CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.3. Lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái
2.3.3. Hình thức thể hiện lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái
Trong giao tiếp hành động hứa có tác dụng rất tích cực trong việc làm gia tăng niềm tin đối với người đối thoại. Trong tiếng Việt cách thức thông thường nhất để diễn đạt điều mình muốn hứa là sử dụng động từ ngôn hành hứa, với
cách diễn đạt này lời hứa được bộc lộ một cách trực tiếp, người nghe dễ dàng nhận biết được chỉ cần căn cứ vào sự có mặt của hứa trong phát ngơn và được gọi là lời hứa tường minh. Bên cạnh những lời hứa được diễn đạt một cách
tường minh thông qua động từ ngơn hành hứa cịn có những lời hứa không sử dụng động từ hứa trong câu, được gọi là là hứa nguyên cấp. Và trong giao tiếp tiếng Thái chỉ có lời hứa gián tiếp, tức là chỉ có biểu thức nguyên cấp.
Mặc dù trong tiếng Thái khơng có lời hứa tường minh nhưng trong giao tiếp tiếng Thái người ta có thể thể hiện lời hứa gián tiếp mà người nghe vẫn hiểu đó là một lời hứa. Và trong các trường hợp khác nhau người ta có thể sử dụng một số từ như “chi” (sẽ), “Chắng” (sẽ), hèn chao ( hứa hẹn ), nhẳn pao (thề nguyền)... tuy nhiên những từ này không phải là động từ ngôn hành, và không thể sử dụng như từ “hứa” trong tiếng Việt. Đây là những từ mang tính chất tạm thời có thể sử dụng trong một vài trường hợp nhất định. Do đó mà lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái chỉ có biểu thức nguyên cấp mà khơng có biểu thức tường minh.
- Chẳng hạn người bà nói chuyện với đứa cháu :
Ví dụ (23): Làn chóng cố gắng ép sừ giỏi êm da chắng thưởng hảư nơ. (Cháu cố gắng học cho giỏi bà sẽ có thưởng)
- Hay như cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con : Ví dụ (24): A : Êm ơi phưn sửa nị chặn hênh !
B : Ờ, chơ laư êm mi ngân êm chắng xự hảư nơ.
(A : Mẹ ơi cái áo này đẹp quá !
B : Ừ, khi nào mẹ có tiền mẹ sẽ mua cho con.)
- Hoặc cuộc nói chuyện giữa hai bố con khi người con mắc lỗi :
Ví dụ (25): A : Lụk chi nhẳn láp nhẳn chứa va chi dệt xăng cáu kênh lể ? B : Ải ơi lụk phít lọ, từ khay pay nả lụk chi sò nhẳn láp nhẳn chứa lọ.
( A : Con đã biết lỗi chưa, con có hứa sẽ thay đổi khơng hay vẫn sẽ tiếp tục
như bây giờ ?
B : Bố ơi con biết lỗi rồi ạ, con hứa từ nay sẽ thay đổi, con sẽ không bao giờ tái phạm nữa.)
Ta có thể nhận thấy rằng tuy khơng có động từ ngơn hành nhưng hành động hứa trong giao tiếp tiếng Thái vẫn được thể hiện một cách rất rõ ràng, người nghe cũng có thể hiểu được một cách dễ dàng nội dung của lời hứa. Và mặc dù khơng có động từ ngôn hành nhưng ở mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh giao tiếp hành động hứa vẫn được thể hiện một cách rõ ràng nhất.
Trong những năm gần đây cùng với xu thế hội nhập mạnh mẽ của văn hoá giữa các địa phương, vùng miền, và giữa các quốc gia, dân tộc, ngôn ngữ cũng cuốn theo xu hướng tất yếu đó. Ngơn ngữ dân tộc Thái đã hội nhập, giao lưu và chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ dân tộc khác đăc biệt là tiếng Việt ( tiếng Kinh). Cùng với đó một số yếu tố ngơn ngữ khơng cịn phù hợp với sự phát triển và yêu cầu của xã hội bị loại bỏ, đồng thời xuất hiện thêm các từ ngữ mới. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo yêu cầu phát triển hơn về mặt ngôn ngữ, và khi ngơn ngữ dân tộc mình khơng thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội sẽ xảy ra tình trạng vay mượn ngơn ngữ. Tiếng Thái đã vay mượn ngôn ngữ của các dân tộc anh em đặc biệt là tiếng Việt. Do đó mà những năm gần đây trong giao tiếp tiếng Thái, đặc biệt là trong giao tiếp của những người trẻ đã xuất hiện động từ hứa.
Ví dụ (26) A : Cham ku pay dệt bai tâp cơ hươn mưng nơ. B : Mưng hứa liệu nơ.
(A : Tối nay tao sang nhà mày làm bài tập nhé ! B : Mày hứa rồi đấy nhé !)
Hay lời của đứa con nhận lỗi và hứa sẽ sửa sai trước bố mẹ : Ví dụ (27): Ải êm ơi lụk sò hứa từ khay pay nả lụk láp lọ. ( Bố mẹ ơi con xin hứa từ nay sẽ không như vậy nữa)
Qua những điều đó ta có thể nhận thấy việc vay mượn ngôn ngữ của dân tộc khác là điều không thể tránh khỏi do sự phát triển và giao lưu của kinh tế, xã hội, văn hoá... và việc tiếng Thái vay mượn các ngôn ngữ dân tộc khác cũng là điều tất yếu.