I. Doanh thu (tỷ đồng) 3.875 4.768 5.486 6.360 1
2.2.3. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
* Những kết quả đạt được:
Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT Việt Nam trong thời gian vừa qua, có thể nhận thấy các DNBHPNT Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát triển thị trường, tăng trưởng doanh thu và cải thiện chất lượng hoạt động kinh doanh. Điều này biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, số lượng DNBHPNT trên thị trường ngày càng tăng, cùng với những nỗ
doanh thu phí BH ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí BH của thị trường BHPNT tương đối cao và ổn định. Trong đó thị phần doanh thu phí BH của các DNBHPNT Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao, điều đó khẳng định uy tín, hình ảnh và vị thế của các DNBHPNT Việt Nam trên thị trường. Doanh thu phí BH tăng đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thứ hai, với năng lực tài chính của mình, các DNBHPNT Việt Nam đã đảm bảo
khả năng thanh toán, khai thác các mảng thị trường và đầu tư cho công nghệ BH. Việc giải quyết bồi thường tốt giúp DN và khách hàng ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà Nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, các DNBHPNT đã góp phần lớn trong việc tạo cơng ăn việc làm cho xã
hội. Khi số lượng các DNBH tăng nhanh, với hàng trăm đại lý và môi giới BH, đồng thời nhận thức của xã hội đối với BH ngày một nâng cao do vậy đã thu hút một lượng lớn lao động trong xã hội.
Thứ tư, đi đôi với sự phát triển về lượng, thị trường BH cũng có sự cải thiện đáng
kể về chất lượng dịch vụ BH. Điều này thể hiện ở chỗ các DNBH tích cực cải tiến chất lượng mặt hàng, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm và phương thức bán hàng, bổ sung thêm quyền lợi, tăng cường các dịch vụ phụ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu BH phong phú, đa dạng của khách hàng. Ngoài ra các DNBHPNT Việt Nam cịn có nhiều chính sách như quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng, khuyến mại.., từ đó nâng cao nhận thức của cộng đồng về BH. Vì thế đối tượng và phạm vi của dịch vụ BHPNT Việt Nam ngày càng được mở rộng. Đáng chú ý trong thời gian gần đây, nhiều DNBHPNT hoạt động trên thị trường BH Việt Nam đã cung cấp nhiều sản phẩm BH mới khá độc đáo, hấp dẫn, một số sản phẩm được đánh giá cao như sản phẩm BH cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, BH trách nhiệm sản phẩm chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia cầm... Chính cạnh tranh đã thúc đẩy các DNBHPNT trong nước phải đổi mới sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Thứ năm, hoạt động đầu tư của các DNBHPNT Việt Nam ngày càng được mở rộng. Thông qua việc đa dạng hố các hình thức đầu tư, các hạng mục đầu tư, các DNBHPNT đã thu được phần lớn lợi nhuận, do đó lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các
DNBH đã trở thành xương sống nâng đỡ cho các DN. Ngồi ra, thơng qua hoạt động đầu tư các DNBHPNT đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
* Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các DNBHPNT Việt Nam cũng bộc lộ những hạn chế yếu kém của mình:
Thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBHPNT Việt Nam vẫn diễn ra
dưới nhiều hình thức khác nhau như: giảm phí, mở rộng điều khoản và trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng mua BH. Điều này đã dẫn đến hiện tượng một số khách hàng lợi dụng tình trạng trên để trục lợi BH, gây thiệt hại trực tiếp cho DN cũng như cho thị trường. Bên cạnh đó, một số nơi vẫn dùng các biện pháp can thiệp hành chính để ép các đơn vị trực thuộc mua BH. Trong khi đó chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được nâng cao, chưa quan tâm đầy đủ đến cơng tác đánh giá rủi ro, đề phịng và hạn chế tổn thất, giám định, bồi thường kịp thời và đầy đủ cho khách hàng. Có tình trạng trên cũng một phần là do pháp luật về cạnh tranh chưa được thực thi một cách nghiêm túc, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam chưa phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa các DNBH.
Thứ hai, hình ảnh của các DNBHPNT Việt Nam đến với người dân chưa cao. Người dân Việt Nam chỉ biết đến một số thương hiệu của Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO..,còn các DN khác ít được biết đến. Điều đó là do cơng tác tuyên truyền, quảng cáo và các biện pháp marketing còn thiếu hiệu quả. Trên thực tế, chỉ có một số DNBH như PJICO, Bảo Việt... đầu tư tương đối nhiều vào công tác marketing và tham gia vào các chương trình tài trợ lớn để quảng bá thương hiệu còn hầu hết các DN khác chưa chú trọng tới cơng tác này nên việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của các DN còn yếu, điều này đã hạn chế khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường của các DN.
Thứ ba, các DNBH chưa khai thác được một cách đáng kể tiềm năng của nền kinh
tế đất nước đang phát triển với tốc độ cao; mặc dù thu phí BH ngày càng tăng nhưng tỷ trọng doanh thu phí BHPNT tính trên GDP vẫn cịn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Ngành BH là một trong những ngành dịch vụ tài chính quan trọng của nền kinh tế, do đó sẽ đóng góp một phần lớn vào GDP nếu khai thác hết tiềm năng. Điều đó chủ
yếu là do lực lượng cán bộ chun mơn cịn yếu và thiếu cả về chất lượng và số lượng; năng lực tổ chức các hoạt động kinh doanh không theo kịp yêu cầu của sự phát triển.
Thứ tư, mặc dù chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa cao,
sản phẩm BH chưa đa dạng. Công tác phát triển sản phẩm mới, thiết lập mạng lưới bán hàng toàn quốc, chiến lược marketing.., đều là các hoạt động quan trọng mang lại sự phát triển lâu dài và tăng cường khả năng cạnh tranh cho DN nhưng địi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Nguyên nhân là do các DNBHPNT mới chỉ ưu tiên cho các lợi ích trước mắt mà quên tập trung vào các chiến lược kinh doanh lâu dài, hoạt động môi giới chưa phát triển, chất lượng đại lý BH chưa cao, điều này vơ tình làm cản trở các DN trong cuộc đua tranh ở tương lai.
Thứ năm, năng lực tài chính của các DNBHPNT Việt Nam cịn hạn chế, thể hiện ở
chỗ: các DNBHPNT có số vốn kinh doanh chưa lớn, đặc biệt là các DNBH cổ phần. Do sức ép về cổ tức nên các DN này chưa chú trọng tới việc tăng vốn để tăng cường khả năng tài chính mà hiện nay vẫn lệ thuộc vào tái BH; các quỹ dự phòng và dự trữ của DN còn nhỏ do thời thời gian hoạt động của các DN chưa nhiều (trừ Bảo Việt, Bảo Minh). Bên cạnh đó các quy định của Nhà nước về phương pháp trích lập dự phịng nghiệp vụ cịn có tính lỏng cao gây khó khăn cho việc kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý, cũng như việc đánh giá đúng thực trạng thực lực tài chính giữa các DNBHPNT.
Thứ sáu, đầu tư cho nguồn lực con người và công nghệ thông tin của các DNBHPNT Việt Nam chưa được chú trọng, công nghệ quản lý kinh doanh chưa được hiện đại hoá, thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực tính phí BH và trích lập dự phịng nghiệp vụ, thẩm định BH, quản lý rủi ro và đầu tư. Nguyên nhân một phần xuất phát từ thực trạng cơ cấu và chất lượng đào tạo chung của quốc gia và phần lớn là do tiềm lực tài chính của DNBH cịn hạn chế, nên chưa có sự chú trọng đúng mức đến đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên.
Thứ bảy, các DN chưa có sự quan tâm thích đáng cho hoạt động đầu tư, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hình thức đầu tư chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là gửi tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu Chính phủ. Các hình thức đầu tư khác như đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản, góp vốn cịn hạn chế, tính chun nghiệp chưa cao; ngoại trừ một số ít DNBH có doanh thu phí BH lớn, có tổ chức hoạt động đầu tư bài bản. Có tình trạng này là do, ở
Việt Nam trong thời gian qua khung pháp lý về hoạt động đầu tư của các DNBH chưa hoàn thiện, thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh, đầu tư vào bất động sản có nhiều biến động lớn.
Tất cả những yếu kém trên làm cho năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT Việt Nam bị hạn chế.
Qua việc phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của các DNBHPNT Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy rõ ràng các DNBH nói chung và các DNBHPNT Việt Nam nói riêng cần phải đánh giá lại những thế mạnh và điểm yếu của mình để có thể phát triển bền vững, nâng cao được năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, trước xu hướng mở cửa và hội nhập của thị trường DVBH Việt Nam, các DNBHPNT Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức cạnh tranh không chỉ giữa các DNBHPNT trong nước mà còn cả với DNBHPNT nước ngồi. Điều đó địi hỏi các DN này phải đón nhận hội nhập kinh tế như là một cơ hội của sự phát triển và đưa ra được các giải pháp mang tầm chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thắng thế trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển, xứng đáng là tấm lá chắn của nền kinh tế.