CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.4. So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt-Thái
2.4.1.1. Lời hứa gắn liền với chữ “tín” và thể diện
Văn hoá ứng xử của dân tộc Việt ( dân tộc Kinh) và dân tộc Thái vừa có những điểm khác biệt lại vừa có những điểm tương đồng. Chính vì vậy mà một số hành động nói trong tiếng Việt và tiếng Thái cũng vừa tương đồng vừa khác biệt, và hành động hứa cũng nằm trong số đó. Tuy có nền văn hố khác nhau song lời hứa trong giao tiếp của hai dân tộc lại có những điểm giống nhau. Và sự tương đồng đầu tiên đó chính là lời hứa ln đi liền với chữ tín và thể diện.
Trong tiếng Việt và tiếng Thái lời hứa trong giao tiếp đều rất được coi trọng. Đó là do sự tương đồng về văn hố, cả dân tộc Việt và dân tộc Thái đều bắt nguồn từ nền nông nghiệp mà chủ yếu là lúa nước, dân cư thường sinh sống dọc các con sông và tập trung thành các cộng đồng đông đúc như làng, xã của người Việt và bản, mường của người Thái. Đặc biệt là trong cuộc sống lao động sinh hoạt hàng ngày họ đều rất coi trọng mối quan hệ với làng xóm, cộng đồng. Bởi vậy nên cộng đồng dân tộc Việt và cộng đồng dân tộc Thái là những cộng đồng có tính gắn kết chặt chẽ. Do đó trong tiếng Việt mới có câu “bán anh em
xa mua láng giềng gần”, hay trong tiếng Thái có câu “xíp chịn báu to chằm”
(nghĩa là anh em họ hàng dù tốt đến đâu cũng khơng thể bằng hàng xóm láng giềng)... Chính vì vậy mà cả người Việt và người Thái đều rất coi trọng mối quan hệ với làng xóm, cộng đồng. Sống trọng tình, ln cố gắng ơn hồ, hồ thuận với tất cả mọi thành viên trong cộng đồng, luôn cố gắng để không làm mất lịng người khác. Và việc khơng giữ lời hứa, thất hứa bị coi là những hành động không đẹp và khơng được cộng đồng ủng hộ. Chính vì lẽ đó mà cả người Việt và người Thái đều rất coi trọng lời hứa, coi trọng chữ tín. Cả hai dân tộc đều quan niệm rằng “một lần mất tín, vạn lần mất tin”. Hay trong tiếng Việt có câu tục ngữ đầy hình ảnh :
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Con bướm đậu rồi con bướm bay, trong con mắt của người quan sát là những hành động có tính chất tự nhiên, khơng có sự can thiệp của tư duy, của trách nhiệm. Sự ví von như vậy là sự ràng buộc vào trách nhiệm giữ lời hứa thật khéo léo, thật tài tình: một sợi dây trói buộc vơ hình mà vững chắc!
Giữ chữ tín trong hành động ước kết là biểu hiện cụ thể trong ứng xử đúng mực của người Việt, nhất là của người bậc trên đối với người bậc dưới.[7].
Hứa là hành động ngôn ngữ được xếp vào nhóm cam kết, bởi khi hứa người nói bị ràng buộc vào trách nhiệm thực hiện lời hứa. Do đó mà khi hứa bản thân người hứa phải mong muốn thực hiện lời hứa, đó khơng nên là những hành vi hứa hẹn để lừa dối, hứa hẹn thật nhiều để tỏ ra mình là người quan tâm đến người khác... Giữ lời hứa là biểu hiện của một con người có văn hố, biết tơn trọng người đối thoại cũng như tơn trọng chính bản thân mình. Việc giữ lời, thực hiện lời hứa được coi là một trong những chuẩn mực giao tiếp xã hội, là một thước đo phẩm giá của con người.
Hành động hứa liên quan trực tiếp đến thể diện của bản thân người nói. Hành động hứa vừa làm gia tăng thể diện dương tính vì người hứa tỏ ra hào
hiệp, rộng lượng với người khác. Nhưng mặt khác cũng đe doạ thể diện âm tính vì phải chịu trách nhiệm cá nhân về lời hứa, nếu không thực hiện điều đã phát ngơn thì sẽ làm mất uy tín của chính bản thân. Bởi vậy khi thực hiện hành động hứa cần phải xem xét đến hoàn cảnh giao tiếp, mối quan hệ liên nhân, không phải bất cứ hoàn cảnh nào lời hứa phát ra cũng phù hợp, và với mỗi đối tượng giao tiếp khác nhau hành động hứa có tác dụng khơng giống nhau. Lời hứa có liên quan trực tiếp đến uy tín của bản thân, nên khi hứa quá nhiều hoặc hứa mà khơng giữ lời hứa nhiều lần hình ảnh của người nói trước những người khác sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Những người ba hoa khoác lác sử dụng lời hứa một cách vô tội vạ, hứa cho vui miệng... sẽ bị coi là những người hứa hão, hứa sng, hứa càn, cịn trong tiếng Thái là côn cao lảy, côn pá biểu bảu cao, côn biểu lảy... ( đều mang nghĩa chỉ những người không giữ lời, ba hoa bốc phét).
Và khi đó mối quan hệ của người nói với những người xung quanh sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, và rất khó có thể lấy lại hình ảnh ban đầu của mình.
Đây là điểm tương đồng đầu tiên giữa lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Thái. Có được sự giống nhau này là do có những nét tương đồng trong văn hố của hai dân tộc. Đồng thời là do sự giống nhau trong quan niệm về ứng xử trong cộng đồng, ln coi trọng tính cộng đồng, trong giao tiếp ln nhẹ nhàng, khéo léo tìm cách khơng làm mất lịng người đối thoại. Chính những điều này đã khiến cho lời hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái rất được coi trọng.