Đối với ngân hàng Oceanbank Bắc Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại tnhh mtv đại dương – chi nhánh bắc giang (Trang 70 - 76)

3.4 Kiến nghị

3.4.2 Đối với ngân hàng Oceanbank Bắc Giang

64

Đưa ra các gói sản phẩm, các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với khách hàng cũ và khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch.

Luôn quan tâm đến khách hàng, củng cố và tạo dựng niềm tin của khách hàng với ngân hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, cử nhân viên đi quảng bá sản phẩm mới cho các doanh nghiệp ngoại thương, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Ngân hàng cần chú trọng tới công tác đào tạo và tái tạo các thanh toán viên, tạo cơ hội cho họ cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Hơn nữa, ngân hàng nên thành lập quỹ đào tạo, liên hệ với các Ngân hàng đại lý cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm và thực tế ở nước ngoài.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ thanh toán viên của ngân hàng còn thiếu, một cán bộ phải kiêm nhiều công việc khác nhau, giải quyết công việc đôi khi bị chồng chéo. Do đó, ngân hàng Oceannbank Bắc Giang cần bổ sung nhân lực cho chi nhánh, nhất là cán bộ nhân viên có kiến thức chun mơn nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và am hiểu tin học.

Bên cạnh đó, ngân hàng nên đa dạng hóa các hình thức vay tài trợ, nâng cao mức chiết khấu bộ chứng từ và có chính sách cho vay ưu đãi đối với các khách hàng có uy tín, có nguồn trả nợ đảm bảo.

65

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế hợp tác và hội nhập. Trong điều kiện này, hoạt động thanh tốn quốc tế ngày càng đóng một trọng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thanh tốn quốc tế là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau. Nếu khơng có hoạt động thanh tốn quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, an tồn, chính xác thì quan hệ lưu thơng tiền tệ giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu sẽ được giải quyết thông suốt và hiệu quả. Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các ngân hàng. Một mặt, nó là dịch vụ có thể mang lại nguồn thu nhập khá ổn định, giúp ngân hàng có một nguồn tài trợ ngoại hối nhất định. Ngoài ra, dịch vụ thanh tốn này cịn giúp chứng tỏ tầm quan trọng của ngân hàng trên thị trường quốc tế bằng cách kết nối với các đối tác trên thế giới.

Thời gian qua, Oceanbank Bắc Giang đã thực hiện tốt vai trò là ngân hàng trung gian thanh tốn quốc tế. Ngân hàng đã có nhiều thành cơng và đang tiếp tục hồn thiện, phát triển mảng kinh doanh này. Văn phòng chi nhánh đã trở thành đối tác tin cậy, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Qua phân tích, đánh giá hoạt động thanh tốn quốc tế tại ngân hàng Oceanbank Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Bắc Giang. Qua q trình tìm hiểu, có thể nhận thấy ngồi các thành tựu đạt được, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn do các ngun nhân khách quan và chủ quan nhưng nếu khắc phục những hạn chế đó, chi nhánh sẽ có đủ điều kiện để hội nhập và phát triển trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, nhất là trong bối cảnh ngành Ngân hàng Việt Nam đang đững trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các Ngân hàng nước ngoài.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Lan (2022), “Năm 2021, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 668 tỷ USD” Báo Quân đội Nhân dân.

2. ICC (2010), Incoterms 2010 – Quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa, NXB Thông tin và truyền thông.

3. ICC (2007), UCP600 – Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ,

NXB Thống kê.

4. Ngân hàng Ngoại thương – Biểu phí dịch vụ ngân hàng Vietcombank. https://portal.vietcombank.com.vn/

5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam – Biếu phí dịch vụ ngân hàng Agribank.

https://www.agribank.com.vn/

6. Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương Oceanbank. https://oceanbank.vn/

7. Đinh Xuân Trình (2012), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương – Tài trợ Thương mại quốc tế, NXB Thống kê.

67

PHỤ LỤC

Một số quy định chung của nhà nước về thanh toán quốc tế Về chứng từ thanh toán

 Chứng từ sử dụng trong thanh toán phải được lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng và phù hợp với quy định của nhà nước.

 Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và sử dụng.

 Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ do ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy trình thanh tốn đối với từng loại hình dịch vụ theo quy định tại Thơng tư này và các quy định của pháp luật liên quan.

 Các thông tin, dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm soát đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và tính tồn vẹn của thơng tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa và tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.

Một số quy tắc thống nhất về tín dụng chứng từ

Theo UCP 600 Điều 6: Thanh tốn, ngày hết hạn và nơi xuất trình

a. Thư tín dụng phải quy định có giá trị thanh tốn với ngân hàng nào đó hoặc với bất kỳ ngân hàng nào. Một thư tín dụng có giá trị thanh tốn với ngân hàng chỉ định thì cũng có giá trị thanh tốn với ngân hàng phát hành.

b. Một thư tín dụng phải quy định hoặc là có giá trị thanh tốn trả ngay, trả sau, chấp nhận hoặc có giá trị chiết khấu.

c. Một thư tín dụng khơng được phát hành là có giá trị thanh toán bằng một hối phiếu ký phát địi tiền người u cầu mở thư tín dụng.

d. Thư tín dụng phải quy định ngày hết hạn xuất trình. Ngày hết hạn thanh tốn hoặc chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn xuất trình.

Địa điểm của ngân hàng mà với ngân hàng đó, thư tín dụng có giá trị thanh tốn cũng là địa điểm xuất trình. Địa điểm xuất trình của một thư tín dụng có giá trị thanh tốn với bất cứ ngân hàng nào là địa điểm xuất trình của ngân hàng bất kỳ đó. Địa điểm xuất

68

trình khác với địa điểm của ngân hàng phát hành là địa điểm bổ sung vào địa điểm ngân hàng phát hành.

e. Trừ trường hợp đã quy định theo luật, việc xuất trình chứng từ bởi người thụ hưởng hoặc bởi người thay mặt người thụ hưởng phải được thực hiện trước hoặc vào ngày hết hạn.

Điều 15: Bộ chứng từ xuất trình hợp lệ

a. Khi một ngân hàng phát hành xác định việc xuất trình là phù hợp, thì bắt buộc phải thanh toán

b. Khi một ngân hàng xác nhận xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán hoặc chiết khấu hoặc chuyển giao các chứng từ tới ngân hàng phát hành. Khi một ngân hàng chỉ định xác định việc xuất trình là phù hợp và ngân hàng đó thanh tốn hoặc chiết khấu, thì nó phải chuyển giao các chứng từ đến ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng phát hành.

Một số quy tắc thống nhất về nhờ thu

Theo UCP 600 Điều 5: Xuất trình chứng từ

a. Việc xuất trình là một thủ tục mà ngân hàng xuất trình chứng từ địi tiền người trả tiền như đã chỉ thị.

b. Trong chỉ thị nhờ thu cần ghi chính xác khoảng thời gian mà trong quãng thời gian đó người trả tiền phải thực hiện thanh toán.

Các từ như: “Thứ nhất” , “ Ngay”, “ Lập tức” và các từ tương tự khơng nên dùng có liên quan đến việc xuất trình hoặc dẫn chiếu đến bất cứ thời hạn nào mà trong thời hạn đó chứng từ phải được tiếp nhận hoặc đối với bất cứ hành động nào mà người trả tiền phải thực hiện. Nếu những từ như thế được sử dụng thì ngân hàng sẽ khơng xem xét đến.

c. Các chứng từ xuất trình tới người trả tiền phải nguyên vẹn, trừ khi các ngân hàng được phép dán vào đó bất cứ con tem cần thiết nào với chi phí do người nhờ thu phải chịu, trừ khi có chỉ thị ngược lại và ngân hàng tiến hành bất cứ ký hậu cần thiết nào hay đóng bất kỳ dấu nào hoặc các ký hiệu do tập quán hoặc theo yêu cầu của nghiệp vụ nhờ thu.

d. Để thực hiện hiệu quả của việc nhờ thu, ngân hàng chuyển sẽ dùng ngân hàng do người nhờ thu chỉ thị để làm ngân hàng thu tiền. Trong trường hợp khơng có sự chỉ định như thế, thì ngân hàng chuyển có thể dùng bất kỳ ngân hàng nào của chính mình hoặc

69

chọn một ngân hàng khác ở nước trả tiền hoặc chấp nhận thanh tốn hoặc ở một nước mà ở đó các điều kiện nhờ thu là phù hợp.

e. Các chứng từ và chỉ thị nhờ thu có thể do ngân hàng chuyển gửi trực tiếp cho ngân hàng thu hoặc qua một ngân hàng khác làm trung gian.

f. Nếu ngân hàng chuyển khơng chỉ định một ngân hàng xuất trình nào riêng biệt thì ngân hàng thu sẽ tự chọn một ngân hàng xuất trình.

Các hành vi bị cấm trong thanh toán quốc tế

 Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, thay thế phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.

 Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, cơ sở dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.

 Cung cấp thơng tin khơng trung thực trong q trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh tốn, dịch vụ trung gian thanh toán.

 Tiết lộ, cung cấp thơng tin có liên quan đến tiền gửi của chủ tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng đúng theo quy định của pháp luật.

 Mở hoặc duy trì tài khoản thanh tốn nặc danh, mạo danh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại tnhh mtv đại dương – chi nhánh bắc giang (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)