5. Khen thưởng, động viên GV sử dụng có hiệu quả cơ
3.2.4. Biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra đánh giá không chỉ là công cụ đo kết quả học tập của học sinh mà còn là cơ sở đánh giá chất lượng giảng dạy của GV. Kiểm tra đánh giá có tác dụng phân loại tích cực khi phản ánh đúng trình độ của người được kiểm tra đánh giá. Công việc kiểm tra đánh giá phải được quản lý, phải được cải tiến thì mới thực sự trở thành cơng cụ thúc đẩy q trình dạy- học.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Căn cứ vào thực trạng công tác kiểm tra đánh giá ở trường, chúng tôi đề xuất một số biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đạy - học của nhà trường. Việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả phải thực hiện gồm những nội dung sau:
- Cụ thể hoá chủ trương của Sở GD đào tạo Hà Nội, của Phòng GD Cầu Giấy về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh vào nội dung các kế hoạch dài hạn và năm học của nhà trường với các yêu cầu đã nêu.
- Cải tiến đồng bộ các khâu chính của kiểm tra đánh giá bao gồm: xây dựng chuẩn đánh giá, xây dựng ngân hàng đề (đặc biệt dựa trên Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình mơn Tốn THCS); tổ chức thi, kiểm tra, chấm thi, kiểm tra, phân loại, nghiên cứu kết quả.
+ Nhà trường chủ động chỉ đạo GV dựa theo phân phối chương trình, tiến độ kiểm tra bộ mơn, hình thức kiểm tra của bộ môn là bộ đề kiểm tra các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên. Từ các đề của GV, tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn thẩm định và nộp ngân hàng đề của nhà trường.
+ Vận dụng nhiều hành thức kiểm tra đánh giá: Trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, kiểm tra kỹ năng thực hành. Đặc biệt với kiểm tra miệng của học sinh, chú trọng áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, đây là hình thức kiểm tra hiệu quả nhất, loại kiểm tra này mất ít thời gian trên lớp nhất mà đạt được dung lượng kiến thức nhiều nhất và vừa sức với học sinh. Tuy nhiên đặc trưng của mơn Tốn là hoạt động giải bài tập đều mang đậm dấu ấn cá nhân, bộc lộ rõ ràng năng lực các nhân không nên tiến đến xây dựng đề kiểm tra trong mơn Tốn có 100% là câu hỏi trắc nghiệm. Tỉ lệ trắc nghiệm/tự luận hiện nay là 20/80. Qua đối chiếu năng lực học toán đối với điểm số kiểm tra, tỉ lệ này nên đặt ở mức độ 30/70 để học sinh khơng có năng khiếu Tốn có thể đạt ở mức trung bình. Đồng thời, đề kiểm tra cần chú trọng sự phân hoá học sinh ở các mức độ giỏi, khá, đạt và chưa đạt. Bên cạnh đó, cần đa dạng hố các bài tập đánh giá như: các dạng bài tập nghiên cứu; đánh giá trên sản phẩm hoạt động học tập của học sinh (tập các bài làm tốt nhất của học sinh; tập tranh ảnh học sinh sưu tầm, các bài báo sư tầm theo chủ đề; vở ghi bài, vở bài tập,…);
đánh giá thơng qua thuyết trình; đánh giá thơng qua hợp tác theo nhóm; đánh giá thơng qua kết quả hoạt động chung của nhóm,…
+ Quản lý chặt chẽ khâu coi thi, kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm thực hiện quy chế thi, kiểm tra của GV và học sinh; khen thưởng cá nhân thực hiện tốt qua chế và xử lý các cá nhân vi phạm quy chế.
+ Để việc cho điểm công bằng, khách quan, khơng chạy theo thành tích, khơng phụ thuộc vào cảm tính, nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra chung các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên. Các bài kiểm tra này sẽ lấy đề từ ngân hàng đề của nhà trường và đã được thẩm định về mặt khoa học, các bài kiểm tra trước khi lấy điểm và trả học sinh phải được sự kiểm duyệt của tổ trưởng chuyên mơn và phó hiệu trưởng phụ trách khối. Đối với bài thi học kỳ có hệ số cao, tổ chức kiểm tra chung, có dọc phách, tất cả GV bộ môn đều tham gia chấm. Tổ chức chấm thi đảm bảo tính chính xác, tính khách quan để có kết quả trung thực, có khả năng phân loại tích cực.
+ Nghiên cứu, phân tích khoa học kết quả thi, kiểm tra để xác định trình độ của người học, đánh giá mức độ thích ứng của nội dung chương trình và phương pháp dạy - học, trên cơ sở đó có những điều chỉnh về nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng và mục tiêu đề ra.