Tương đồng về nội dung lời hứa

Một phần của tài liệu So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái. (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.4. So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt-Thái

2.4.1.2. Tương đồng về nội dung lời hứa

Lời hứa trong tiếng Việt hiện nay đang là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có nhiêu cơng trình nghiên cứu đưa ra nhiều kiến giải khác nhau về lời hứa. Và đó là cơ sở để chúng tơi có thể so sánh với lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái. Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi xin phép được tiếp nhận kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước về lời hứa trong tiếng Việt. Theo tác giả Bùi Thị Phương Anh trong luận văn “Lịch sự

trong lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong tiếng Việt” đã chỉ ra rằng nội

dung lời hứa trong tiếng Việt gồm 4 nhóm cơ bản. Đó là: - Hứa sẽ chấm dứt một hành động

- Hứa không vi phạm vào những sai lầm trước đó - Hứa hẹn một sự giúp đỡ

- Hứa hẹn đi kèm một giả thiết

Trong quá trình thu thập ngữ liệu và tìm hiểu về tiếng Thái, chúng tôi nhận thấy nội dung lời hứa trong tiếng Thái hết sức đa dạng và phong phú. Tuy

nhiên do năng lực của bản thân và điều kiện chúng tôi thấy lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái bao gồm 4 nhóm cơ bản, đó là:

- Hứa sẽ chấm dứt một hành động

- Hứa khơng vi phạm vào những sai lầm trước đó - Hứa hẹn một sự giúp đỡ

- Hứa hẹn đi kèm một giả thiết

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy nội dung lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Thái là giống nhau. Cụ thể như sau:

a. Hứa sẽ chấm dứt một hành động

Đây là nhóm lời hứa xuất hiện tương đối trong tiếng Việt và tiếng Thái. Nhóm hành động này mang nội dung Sp1 cam kết với Sp2 sẽ không tái diễn một hành động nào đó trong tương lai kể từ khi Sp1 đưa ra phát ngôn hứa. Trong tiếng Việt, hành động hứa hướng vào nội dung sẽ chấm dứt một hành động có thể được diễn đạt theo hai cách: hành động hứa gián tiếp và hành động hứa trực tiếp.

Ví dụ: (28): Anh hứa từ nay sẽ không hút thuốc nữa. Ví dụ(29):

SP1: Bố ơi sao dạo này bố hay về muộn thế ạ? SP2: Ừ, từ giờ bố sẽ về sớm với con gái. Một số ví dụ trong tiếng Thái

Ví dụ (30) : Êm ơi khay lụk chi báu pay ỉn lức lọ.

( Mẹ ơi từ giờ con sẽ không đi chơi về muộn nữa) Ví dụ (31) : Êm nính nọi à từ khay ku chi báu pay kin lảu nơ.

( Mình à từ nay tơi sẽ khơng đi uống rượu nữa)

Ta có thể nhận thấy tuy trong tiếng Thái khơng có động từ ngôn hành “hứa” nhưng nội dung lời hứa vẫn được thể hiện một cách trọn vẹn như trong tiếng Việt. Và nhóm lời hứa sẽ chấm dứt một hành động thường không xuất phát từ ý thức tự nguyện của người nói mà do chịu một tác động nào đó từ bên ngồi. Do đó nhóm lời hứa này mang tính lịch sự cao vì thể diện dương tính của người nghe được đảm bảo.

b. Hứa khơng vi phạm vào những sai lầm trước đó

Nhóm hành động hứa mà Sp1 hướng nội dung của mình vào việc cam kết khơng tái diễn lại một hành động mà hành động đó được coi là sai lầm trong quan niệm của Sp1 hoặc trong cái nhìn của những người có quan hệ với Sp1.Trong nhóm hành vi hứa này, do người thực hiện hành vi hứa xuất phát từ quan niệm hành vi mình hứa sẽ khơng tiếp tục thực hiện là một hành vi khơng mang lại kết quả tích cực hay đó là một sai lầm bởi vậy xét trong mối quan hệ với bản thân người hứa nó là một việc làm tăng điều có lợi cho bản thân người thực hiện lời hứa.

Ví dụ (32): Một cuộc hội thoại giữa hai vợ chồng

- Em không biết anh nghĩ gì khi đi đánh bạc thâu đêm như thế?

Nhưng em thấy buồn.

- Anh xin lỗi. Anh hứa sẽ khơng bao giờ để việc đó xảy ra một lần nữa.

Ví dụ (33): Một học sinh vào lớp muộn

- Thầy giáo: Vào lớp đi, lần sau là tơi cho đứng ngồi đấy. - Học sinh: Dạ vâng ạ. Em hứa lần sau sẽ đi học đúng giờ ạ. Chẳng hạn một số trường hợp trong tiếng Thái:

Ví dụ (34): Í ưởi a noọng chi báu lặc pay ỉn sắc tựa lọ. ( Chị ơi em hứa từ nay sẽ không trốn đi chơi nữa)

Ví dụ (35): Cuộc nói chuyện giữa thầy giáo và học sinh - Pên xằng mự nị noọng ma ép sừ chậm nệ ?

- Ai say ơi ,noọng chi láp lọ.

( - Tại sao hôm nay em lại đi học muộn?

- Thầy ơi em biết lỗi rồi ạ, em hứa sẽ không như thế nữa.) Chúng ta có thể nhận thấy, khi thực hiện hành động hứa sẽ không tái phạm những sai lầm trước đó, bản thân người nói mong muốn tạo dựng được niềm tin, sự tán đồng và mối thiện cảm từ phía người nghe để qua đó củng cố hình tượng bản thân mình, xây dựng hình ảnh cá nhân, cái tơi cá nhân trong mắt người đối thoại theo hướng tích cực. Qua đó thể hiện sự tơn trọng người nghe của nói.

c. Hứa hẹn một sự giúp đỡ

của phát ngơn hứa đó đã hứa hẹn một sự giúp đỡ từ phía người nói đối với người nghe. Và thông thường sự giúp đỡ này xuất phát một cách tự nguyện trong suy nghĩ của người nói. Người nói ở đây ít chịu sự tác động của tác nhân khác để đưa ra lời hứa của mình mà thường chủ động trong các phát ngôn hứa mang nội dung trong nhóm này.

Ví dụ (36) : Tớ hứa tối nay sẽ sang giúp cậu làm bài tập. Ví dụ (37) : Tơi hứa sẽ giúp anh làm việc này.

Trong tiếng Thái

Ví dụ (38) Làn chóng dệt nơ khao nưng êm pả chắng pay choi í.

(Cháu cố găng lên lát bác sẽ sang giúp.)

Ví dụ (39) Tênh căm ai chắng pay pành chàn haư nơ.

(Chiều anh sẽ sang sửa giúp em cái sàn nhé!)

Hành động hứa hẹn một sự giúp đỡ làm tăng cường thêm tình cảm giữa người nói và người nghe, giúp xây dựng niềm tin và hình ảnh với người nghe.

d. Hứa hẹn đi kèm một giả thiết

Hứa hẹn đi kèm với một giả thiết là nhóm hành vi ngơn ngữ mà người nói đưa ra một nội dung cam kết nhưng nội dung đó chỉ được thực hiện khi đáp ứng giả thiết đi kèm với nó.

Ví dụ (40 ): - Bố ơi hè năm nay bố cho con đi biển nhé !

- Ừ, nếu năm nay con được học sinh giỏi ở trường.

Ví dụ (41): Chị gái nói với em trai

- Nếu mày thi đỗ đại học tao sẽ mua cho mày điện thoại mới. Ví dụ trong tiếng Thái

Ví dụ (42) : Chơ laư làn bó phăng, ép sừ giỏi êm da chi sự xe đạp maư

haư.

(Nếu cháu ngoan ngoãn, học giỏi bà sẽ mua cho xe đạp mới.) Ví dụ (43) : Va mự nị lụk lảy điểm xíp êm chi haư lụk pay kin kem. (Nếu hôm nay con được điểm mười mẹ sẽ cho con đi ăn kem.)

Có thể nhận thấy rằng hành động hứa đi kèm một giả thiết thì việc có thực hiện lời hứa hay không phụ thuộc vào việc đáp ứng được những điều kiện được đưa ra. Do đó mà có những lời hứa sẽ khơng thể được thực hiện vì khó có thể đáp ứng được điều kiện. Và trong những trường hợp sử dụng lời hứa đi kèm một

giả thiết thì người nói khơng hồn tồn phải chịu trách nhiệm về lời hứa của mình, đồng thời người nghe cũng phải cùng chịu trách nhiệm với người nói việc thực hiện lời hứa.

Một phần của tài liệu So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái. (Trang 46 - 50)