở dạng vật chất rắn, lỏng và khí. Tùy theo mức độ nguy hại và những đặc điểm lý học, hóa học và sinh học mà chất thải y tế đƣợc phân loại theo các tiêu chí sau:
Căn cứ vào đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải chất thải đƣợc chia thành các nhóm sau:
* Nhóm chất thải lâm sàng:
- Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn (infectious waste): vật liệu thấm máu, dịch, băng gạc, bông băng, túi đựng dịch, dẫn lƣu v.v.
- Nhóm B: các vật sắc nhọn (sharps): nhƣ các loại kim tiêm, lƣỡi dao mổ, dao lam dùng trong y tế, ống thuốc tiêm vỡ v.v.
- Nhóm C: chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm nhƣ găng tay, lam kính, bệnh phẩm v.v.
- Nhóm D: chất thải dƣợc phẩm bao gồm dƣợc phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, thuốc gây độc tế bào kể cảc các lọ thuốc đã đƣợc sử dụng nhƣng còn tồn lƣu dƣ lƣợng, và hố chất có tính gây độc đối với tế bào.
- Nhóm E: bệnh phẩm (pathological waste): nhóm này bao gồm các mô và cơ quan ngƣời, động vật, một phần chi thể bị cắt bỏ do các can thiệp phẫu thuật (cần lƣu ý là đối với nhóm chất thải này thì ngay cả khi chúng khơng chứa nguồn lây nhiễm nhƣng cũng vẫn có khả năng gây ra tác động tâm lý rất mạnh).
* Nhóm chất phóng xạ: Nhóm chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt
động chuẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu nhƣ ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn có sử dụng hoặc bị nhiễm các đồng vị phóng xạ.
* Nhóm chất thải hố học: Chất thải hoá học bao gồm các hoá chất có
thể khơng gây nguy hại nhƣ đƣờng, axit béo, axít amin, một số loại muối v.v. và hố chất nguy hại nhƣ phóc-man-đê-hít, hố chất quang học, các dung mơi, hố chất dùng để diệt khuẩn y tế và dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong khử trùng, tẩy uế, thanh trùng v.v.
* Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất: Nhóm này bao gồm các bình
chứa khí nén có áp suất nhƣ bình đựng oxy, CO2 bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần, v.v. đa số các bình chứa khí nén này thƣờng dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không đƣợc tiêu hủy đúng qui cách.
* Nhóm chất thải sinh hoạt: Nhóm chất thải này có đặc điểm chung nhƣ chất thải sinh hoạt thông thƣờng từ các hộ gia đình gồm giấy loại, vải loại, vật liệu đóng gói bao gói, thức ăn cịn thừa, thực phẩm thải bỏ và chất thải ngoại cảnh nhƣ các loại lá cây, hoa quả rụng v.v.
* Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm,
hố học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế nhƣ các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xƣơng
kín. Những chất thải này khơng dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các cơng việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
* Căn cứ theo mức độ nguy hại, chất thải y tế đƣợc phân chia thành các nhóm sau:
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng nhƣ dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này khơng đƣợc tiêu hủy an tồn.
- Chất thải y tế không nguy hại là những loại khơng có khả năng gây độc, nhƣ giấy, nhựa, thực phẩm dƣ thừa… Đối với loại chất thải này không cần lƣu giữ và xử lý đặc biệt, nhƣng để bảo vệ môi trƣờng và cộng đồng, chúng cần đƣợc thu gom và xử lý phù hợp.
Phân loại theo dạng vật chất tồn tại của chất thải y tế bao gồm:
- Chất thải rắn y tế: Giấy các loại; kim loại, vỏ hộp; thuỷ tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa; bơng băng, bột bó gãy xƣơng; chai, túi nhựa các loại; bệnh phẩm; rác hữu cơ; đất đá và các vật rắn khác.
- Chất thải lỏng: bao gồm nƣớc thải và dịch từ các cơ sở y tế bao gồm
nƣớc thải phát sinh từ các hoạt động chăm sóc bệnh nhân và sinh hoạt trong bệnh viện. Nƣớc thải này có thể chứa vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ, bên cạnh đó cịn có nƣớc mƣa khơng chứa chất gây ơ nhiễm.
- Chất thải khí: là khí thải từ các cơng trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế.
Tùy theo từng loại chất thải y tế và dạng tồn tại của chất thải mà Bộ Y tế ban hành quy trình xử lý chất thải chuyên biệt. Bộ Y tế cũng đã ban hành quy trình chuyên biệt xử lý chất thải rắn cùng nhƣ ban hành quy trình vận chuyển
chất thải y tế và thời gian lƣu giữ chất thải y tế tại bệnh viện. Quản lý chất thải y tế chính là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lƣu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
1.4.2. Các phương pháp xử lý chất thải y tế
Để xử lý chất thải y tế, ngƣời ta sử dụng rất nhiều phƣơng pháp với mục tiêu giảm thiểu tối đa sự phát thải của chất thải y tế mà chủ yếu là chất thải y tế độc hại, bao gồm:
a) Tái sử dụng: Là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo chức năng mới, mục đích mới. b) Tái chế: Là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
c) Thu gom chất thải tại nơi phát sinh: Là q trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lƣu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
d) Xử lý ban đầu: Là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trƣớc khi vận chuyển tới nơi lƣu giữ hoặc tiêu hủy.
Xử lý và tiêu hủy chất thải: Là q trình sử dụng các cơng nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con ngƣời và mơi trƣờng. Đây chính là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của chất thải (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cơ lập, chơn lấp) với mục đích là khơng gây tác động xấu đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời.