I. Doanh thu (tỷ đồng) 3.875 4.768 5.486 6.360 1
3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
thọ Việt Nam
Bất cứ một DN nào muốn tồn tại và phát triển đều cần có tiềm lực tài chính hùng mạnh. Nguồn tài chính của DN có thể bằng nhiều hình thức như: nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay, ngân sách trợ cấp. Nguồn tài chính của DN quyết định đến khả năng thực hiện cam kết với khách hàng, là cơ sở để các DNBH luôn đảm bảo khả năng thanh toán; quyết định đến khả năng nhận tái BH của DN và đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng chính sách giá, phát triển sản phẩm mới, thị trường mới, mở rộng quy mô kinh tế và hoạt động đầu tư của DNBH... Có thể nói nguồn tài chính đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định đến năng lực cạnh tranh của các DNBH nói chung và các DNBHPNT nói riêng.
Để tăng khả năng tài chính của các DNBHPNT Việt Nam trong thời gian tới, cần phải:
* Thứ nhất, tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm của các nước có ngành BH phát triển, để thị trường BH phát triển an toàn, hiệu quả và tăng cường được năng lực cạnh tranh thì địi hỏi các DNBH phải có số vốn cao hơn số vốn tối thiểu gọi là vốn phát triển. Trong thực tế ở nước ta thì hầu hết các DNBHPNT mới chỉ mới đáp ứng được mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của “Luật kinh doanh bảo hiểm”. Giải pháp để tăng vốn đầu tư với mỗi loại hình DNBH Việt Nam cần thực hiện là:
+ Đối với các DNBHPNT Nhà nước: Sau khi sắp xếp kiện toàn tổ chức, DN tự bổ sung vốn từ nguồn vốn tự có hoặc theo các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. Nhà nước cần có kế hoạch bổ sung vốn cho các DNBH này. Đối với những DNBHPNT Nhà nước có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, có uy tín và quy mơ hoạt động lớn thì nên hình thành tập đồn tài chính, mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực để có thể tận dụng được nhiều lợi thế cũng như nguồn lực sẵn có.
+ Đối với các DNBHPNTcổ phần: Cần huy động vốn thông qua việc gọi vốn từ
các cổ đông, phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng trên thị trường chứng khoán hoặc thực hiện một số hình thức khác như có chính sách bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại; ngoài ra các DNBH cổ phần có thể nghiên cứu việc tăng vốn theo hướng sáp nhập, hợp nhất hoặc mua bán lại công ty.
* Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác tái bảo hiểm:
Thực hiện tốt công tác tái BH giúp DN có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh BH trực tiếp, tăng khả năng khai thác từ đó tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Nâng cao chất lượng cơng tác tái BH địi hỏi DN phải xây dựng được phương án tái BH hợp lý đảm bảo đồng thời hai mục đích là phân chia, phân tán rủi ro và giảm phí nhượng tái BH; nâng cao tỷ lệ phí giữ lại. Đối với hoạt động nhận tái BH, DN phải xem xét, đánh giá rủi ro kỹ lưỡng trước khi nhận tái BH để giảm chi bồi thường nhận tái BH.
Để nâng cao chất lượng công tác tái BH, DN phải thực hiện tốt việc phân chia rủi ro làm cơ sở xây dựng phương án tái BH. Ngoài ra, DN phải tập hợp được đội ngũ cán bộ có chun mơn sâu về nghiệp vụ BH, giỏi ngoại ngữ, có khả năng phán đốn và đánh giá rủi ro.
* Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn
Qua thực trạng hoạt động đầu tư của các DNBHPNT Việt Nam trên thị trường, có thể thấy hầu hết các DN chỉ tập trung đầu tư vốn nhàn rỗi dưới hình thức tiền gửi ngân hàng và trái phiếu Chính phủ, đây là những hình thức đầu tư an toàn nhưng hiệu quả mang lại không cao, tỷ suất lợi nhuận đầu tư thấp
Trong thời gian tới, để hoạt động đầu tư vốn thực sự phát huy vai trò hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh BH trực tiếp, góp phần củng cố năng lực tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT, thì các DN cần phải phải thực hiện tốt các khâu sau đây:
+ Mở rộng lĩnh vực đầu tư, nâng tỷ trọng đầu tư dưới các hình thức đầu tư chứng khoán, uỷ thác đầu tư, góp vốn liên doanh, cho vay. Trong hoạt động đầu tư của thị trường BH các nước kinh tế phát triển trên thế giới thì đầu tư vào chứng khốn là hoạt động đầu tư quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho các công ty bảo hiểm. Thơng thường thì đầu tư chứng khoán chiếm đến 70% tổng vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp... ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường chứng khoán sẽ phát triển tạo thêm cơ hội đầu tư cho các DNBH. Tuy nhiên, để hoạt động đầu tư chứng khốn đảm bảo được tính an tồn và sinh lời, các DNBHPNT Việt Nam cần phải chuẩn bị về mặt nhân sự cũng như trình độ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán cho hoạt động đầu tư này.
Bên cạnh đó các DNBH cũng có thể lựa chọn hình thức uỷ thác đầu tư, góp vốn liên doanh hoặc cho vay để đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. Thơng qua việc cho vay vốn, DN vừa thực hiện hoạt động đầu tư vừa thực hiện chính sách khách hàng
+ Xây dựng chiến lược đầu tư thích hợp và gắn với chiến lược kinh doanh.
Xét về lâu dài, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các DNBH sẽ là cổ phiếu, trái phiếu, tuy nhiên trong điều kiện thị trường tài chính ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, bên cạnh việc xác định xu hướng đầu tư lâu dài vào cổ phiếu, trái phiếu thì đầu tư vào bất động sản và cho vay có thể là những lĩnh vực có nhiều cơ hội trước mắt phù hợp với nguồn vốn đầu tư của các DNBH. Việc đầu tư vào hai lĩnh vực này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng về định giá bất động sản, thủ tục hồ sơ trong xây dựng, quy hoach cũng
như khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả phương án.., đây vẫn là những điểm yếu của các DNBH Việt Nam nói chung và DNBHNPNT nói riêng.
+ Xây dựng chương trình quản lý ngân quỹ.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh BH, các DNBHPNT thường xuyên có một lượng tiền mặt lớn do khách hàng nộp phí bảo BH. Tại các chi nhánh cũng có lượng tiền mặt khá lớn. Nguồn tiền lớn nhưng không tập trung và phân bố không đều sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp và gây khó khăn cho DN trong cơng tác quản lý. Do đó, các DN cần phải xây dựng chương trình quản lý ngân quỹ để quản lý và điều tiết lượng tiền mặt tối đa các chi nhánh được phép để lại. Phần tiền còn lại phải chuyển về DN để DN có thể tập trung các nguồn lực tài chính tạm thời nhàn rỗi này vào đầu tư ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.