Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C)

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại tnhh mtv đại dương – chi nhánh bắc giang (Trang 28 - 34)

1.2.3.1 Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng mở thư tín dụng theo u cầu của khách hàng. Khi đó, người u cầu mở thư tín dụng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác là người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó. Khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

1.2.3.2 Đặc điểm

Đây là phương thức thanh toán phổ biến nhất và hoàn thiện hơn những phương thức khác.

Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi của cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, do ngân hàng cam kết thanh tốn cho nhà xuất khẩu, cịn bên nhập khẩu sẽ được ngân hàng xem xét và kiểm tra để đảm bảo hàng hóa được giao đầy đủ, đúng hạn và chính xác.

Trong phương thức này ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong thanh tốn chứ khơng chỉ là trung gian như các phương thức thanh toán khác.

1.2.3.3 Các bên tham gia

Người yêu cầu phát hành thư tín dụng (Applicant): Đó chính là người nhập

khẩu hàng hóa: Người nhập khẩu hàng hóa hoặc là người nhập khẩu hàng hóa ủy thác cho người khác.

22

Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Opening bank): Là ngân hàng đại diện cho

người nhập khẩu, cấp tín dụng cho người nhập khẩu.

Người được hưởng lợi thư tín dụng (Benificiary): Là người xuất khẩu: Người

xuất khẩu hay bất cứ người nào mà được hưởng lợi chỉ định.

Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là ngân hàng ở nước được hưởng lợi.

Ngồi ra cịn một số chủ thể khác như:

Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của

ngân hàng phát hành cùng đứng ra cam kết thanh toán với ngân hàng phát hành trong trường hợp người xuất khẩu khơng tín nhiệm ngân hàng phát hành, họ muốn có một sự đảm bảo chắc chắn hơn về L/C thì họ có thể u cầu thư tín dụng phải được xác nhận bởi một ngân hàng khác.

Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): là ngân hàng xác nhận hoặc

bất cứ ngân hàng nào khác được ngân hàng ủy nhiệm để khi nhận bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C sẽ thanh toán, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn, thương lượng thanh tốn. Sau đó, các ngân hàng này sẽ đứng ra địi tiền ngân hàng phát hành…

Ngân hàng thanh toán (The paying bank): ngân hàng mở thư tín dụng hoặc

ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh tốn trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu.

Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là Ngân hàng đứng ra

thương lượng cho bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C qui định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C qui định thương lượng tại một ngân hàng nhất định.

23

Sơ đồ 1.4. Quy trình thực hiện phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ

(1) (5) (2) (10) (9) (6) (4) (11) (3) (7) (8)

(1) Hai bên xuất khẩu và nhập ký kết hợp đồng thương mại, quy định phương thức thanh toán L/C.

(2) Người nhập khẩu làm đơn đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng.

(3) Căn cứ đơn đề nghị mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thơng quan ngân hàng thông báo.

(4) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã mở. (5) Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu. (6) Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ hàng hóa thanh tốn gửi về

ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thơng báo) để yêu cầu thanh tốn. Thơng thường một bộ chứng từ L/C bao gồm các chứng từ như hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, bảo hiểm, CO và có thể thêm cả giấy giám định chất lượng. (7) Ngân hàng thông báo nhận, kiểm tra và chuyển bộ chứng từ gốc sang cho ngân

hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán.

(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thơng báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu khơng phù hợp thì từ chối thanh tốn.

(9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhận.

Người nhập khẩu

Ngân hàng thông báo L/C Ngân hàng mở L/C

24

(10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu.

(11) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng.

Thơng qua nội dung và quy trình các bước tiến hành phương thức tín dụng chứng từ như đã mô tả trên đây, chúng ta thấy rằng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu trong việc được ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cịn đối với nhà nhập khẩu thì được ngân hàng đứng ra xem xét, kiểm tra bộ chứng từ nhằm đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận đủ hàng, đúng thời hạn giao hàng và chính xác hàng hóa đặt mua trước khi trả tiền.

Trong thực tiễn thanh tốn quốc tế, đơi khi cũng xảy ra một số trường hợp khơng hồn tồn giống như quy trình trên. Ví dụ, hàng đã về nhưng nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ, trong trường hợp này nếu muốn nhận hàng ngay nhà nhập khẩu phải làm thế nào? Họ phải thực hiện cam kết đối tịch với ngân hàng rằng sẽ thanh tốn vơ điều kiện dù chứng từ có khác biệt. Ngân hàng sẽ bằng sự tín nhiệm của mình đề nghị đại lý tàu biển giao hàng cho người nhập khẩu dù chưa có vận đơn gốc và cam kết chịu trách nhiệm về điều đó. Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ, ngân hàng tiến hành ký hậu vận đơn, người nhập khẩu sẽ mang vận đơn tới đại lý tàu biển đổi lấy cam kết đối tịch để hủy cam kết đó.

Ưu và nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ Ưu điểm

Người nhập khẩu:

L/C là công cụ giúp người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng ký kết các điều kiện về hàng hóa, thời gian giao hàng, chứng từ,…

Người nhập khẩu có thể chủ động mở tín dụng chứng từ để mua hàng hóa theo u cầu của mình và được ngân hàng cam kết thanh tốn lơ hàng nhập khẩu.

Khi vận dụng phương thức thanh tốn bằng tín dụng chứng từ thì người nhập khẩu n tâm vì người xuất khẩu sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định của tín dụng chứng từ.

Người xuất khẩu:

Khi nhận được tín dụng chứng từ thì nhà xuất khẩu an tâm vì có được sự cam kết thanh tốn của ngân hàng phát hành. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà nhà nhập khẩu khơng đủ khả năng thanh tốn, thậm chí bị phá sản thì ngân hàng phát hành tín dụng

25

chứng từ vẫn đảm bảo thanh tốn tín dụng chứng từ. Ngay cả khi người nhập khẩu muốn trì hỗn hoặc ngăn cản việc thanh tốn thì người xuất khẩu vẫn có thể được đảm bảo thanh toán nếu người xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện mà tín dụng chứng từ quy định.

Người xuất khẩu trong trường hợp nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành tín dụng chứng từ thì có thể thỏa thuận với người nhập khẩu áp dụng tín dụng chứng từ xác nhận. Nếu trong trường hợp ngân hàng phát hành khơng thanh tốn tín dụng chứng từ thì ngân hàng xác nhận sẽ đảm bảo thanh tốn tín dụng chứng từ.

Trường hợp sử dụng tín dụng chứng từ khơng thể hủy ngang, người nhập khẩu và ngân hàng phát hành chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ tín dụng chứng từ cần phải sự chấp thuận của người xuất khẩu.

Trong trường hợp người xuất khẩu cần được tài trợ trước khi gửi hàng, thì có thể thương lượng với người mua phát hành một tín dụng chứng từ có điều khoản đó.

Nhược điểm

Quy trình thanh tốn rất tỉ mỉ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ.

Với các cơng ty nhỏ thì chi phí L/C cao so với TT và thủ tục phức tạp hơn nhiều; nhân viên kế tốn khơng có kinh nghiệm có dẫn đến phải tu chỉnh L/C.

Nếu sự hiểu biết không nhất quán hoặc không thể đáp ứng một số điều khoản hoặc điều kiện của người mua được quy định trong tín dụng chứng từ thì người bán có thể khơng được đảm bảo thanh tốn hoặc có thể bị trì hỗn thanh tốn. Đặc biệt đối với tín dụng chứng từ vào bất kì lúc nào mà khơng cần phải báo trước hay được sự chấp nhận của người xuất khẩu.

Cịn trong tín dụng chứng từ khơng hủy ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam kết thanh tốn. Nếu như ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc luật pháp của quốc gia người nhập khẩu có những hạn chế thanh toán thì người xuất khẩu phải chịu những rủi ro khơng được thanh tốn hoặc thanh tốn chậm trễ.

Bên cạnh đó người nhập khẩu cũng gặp những bất lợi như: họ khơng thể sửa đổi hoặc hủy bỏ trừ khi có sự chấp nhận của người xuất khẩu và ngân hàng phát hành, người nhập khẩu phải chịu phí mở tín dụng chứng từ và các chi phí khác. Nếu như người bán muốn gian lận thì họ sẽ gửi hàng kém chất lượng mặc dù các chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của tín dụng chứng từ để thanh tốn. Đến khi

26

người nhập khẩu phát hiện thì đã thanh tốn vì trong các nghiệp vụ tín dụng chứng từ tất cả các bên đều giao dịch bằng chứng từ.

Mặt khác sử dụng phương thức tín dụng chứng từ khơng phải là một phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thanh tốn, vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể xảy ra. Nếu như người nhập khẩu và người xuất khẩu cố tình lừa đảo, ngân hàn mất khả năng thanh toán hoặc do ngân hàng cịn yếu kém về trình độ dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Từ đó rủi ro có thể xuất phát từ vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm,…

1.2.3.5 Các loại thư tín dụng chủ yếu a. Căn cứ vào tính chất:

Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là loại thư tín dụng mà

sau khi L/C được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào không cần sự đồng ý của người được hưởng lợi L/C. Việc hủy ngang chỉ có hiệu lực khi người thụ hưởng chưa xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Trên thực tế loại L/C này hầu như khơng được sử dụng vì người thụ hưởng khơng được đảm bảo quyền lợi.

Thư tín dụng khơng thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng

chỉ được điều chỉnh hay được hủy bỏ khi được sự đồng ý của tất cả các bên liên quan bao gồm: người yêu cầu ngân hàng mở L/C, người thụ hưởng L/C và ngân hàng xác nhận nếu có. Đây là loại L/C được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất. Theo quy đình của UCP 600, nếu trên L/C không ghi là hủy ngang hay không hủy ngang thì đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy ngang.

b. Căn cứ vào thời điểm thanh toán:

L/C trả ngay (at sight L/C): ngân hàng phải thanh toán ngay cho người

hưởng lợi khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng.

L/C trả chậm (time L/C): ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi

sau một số ngày nhất định trong L/C. Có 2 loại L/C kỳ hạn:

+ Acceptable L/C: sử dụng hối phiếu trả chậm để đòi tiền ngân hàng. + Deferred L/C: không sử dụng hối phiếu trả chậm để đòi tiền ngân hàng.

27

L/C xác nhận (confirm L/C): được một ngân hàng khác ngoài ngân hàng

phát hành xác nhận, là cam kết trả tiền đồng thời bởi hai ngân hàng.

L/C chuyển nhượng (transferable L/C): người được hưởng lợi thứ nhất có

thể yêu cầu ngân hàng phát hành hay ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền thực hiện L/C cho một người khác.

L/C tuần hoàn (revoling L/C): không thể hủy ngang mà được sử dụng một

cách tuần hoàn trong thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.

L/C giáp lưng (back to back L/C): người xuất khẩu nhận được L/C người

nhập khẩu mở cho mình lại dùng chính L/C đó để mở một L/C cho người khác hưởng.

L/C đối ứng (reciprocal L/C): L/C bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng được

mở.

L/C điều khoản đỏ (red clause L/C): cho phép ngân hàng chỉ định ứng trước

một phần tiền cho người được thụ hưởng để mua nguyên vật liệu và giao hàng theo đúng L/C đã mở.

L/C dự phòng (stand by L/C): do ngân hàng người xuất khẩu phát hành cam

kết hoàn trả tiền đặt cọc, ứng trước và chi phí mở L/C cho người nhập khẩu nếu người xuất khẩu khơng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại tnhh mtv đại dương – chi nhánh bắc giang (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)