Những cam kết đặt ra đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam pdf (Trang 26 - 31)

khi hội nhập kinh tế quốc tế

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước ngành BH Việt Nam đã tích cực ký kết những cam kết khi mở cửa thị trường DVBH. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các DNBHPNT Việt Nam phải hiểu rõ cam kết này để chuẩn bị cho chiến lược cạnh tranh mới khi những cam kết này được thực hiện:

* Cam kết theo Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ

Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết vào ngày13/07/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 sau khi Quốc hội hai nước phê chuẩn. Theo hiệp định này, Việt Nam đã đưa ra các cam kết trong các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh BH, trong đó có cam kết về việc các công ty BH của Mỹ tham gia vào thị trường DVBH Việt Nam. Nhìn chung sự hiện diện của các công ty BH Mỹ không bị hạn chế nhưng phải tuân thủ theo lộ trình tự do hố từng bước trong giai đoạn từ 3 - 5 năm:

- Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các cơng ty BH của Mỹ được thành lập công ty liên doanh với các đối tác được phép kinh doanh ở Việt Nam, trong đó tỷ lệ vốn góp của đối tác Mỹ không vượt quá 60% vốn pháp định.

- Sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cho phép thành lập Cơng ty BH 100% vốn của Mỹ.

- Ngoài ra, các cơng ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư của Mỹ không được phép kinh doanh các đại lý BH.

- Sau 3 năm đối với công ty liên doanh và 6 năm đối với công ty BH 100% vốn của Mỹ kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ xố bỏ việc khơng cho phép các công ty BH Mỹ kinh doanh các dịch vụ BH bắt buộc.

- Sau năm 2006, Việt Nam sẽ xoá bỏ tỷ lệ tái BH bắt buộc 20% qua Công ty tái BH quốc gia Việt Nam. Các DNBH không bị giới hạn ở tỷ lệ tái BH và công ty tái BH.

Theo nguyên tắc tối huệ quốc, những cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng sẽ áp dụng tương tự đối với những nước có quan hệ song phương với Việt Nam. Do đó, tác động của cam kết trên cịn được mở rộng sang các đối tác thương mại như EU, Nhật Bản, ASEAN... trong lĩnh vực kinh doanh BH.

* Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

Việt Nam đã gia nhập gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ cuối năm 2006. Các cam kết gia nhập WTO dựa trên quy định của pháp luật hiện hành và có tính đến các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. BH là lĩnh vực mà các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Canada gây sức ép để Việt Nam mở cửa hơn nữa thị trường DVBH. Gia nhập vào WTO, Việt Nam đã cam kết trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ như sau:

(1) Không hạn chế đối với:

- Dịch vụ BH cung cấp cho các DN, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam - Dịch vụ tái BH

- Dịch vụ BH vận tải quốc tế, bao gồm BH cho các loại rủi ro liên quan tới: + Vận tải biển quốc tế và vận tải hàng không thương mại quốc tế, với phạm vi BH, bao gồm bất kỳ hoặc tồn bộ các khoản mục sau: hàng hố vận chuyển, phương tiện vận chuyển hàng hoá và bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ đó;

+ Hàng hoá đang vận chuyển quá cảnh quốc tế - Dịch vụ môi giới BH và môi giới tái BH

- Dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính tốn, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường. (2) Không hạn chế, ngoại trừ: DNBH 100% vốn nước ngồi khơng được kinh doanh các dịch vụ bắt buộc, bao gồm BH trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, BH xây dựng và lắp đặt, BH các cơng trình dầu

khí và các cơng trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽ được huỷ bỏ vào ngày 1/1/2008. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, cho phép DNBH nước ngoài thành lập chi nhánh BHPNT, căn cứ vào các quy định thận trọng [44, tr.1006-1007].

* Cam kết trong khuôn khổ ASEAN:

Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN được ký kết tháng 12/1998 và có hiệu lực kể từ ngày 13/10/1999, 7 nước thành viên ASEAN (trừ Lào, Myanmar, Camphuchia), đã đưa ra các cam kết cụ thể trong lĩnh vực BH theo hướng huỷ bỏ về cơ bản những hạn chế về tiếp cận thị trường và tăng cường chiều sâu và phạm vi tự do hoá trong lĩnh vực BH.

Hiện nay, các nước ASEAN đang trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định thư số 5 về thiết lập chương trình chung của ASEAN về BH trách nhiệm bắt buộc đối với bên thứ ba của chủ xe cơ giới.

Nhìn chung, các cam kết về mở cửa thị trường DVBH trong khuôn khổ ASEAN chủ yếu vẫn mang tính chất cam kết chung mà chưa có được các cam kết có tính cụ thể. Điều này giúp giảm nhẹ các sức ép về cam kết hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực BH.

* Cam kết trong khuôn khổ APEC:

APEC được thành lập tháng 11/1989, đến nay có 18 thành viên. Mục tiêu chủ yếu của APEC là duy trì sự phát triển và tăng trưởng vì các nước trong khu vực, tăng cường kinh tế cho khu vực... Mục tiêu của APEC là tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2010 đối với các nước phát triển và 2020 đối với các nước đang phát triển. Lĩnh vực BH là một trong những lĩnh vực được ưu tiên trong hợp tác trong khuôn khổ APEC. Hàng năm, các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam đã xây dựng các chương trình hành động trong lĩnh vực BH, trong đó tập trung vào việc xác định những lĩnh vực còn tồn tại các rào cản thương mại, bãi bỏ dần các hạn chế về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của các thị trường DVBH trong nước để chuẩn bị cho xu hướng tự do hoá.

Như vậy, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, có thể nói Việt Nam là một trong những nước có mức độ mở cửa thị trường BH tương đối thống nhất. Có thể nhận thấy điều này qua Bảng 1.2 sau:

Biểu 1.2: So sánh mức độ mở cửa thị trường bảo hiểm

của một số nước đang phát triển

Nước Hiện trạng mở cửa tại thời điểm 1997

Cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong WTO

Brazil

Cho phép liên doanh bảo hiểm với 50% vốn nước ngoài, với điều kiện cổ đơng nước ngồi có cổ phần lớn nhất không quá 30%. Cấm hồn tồn hình thức chi nhánh và 100% vốn nước ngoài ngoại trừ đối với kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ. Tái bảo hiểm do Nhà nước độc quyền.

- Cho phép thành lập DNBH 100% vốn nước ngoài trên cơ sở phê duyệt theo từng trường hợp cụ thể của cơ quan quản lý chuyên ngành

- Bảo lưu quyền cấm chi nhánh

Trung Quốc

Quá trình xin cấp phép kéo dài 3 năm. Chỉ cho phép liên doanh với 49% vốn nước ngồi. Tính đến năm 1997, chỉ có 3 giấy phép liên doanh được phê duyệt. Hạn chế đối với việc chuyển lợi nhuận về nước của bên liên doanh nước ngoài. Các DNBH liên doanh với nước ngoài chỉ được kinh doanh các lĩnh vực không cạnh tranh với các DNBH Nhà nước

- Cho phép mở rộng hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm y tế và bảo hiểm hưu trí sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Bảo hiểm tài sản và tai nạn được phép thực hiện ngay khi cấp phép.

- Cho phép 50% vốn góp bên ngồi đối với bảo hiểm nhân thọ và 51% đối với bảo hiểm phi nhân thọ. Các công ty liên doanh được phép thành lập chi nhánh ngay sau khi cấp giấy phép. Sau 2 năm, các doanh nghiệp này được phép mở công ty con. Thị trường tái bảo hiểm được mở cửa hoàn toàn kể từ khi các cam kết trong Hiệp định có hiệu lực.

Nước Hiện trạng mở cửa tại thời điểm 1997

Cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong WTO

phạm vi địa lý cũng như phạm vi sản phẩm được phép kinh doanh - Nới lỏng dần các yêu cầu về mức vốn pháp định ban đầu.

ấn Độ Không mở cửa Không cam kết

Inđônê xia

Cho phép liên doanh với 80% vốn nước ngồi. Chỉ có các DNBH có vốn nước ngoài thành lập ở Inđơnêxia trước 1972 mới có thể chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngồi. Các DNBH có vốn đầu tư nước ngồi phải có vốn pháp định ban đầu cao hơn so với doanh nghiệp trong nước. Chỉ liên doanh mới được cung cấp dịch vụ cho người Inđônêxia.

- Cho phép thành lập DNBH 100% vốn nước ngoài.

- Bảo lưu quyền không cho phép mở chi nhánh

- Xoá bỏ dần phân biệt đối xử về vốn pháp định

Malays ia

Cho phép liên doanh với 49% vốn nước ngồi. Khơng bảo lưu giấy phép cho các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn 49% được thành lập trước năm 1997. Không cho phép thành lập thêm chi nhánh mới (ngoại trừ tái bảo hiểm). Năm 1998 khơng chấp nhận hình thức chi nhánh mà yêu cầu chuyển đổi thành doanh nghiệp. Các DNBH có vốn đầu tư nước ngồi khơng được cung cấp dịch vụ bảo hiểm tàu, hàng không và tài sản.

- Tăng tỷ lệ vốn nước ngoài lên 51% - Không áp dụng điều khoản bảo lưu điều kiện ưu đãi hơn đối với các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày thực hiện cam kết

Nước Hiện trạng mở cửa tại thời điểm 1997

Cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong WTO

Mêxicô Cho phép liên doanh với 49% vốn nước ngoài

- Cho phép thành lập DNBH 100% vốn đầu tư nước ngoài

Philipp ines

Cho phép liên doanh với 40% vốn nước ngoài. Không cho phép mở chi nhánh

- Tăng tỷ lệ vốn nước ngoài lên 51% trong liên doanh

- Cho phép thành lập DNBH 100% vốn nước ngoài

- Bảo lưu quyền không cho phép mở chi nhánh

Thái Lan

Cho phép liên doanh với 25% vốn nước ngoài đối với dịch vụ bảo hiểm trực tiếp. Cho phép liên doanh với 49% vốn nước ngoài đối với dịch vụ phụ trợ. Cho phép mở chi nhánh

- Cam kết giữ nguyên mức mở cửa tại thời điểm 1997

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam pdf (Trang 26 - 31)