Khái quát về tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Viêt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam pdf (Trang 43 - 48)

III Công ty tái bảo hiểm: 1 công ty

2.2.1. Khái quát về tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Viêt Nam trong thời gian qua

Viêt Nam trong thời gian qua

Việc đa dạng hoá thị trường cùng với xu thế hội nhập quốc tế, việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường DVBH đã làm cho số lượng các DNBH tăng lên nhanh chóng phá vỡ cơ chế độc quyền, tạo nên cơ chế cạnh tranh gay gắt và đặt các DNBH hoạt động trên thị trường DVBH Việt Nam nói chung và thị trường BHPNT nói riêng trước những thách thức không nhỏ. Các DNBHPNT Việt Nam khơng chỉ cạnh tranh với nhau mà cịn phải tự khẳng định vị thế của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh để đối phó với các tập đồn BH lớn ở nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường DVBH Việt Nam trong thời gian tới theo các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia và ký kết.

Đi cùng với sự tăng trưởng cao trong kinh doanh, mức lợi nhuận hấp dẫn là sự cạnh tranh sống còn giữa các DN. Trong thời gian vừa qua, mặc dù các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp để kiểm sốt tình hình cạnh tranh trên thị trường nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều hình thức cạnh tranh khơng lành mạnh, đặc biệt là trên thị trường BHPNT. Tại cuộc họp giao ban giữa Bộ tài chính với 37 DNBH ngày 24/4/2007 vừa qua, Vụ Bảo hiểm đã đánh giá: "Bên cạnh sự tăng trưởng ổn định trong năm 2006, thị trường BHPNT nước ta vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm như cạnh tranh hạ phí, tăng chi phí khai thác, chưa kiểm soạt được trục lợi bảo hiểm, một số vấn đề về thỏa thuận trong khai thác bảo hiểm tàu biển, hàng hóa... chưa được thực hiện triệt để" [40, tr.13].

Những hình thức cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các DNBHPNT đang diễn ra ngày càng gay gia tăng tập trung chủ yếu trên một số mặt sau:

* Cạnh tranh về phí bảo hiểm:

Trong vịng 5 năm trở lại đây, tình trạng cạnh tranh trên thị trường BHPNT thơng qua hình thức giảm tỷ lệ phí BH đã diễn ra hết sức quyết liệt. Tỷ lệ phí BH liên tục giảm ở hầu hết các nghiệp vụ như: BH hàng hóa vận chuyển, BH thân tàu, BH kỹ thuật..., trừ nghiệp vụ BH hàng khơng vì tỷ lệ phí BH của nghiệp vụ này do thị trường thế giới quyết định. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ phí BH của nghiệp vụ hàng hoá xuất nhập khẩu bị giảm nhiều nhất (30%), cá biệt có những mặt hàng như sắt thép nhập khẩu, tỷ lệ phí BH giảm chỉ cịn 50% - 60% phí áp dụng của một năm trước đó. Năm 2003 tỷ lệ phí BH mặt hàng này trung bình khoảng 0,14% tổng giá trị lơ hàng, nhưng đến năm 2004 một DN đã "liều mình" đưa ra mức phí 0,08%. Và ngay sau đó, một số DN khác đã hạ phí xuống 0,06%. Phí BH phân bón “rơi tự do” từ 0,6% xuống 0,3 - 0,35%. Tiếp đến là phí BH hoả hoạn và rủi ro đặc biệt giảm trung bình gần 30% so với năm 2005. Nghiệp vụ BH thân tầu cũng giảm phí đáng kể.

Đằng sau việc hạ phí thấp, các DNBH đã sử dụng những chiêu thức gây bất lợi cho người tham gia BH. Chẳng hạn: một Công ty cần BH nhiều loại như: BH hàng hoá xuất nhập khẩu, cháy nổ, tai nạn xe cộ, rủi ro..., nếu phí BH hàng hoá xuất nhập khẩu giảm xuống thì phí BH của nhiều loại khác tăng lên. Ngồi ra, phí BH thấp thường đi kèm với dịch vụ kém chất lượng, cụ thể như tổn thất không được bồi thường kịp thời, thoả đáng.

Để đối phó với tình trạng hạ phí, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã chủ trì tổ chức cho các DNBHPNT ký thoả thuận về phí BH ở một số nghiệp vụ. Tuy nhiên vì cạnh tranh, các DNBH vẫn tiếp tục hạ phí thấp hơn mức phí tối thiểu đã cam kết. Hiện nay các công ty BH trong nước chỉ được khoản 20% tổng giá trị hàng xuất và 30% tổng giá trị hàng nhập. So với tiềm năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và lưu lượng hàng hoá vận chuyển trong nước thì số phí BH này cịn q thấp (có đến gần 90% kim ngạch hàng xuất khẩu và 70% kim ngạch hàng nhập khẩu vẫn chưa được các nhà BH trong nước khai thác). Thế nhưng, thay vì quảng bá tiếp thị để các công ty xuất nhập khẩu mua BH trong nước, các DNBHPNT chỉ lo hạ tỷ lệ phí và giành khách hàng của nhau.

Có thể nói việc giảm phí ở các nghiệp vụ để giành dịch vụ như hiện nay đang là nguy cơ rất lớn đe doạ tới sự phát triển an tồn của các DNBHPNT nói riêng và cả thị

trường BH nói chung bởi vì: các DNBHPNT hạ phí thường khơng dựa trên cơ sở số liệu thống kê về tình hình tổn thất của nghiệp vụ và kỹ thuật tính phí mà chủ yếu vì mục đích lơi kéo khách hàng. Song song với điều đó, các DN khơng tiến hành khảo sát rủi ro kỹ lưỡng, không chú trọng công tác hạn chế tổn thất. Tỷ lệ phí BH giảm nhưng tình hình tổn thất đang ngày càng xấu đi, tỷ lệ bồi thường tăng, chi phí khai thác tăng làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh BH ngày càng thấp. Có DN doanh thu cả 1.000 tỷ VND/năm nhưng lãi chỉ còn 1 tỷ VNĐ.

Lý giả về tình trạng hạ phí, Tổng giám đốc Bảo Việt Việt Nam phát biểu:

Khi một công ty mới gia nhập vào thị trường hoặc muốn giành khách hàng từ các công ty khác để tăng thị phần thì phương pháp cạnh tranh phổ biến nhất là hạ tỷ lệ phí và tăng chi phí hoa hồng trong khai thác. Tuy nhiên việc làm này sẽ gây khó khăn trong việc thu xếp tái bảo hiểm ra nước ngồi và có thể dẫn tới rủi ro là doanh nghiệp không thu xếp tái bảo hiểm được và phải gánh chịu toàn bộ tổn thất nếu xảy ra, có trường hợp sẽ vượt quá khả năng thanh toán của doanh nghiệp [40, tr.13].

* Cạnh tranh về chi trả hoa hồng

Hoa hồng là khoản chi phí mà các cơng ty trả cho đại lý để bù đắp các chi phí tìm kiếm, khai thác dịch vụ. Tỷ lệ hoa hồng chi trả cho đại lý khai thác dịch vụ BH được qui định tại Thông tư số 99/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài chính. DNBH khơng được phép chi trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng tham gia BH, tuy nhiên trên thực tế hầu như khơng có DNBH Việt Nam nào thực hiện nghiêm túc qui định này.

Để thu hút khách hàng, các DNBHPNT chi trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng dưới các hình thức khác nhau và với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức Bộ Tài chính qui định. Và để hợp lý hoá khoản chi này, nhiều DN đã biến tướng hoa hồng thành nhiều dạng khác nhau. Về mặt hình thức, các DN ký hợp đồng với các đại lý thực chất không tham gia khai thác dịch vụ để làm trung gian nhận hoa hồng cho phù hợp với qui định; về mặt nội dung, phần tỷ lệ hoa hồng cao hơn so với mức qui định được các DNBH lấy từ khoản chi khác (chi giao dịch, tiếp khách..,) để bù đắp, điều này làm tăng tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh BH, giảm sức cạnh tranh của DN, tạo thói quen xấu đối với thị trường và người tham gia BH.

Mới đây, nhằm ngăn chặn tình trạng và chi trả hoa hồng sai đối tượng, Bộ tài chính đã quyết định nâng tỷ lệ hoa hồng BH hàng hoá gấp 3 lần, từ 2% lên 6%. Tuy nhiên, hoa hồng BH vẫn còn khá thấp, chưa đủ sức tạo ra những đại lý BH chuyên nghiệp thực sự.

* Cạnh tranh về sản phẩm bảo hiểm

Do khơng cịn tình trạng độc quyền nên các DNBH đã chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung thêm quyền lợi cho các khách hàng tham gia BH, nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, trách nhiệm và nghĩa vụ của người tham gia BH cũng được phân định rõ ràng. Sự thay đổi trên đã mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Có thể nói cạnh tranh bằng sản phẩm BH là biểu hiện lành mạnh của thị trường.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các DNBH đã cung cấp nhiều sản phẩm khơng đúng với phạm vi nghiệp vụ BH; có điều kiện chỉ áp dụng cho một loại nghiệp vụ nhất định thì các DN đã áp dụng cho nhiều nghiệp vụ khác hoặc có những sửa đổi, bổ sung khơng cần thiết.

Ví dụ: Kết hợp cả BH thân vỏ Conteiner của người chuyên chở với hàng hóa của chủ hàng.

Trong bối cảnh thị trường đang phát triển, trình độ hiểu biết và nhận thức của khách hàng về BH còn hạn chế nhưng điều kiện để tiếp cận thông tin và lựa chọn sản phẩm của các DNBH đối với khách hàng vô cùng phong phú, nếu các DNBH tiếp tục chào bán các sản phẩm tuỳ tiện, không đúng với bản chất của từng loại nghiệp vụ BH sẽ để lại hậu quả xấu cho thị trường.

* Cạnh tranh trong khâu giải quyết bồi thường

Giải quyết bồi thường là quá trình DNBH thực hiện cam kết của mình đối với khách hàng khi xảy ra sự kiện BH. Thông qua chất lượng công tác bồi thường, DNBHPNT khẳng định vị thế và uy tín của mình, tăng cường và thắt chặt mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lợi dụng tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường BH để gây sức ép, đòi hỏi DNBH giải quyết bồi thường hơn mức tổn thất thực tế hoặc tìm cách để được bồi thường ngay cả khi tổn thất không thuộc phạm vi BH. Trong trường hợp này để cạnh tranh và giữ khách, các DNBH thường sử dụng đến giải

pháp “bồi thường thương mại” - tức là DNBH vẫn giải quyết bồi thường khi hồ sơ khiếu nại của khách hàng cịn chưa đầy đủ hoặc có tổn thất trong thực tế nhưng không thuộc phạm vi BH. Việc đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong khiếu nại địi bồi thường cũng chính là một hình thức tiếp tay cho việc trục lợi BH. Đây là một việc làm tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nhưng thực tế trên thị trường vẫn tồn tại tương đối phổ biến hiện tượng này, đặc biệt đối với các DNBHPNT nhỏ.

Bên cạnh những chiêu thức cạnh tranh nói trên thì hiện nay các DNBHPNT cịn cạnh tranh với nhau thông qua sự can thiệp hành chính. Các DNBH trong ngành thường được ngành tạo điều kiện và lợi thế để cung cấp dịch vụ BH cho các DN khác trực thuộc ngành hoặc qua mối quan hệ tạo điều kiện qua lại; một số DNBH đã được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh BH thông qua sức ép hành chính xuống các đơn vị trực thuộc. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng của các DNBH khác, đồng thời các DNBH được hỗ trợ sẽ sử dụng lợi thế của mình để hoạt động mà không quan tâm đến việc cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ lợi ích chung của nền kinh tế.

Nhìn vào thực tế những gì đang diễn ra trên thị trường BHPNT, có thể thấy cịn có khơng ít những động thái trong hoạt động kinh doanh không lành mạnh và đi trái với thoả thuận đã được các bên cùng cam kết. Tình trạng này là do rất nhiều nguyên nhân như: Hệ thống pháp lý về kinh doanh BH còn thiếu và chưa đồng bộ; các biện pháp chế tài còn chưa đủ mạnh nên dẫn tới hiện tượng các DNBHPNT vẫn vi phạm các thoả thuận về hợp tác và vẫn có hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh; Chế độ báo cáo thống kê định kỳ chưa được các DN thực hiện triệt để; Quản lý Nhà nước về kinh doanh BH chưa theo kịp sự phát triển của thị trường, phương thức kiểm tra, giám sát cịn nặng về hành chính,

Tuy nhiên tất cả những nỗ lực nhằm bổ sung và hồn thiện mơi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh BH, tất cả những cố gắng của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đều sẽ không mang lại hiệu quả thực sự nếu mỗi DNBH không thực hiện nghiêm những qui định của pháp luật và những thoả thuận mà các DN đã cùng nhau thống nhất. Nếu cứ kéo dài thực trạng cạnh tranh như hiện nay, các DNBH cũng sẽ “kiệt sức” và tất yếu nảy sinh các hành vi tiêu cực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam pdf (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)