Điểm khác biệt

Một phần của tài liệu So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái. (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.4. So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt-Thái

2.4.2. Điểm khác biệt

Điểm khác biệt giữa lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Thái mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình tìm hiểu đó là về hình thức của lời hứa. Trong tiếng Việt có động từ ngơn hành “hứa”, vì thế lời hứa tồn tại ở cả hai dạng tường minh và ngun cấp. Cịn trong tiếng Thái khơng có động từ ngơn hành “hứa” do đó mà lời hứa chỉ tồn tại ở dạng nguyên cấp.

Chẳng hạn, trong tiếng Việt có phát ngơn

Ví dụ (44): Con xin hứa sẽ cố găng học tập thật tốt để bố mẹ vui lịng.

Cùng phát ngơn đó nhưng trong tiếng Thái khơng có động từ khác nên có thể có cách diễn đạt khác

Lụk chi cố gắng ép sừ giỏi haư ải êm muôn chaư.

Tuy khơng có động từ hứa nhưng cả người nói và người nghe đều hiểu

rằng đó là một lời hứa.

Mặc dù chỉ tồn tại ở dạng nguyên cấp nhưng lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái vẫn được thể hiện và hiểu một cách rõ ràng, dễ hiểu. Nếu là một người con dân tộc Thái, biết sử dụng tiếng Thái thì đều có thể dễ dàng nhận ra lời hứa trong các phát ngôn.

Lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái được biểu hiện rất đa dạng và phong phú và làm cho cuộc hội thoại khơng hề nhàm chán. Tuy trong phát ngơn khơng có từ hứa nhưng thay vào đó người nói sử dụng các từ để thể hiện sự hứa hẹn trong tương lai, cam đoan mình sẽ thực hiện hành động trong thời gian tới. Bản chất lời hứa không hề thay đổi vẫn là sự nhận lời thực hiện một việc gì đó với ai đó.

Ví dụ (45): Mự pu noọng nhắng chi pay choi hay ai nơ. (Ngày mai em sẽ sang làm nương giúp anh).

Thông thường lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái thường kèm theo các yếu tố chỉ thời gian trong tương lai: Mự pu (ngày mai), chi, chắng (sẽ), chơ laư (bao giờ)... Dù diễn đạt theo cách nào bản chất của hành động hứa cũng khơng thay đổi.

Có sự khác biệt này giữa lời hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái là do sự khác biệt về văn hoá, sinh hoạt và tâm lí giữa hai dân tộc.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự hội nhập, giao lưu về kinh tế, văn hoá, xã hội mà ngôn ngữ dân tộc Thái cũng bị ảnh hưởng và du nhập những cái mới từ ngôn ngữ của các dân tộc khác. Khi kinh tế, xã hội ngày càng phát triển thì vốn từ của dân tộc không đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Nhiều thuật ngữ mới xuất hiện, do đó dẫn đến tình trạng vay mượn ngơn ngữ. Tiếng Thái đã vay mượn ngôn ngữ của các dân tộc anh em, đặc biệt là tiếng Việt. Vậy nên gần đây trong giao tiếp, đặc biệt là của những người trẻ xuất hiện nhiều từ ngữ mới. Đặc biệt là việc xuất hiện của từ hứa, do đó hiện nay lời hứa trong tiếng Thái cũng tồn tại một phần ở dạng tường minh. Cùng với xu thế chung của xã hội trong thời gian tới lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái sẽ tồn tại nhiều hơn ở dạng tường minh.

Tiểu kết chương 2

Hứa là hành vi phổ biến và tồn tại trong mọi cộng đồng ngôn ngữ, khi hứa nghĩa là chúng ta nhận lời ai đó sẽ thực hiện một nội dung cụ thể thông qua một hành vi ngôn ngữ, bởi vậy lời hứa thuộc về chiến lược giao tiếp cá nhân.

Lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái rất đa dạng và phong phú và có mối liên hệ mật thiết với văn hoá của dân tộc Thái. Điều đó đã quyết định đến nội dung và hình thức của lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái.

Lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái qua nghiên cứu, tìm hiểu và so sánh với tiếng Việt đã bộc lộ những điểm tương đồng và khác biệt. Về nội dung, lời hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái có những nội dung giống nhau. Và đều quan niệm rất coi trọng lời hứa trong văn hoá ứng xử, lời hứa liên quan đến chữ tín và thể diện. Chính vì thế mà lời hứa và việc thực hiện lời hứa được coi như một tiêu chí đánh giá phẩm chất của con người. Về mặt hình thức, Lời hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái có sự khác biệt, Đó là, lời hứa trong tiếng Việt tồn tại ở cả hai dạng tường minh và nguyên cấp, còn trong tiếng Thái lời hứa chỉ tồn tại ở dạng nguyên cấp. Nguyên nhân là do trong ngôn ngữ tiếng Thái khơng có động từ ngơn hành hứa. Tuy nhiên lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái vẫn rất đa dạng và phong phú, tuy khơng có động từ hứa nhưng bản chất của lời hứa không

hề thay đổi. Điều đó góp phần tạo nên nét đặc trưng văn hoá riêng biệt so với dân tộc khác. Là con em dân tộc Thái đứng trước xu thế phát triển và giao lưu của xã hội cần chú ý giữ gìn và phát triển bản sắc văn hố dân tộc mình, đồng thời tiếp thu những giá trị tích cực từ bên ngồi để làm giàu đẹp và phong phú văn hố dân tộc nói chung và văn hố ứng xử nói riêng.

KẾT LUẬN

Khố luận này được hình thành trên cơ sở tiếp nhận lí thuyết về hành vi ngơn ngữ, lí thuyết hội thoại và lí thuyết lịch sự của các nhà nghiên cứu phương Tây. Đồng thời tiếp nhận những kết quả nghiên cứu về lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt để vận dụng vào việc tìm hiểu, nghiên cứu lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hành động hứa là hành động ngôn ngữ xuất hiện ở tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nhưng cách thức thể hiện lời hứa ở mỗi ngôn ngữ, mỗi dân tộc lại hồn tồn khơng giống nhau. Để giải thích vấn đề này là không hề dễ dàng, bởi ngơn ngữ và văn hố ln song hành với nhau nên để giải thích về ngơn ngữ ta phải bắt đầu từ văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, và hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến và thường xuyên. Giao tiếp đã trở thành cầu nối quan hệ giữa dân tộc này với dân tộc khác, cộng đồng này với cộng đồng khác. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà các dân tộc anh em gần gũi và thân thiết với nhau hơn. Từ đó ta có thể hiểu biết về nhiều nền văn hố khác nhau.

Dân tộc Việt (Kinh) và dân tộc Thái là hai dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, cùng có tư duy trọng tình và coi trọng mối quan hệ với cộng đồng. Do đó mà văn hố ứng xử và giao tiếp của hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng. Đó là sự tương đồng về quan niệm lời hứa trong giao tiếp. Ở cả hai nền văn hố lời hứa rất được coi trọng. Hơn nữa đó cịn là sự tương đồng về nội dung lời hứa. Bên cạnh những điểm tương đồng là những điểm khác biệt, đó là về hình thức thể hiện của lời hứa. Trong tiếng Việt lời hứa tồn tại ở cả hai dạng tường minh và nguyên cấp, trong tiếng Thái lời hứa chỉ tồn tại ở dạng nguyên cấp. Đó là do những nét khác biệt về văn hoá quy định.

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, xu thế hội nhập diễn mạnh mẽ trên mọi phương diện của đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá... Cùng với đó sự giao thoa đã và đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Là một người con dân tộc Thái, mỗi người phải có ý thức và quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ, giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Cùng với các chính sách khuyến khích phát triển của Đảng và Nhà nước, việc tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng đúng ngôn ngữ dân tộc trong giao tiếp sẽ góp phần vào việc giữ gìn và phát huy ngơn ngữ dân tộc nói riêng và văn hố của cộng đồng dân tộc nói chung.

Nghiên cứu về lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái là một vấn đề cịn rất mới mẻ, khố luận này chỉ mang tính chất tìm hiểu ban đầu về lời hứa trong tiếng Thái. Do điều kiện nghiên cứu và năng lực còn nhiều hạn chế, nên kết quả nghiên cứu khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Hi vọng các cơng trình nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung và phát triển ở mức cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Phương Anh (2012), Lịch sự trong lời hứa và cách thức tiếp nhận lới hứa trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn ĐHSP Hà

Nội, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, NXB Giáo dục. 3. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập một, NXB Giáo dục. 4. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Tốn (1993), Đại cương ngơn ngữ học, tập hai. NXB Giáo dục.

5. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai Ngữ dụng học, NXB Giáo dục.

6. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu ngơn ngữ qua văn hố, Ngơn ngữ, (10), tr.1-18.

7. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo dục.

8. Hoàng phi Diệp (2010), Một số cách thức xin lỗi và cảm ơn trong ngơn ngữ Thái, Khố luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc.

9. Hà Thị Kim Doan (2008), Lời chào lời mời trong giao tiếp tiếng Thái,

Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc.

10 . Vũ Tiến Dũng, Lò Thị Hồng Nhung (2011), Cách thức xưng hô trong

giao tiếp tiếng Thái, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học Tây Bắc.

11. Vũ Tiến Dũng (2007), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số

hành động nói), NXB Giáo dục.

12. Vũ tiến Dũng, Lò Thị Hồng Nhung (2011), Cách sử dụng đại từ xưng hô trong tiếng Thái và một vài định hướng cơ bản hướng dẫn học sinh dân tộc Thái sử dụng từ xưng hô tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp”, Tạp chí Giáo

dục, số đặc biệt 6 / 2011, tr 26-29.

13. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15. Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Ngơn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn

16. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (1995), Phong cách học

tiếng Việt, NXB Giáo dục.

17. Vi Trọng Liên (2002), Vài nét về người Thái ở Sơn la, NXB Văn hoá

Dân tộc.

18. Nguyễn Ngọc Mai (2011), Lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc.

19. Vũ Tố Nga (2000), Phát ngôn cam kết, biểu thức ngữ vi cam kết và tiếp

nhận cam kết trong hội thoại, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

20. Hồng Trần Nghịch, Lương Hải Nhì (1993), Chữ Thái

21. Lê Thị Ngọc (2012), Lịch sự với lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa

trong tiếng Việt, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc.

22. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

23. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp văn hoá, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Kim Thản (1997), Sơ lược ngôn ngữ học, tập 1,NXB Giáo dục. 25. Nguyễn Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hố Việt Nam, NXB Giáo dục. 26. Tịng Thị Trang (2012), Lời mời và lời chào trong giao tiếp tiếng Thái, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc.

27. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB Kho học Xã hội. 28. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1995), Văn hoá Thái Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc.

29. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ, NXB Giáo dục.

30. Nguyễn Văn Xô (19916), Tiếng Việt thông dụng, NXB Trẻ.

Một phần của tài liệu So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái. (Trang 50 - 55)