CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SÔNG SỐ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần quản lý đường sông số 8 (Trang 55 - 63)

- Tổ chức hệ thống báo cáo kế tốn của Cơng ty

Hệ số sinh lợi củaTSCĐ =

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SÔNG SỐ

DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SƠNG SỐ 8 3.1.Thành tựu

Hải Phịng là đầu mối giao thơng quan trọng, cửa ngõ chính của cả miền Bắc. Chính vì thế mà hệ thống cảng biển ở thành phố này vô cùng phát triển. Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đã được người Pháp xây dựng như một trung tâm thương mại và đặc biệt nhất là cảng biển có tiếng tăm của Thái Bình Dương. Đầu thế kỷ XX, cảng Hải Phịng đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều cảng lớn ở Đơng Nam Á, châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, biển Bắc Âu...

Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với cảng Sài Gòn là một trong hai hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính phủ nâng cấp. cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.

Cũng ở Hải Phịng, cịn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sơng nhỏ có trọng tải 1-2 tấn (“tàu chuột”). Các cảng này do nhiều công ty khác nhau quản lý và khai thác.

ĐTNĐ gồm luồng và hành lang bảo vệ luồng trên sông, kênh, rạch; âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sơng, kênh, rạch; luồng trên hồ, đầm, phá, vũng vịnh của Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác GTVT.

Là một trong những công ty trong ngành ĐTNĐ ,và hoạt động trong địa bàn Thành Phố Hải Phịng. Cơng Ty Cổ Phần QLĐS cũng đóng góp rất nhiều thành tựu vào trong ngành ĐTNĐ của cả nước. những thành tựu đó được thể hiện qua một số điểm sau :

Tính hiệu quả trong việc quản lý ,sử dụng TSCĐ ảnh hưởng quan trọng đến năng suất lao động ,giá thành và chất lượng sản phẩm ,do đó tác động đến lợi nhuận,đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong thời gian qua việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty đã đạt được những thành tựu sau:

- Nhờ việc áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo cơng dụng kinh tế,theo hình thái biểu hiện mà cơng ty có thể nắm rõ được thực trạng đầu tư và sử dụng các hạng mục theo kế hoạch ,tránh sử dụng lãng phí và khơng đúng mục đích.

- Doanh thu thuần của cơng ty có xu hướng tăng năm 2011 là 5.438.015.051 đồng đến năm 2013 tăng lên 6.497.263.727 đồng.

-Đời sống công nhân viên trong công ty cũng được nâng cao.

- Chế độ đãi ngộ của công ty đối với người lao động đúng quy định của Nhà Nước.

-Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2013 đạt 970.285.251 đồng. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng của công ty Cổ Phần QLĐS số 8.

- Trong quá trình tái sản xuất TSCĐ,cơng ty tích cực tìm ra nguồn tài trợ dài hạn,làm cho cơ cấu vốn dài hạn được ổn định dần,các TSCĐ được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn này.

- Công ty đã thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý tài chính của Nhà Nước và của cục đường sông Việt Nam ,đặc biệt là trong quản lý và sử dụng TSCĐ,góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cố định,tăng năng lực sản xuất.

- Do nhận thức sâu sắc rằng hiệu suất khai thác dây chuyền sản xuất là yếu tố tác động mạnh đến tính cạnh tranh của snr phẩm,do đó Cơng ty đã tiến hành nghiên cứu tính năng tác dụng của từng loại trang thiết bị để bố trí sắp xếp dây chuyền cơng nghệ cho phù hợp với điều kiện mặt bằng hiện có.

- Hiện nay Cơng ty đang đi đúng hướng trong việc loại bỏ dần các TSCĐ đã lạc hậu,những máy móc khơng cịn phù hợp với quy trình cơng nghệ sản xuất. Công ty đã lắp đặt thêm nhiều dây chuyền cơng nghệ tự động hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng sản phẩm.

Cơng ty có được kết quả như vậy là do:

+ Cơng ty ln năng động trong việc tìm nguồn tài trợ đầu tư mới TSCĐ đảm bảo năng lực sản xuất. Cơng ty đã sử dụng tương đối có hiệu quả nguồn vốn vay,tạo uy tín tốt với khách hàng và đối tác.

+ Cơ cấu TSCĐ theo công dụng kinh tế là hợp lý,phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty giúp tăng năng suất lao động,mang lại mức sinh lời cao trên mỗi đồng vốn bỏ ra.

+ Trình độ cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty ngày càng được nâng cao,cán bộ quản lý được trau dồi chuyên môn,công nhân sản xuất có trình độ tay nghề nâng lên theo mức hiện đại hóa của cơng nghệ mới. Thêm vào đó là chính sách đãi ngộ và sử dụng lao động hợp lý ,Cơng ty khuyến khích cán bộ cơng nhân viên làm việc có trách nhiệm,tâm huyết và có hiệu quả hơn. Vì vậy mà TSCĐ được quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn.

Ngồi những ngun nhân dẫn dến thành tựu như trên chúng ta khơng thể khơng nói đến nhờ có luật đường thủy nội do Nhà Nước ban hành để tăng cường bảo đảm trật tự ,an tồn giao thơng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công ty QLĐS phát triển tối ưu nguồn lực mà họ có. Luật ĐTNĐ đã có bộc lộ một số ưu điểm như : - Do ĐTNĐ trên sông, kênh, rạch không chỉ là luồng mà bao gồm cả hành lang bảo vệ luồng (tồn bộ mặt nước) nên phù hợp với tình trạng thực tế là các phương tiện vẫn phải đi ra ngoài luồng, hành lang bảo vệ luồng, vào bờ neo đậu, ra vào cảng bến trong bờ (nằm ngoài luồng); phương tiện đi ra ngồi luồng phía giáp bờ trên sơng rộng hoặc mùa lũ để tránh sóng gió...

- Có cơ sở để giải quyết những bất hợp lý hiện nay về việc kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tai nạn giao thông diễn ra trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng do hành lang bảo vệ luồng cũng thuộc ĐTNĐ và thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Giao thông ĐTNĐ.

- Phù hợp với công bố vùng nước cảng biển trong sông; tương tự như Luật ĐTNĐ của Nga, Luật Giao thông ĐTNĐ của Pháp (tức là lấy toàn bộ phạm vi mặt nước). - Do ĐTNĐ không bao gồm luồng ven bờ biển, luồng ra đảo, luồng nối các đảo nên phân định rõ ràng giữa ĐTNĐ và hàng hải; tránh chồng lấn giữa hai lĩnh vực chuyên ngành GTVT cùng quản lý trên một vùng nước.

-Tiêu chuẩn, điều kiện của phương tiện hoạt động trên vùng biển theo quy định pháp luật hàng hải cao hơn điều kiện, tiêu chuẩn theo pháp luật giao thơng ĐTNĐ. Vì thế, phương tiện hoạt động sẽ an tồn hơn và phù hợp với điều kiện sóng, gió trên biển. - ĐTNĐ chỉ trong phạm vi luồng và trách nhiệm của ngành đường thuỷ nội địa chỉ trực tiếp chịu trách nhiệm đối với các hoạt động diễn ra trên luồng.

- Do ĐTNĐ không bao gồm luồng ven bờ biển, luồng ra đảo, luồng nối các đảo nên phân định rõ ràng giữa ĐTNĐ và hàng hải; tránh chồng lấn giữa hai chuyên ngành cùng quản lý trên một vùng nước.

- Tiêu chuẩn, điều kiện của phương tiện hoạt động trên vùng biển theo quy định pháp luật hàng hải cao hơn điều kiện, tiêu chuẩn neo pháp luật giao thơng ĐTNĐ . Vì thế, phương tiện hoạt động sẽ an toàn hơn và phù hợp với điều kiện sóng, gió trên biển.

3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,việc quản lý và sử dụng TSCĐ tại Cơng ty vẫn cịn một số hạn chế sau:

- Mặc dù máy móc thiết bị đã được đổi mới rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn chưa đáp ứng đồng bộ nên chi phí về máy móc thiết bị của Cơng ty rất lớn mà được thể ở chi phí sửa chữa hàng năm . từ đó làm cho giá thanh sản phẩm tăng,dẫn đến lợi nhuận của Công ty giảm.

- Công ty không thường tiến hành đánh giá lại TSCĐ,điều này làm cho việc xác định mức khấu hao nhằm hạch tốn và tính giá thành sản phẩm khơng cính xác.

- Do quy mơ của cơng ty lớn ,nhà máy,chi nhánh,xí nghiệp,..khơng tập trung làm cho việc quản lý và sử dụng tài sản chưa phát huy được hết hiệu quả của nó.

- Việc đào tạo,nâng cao tay nghề cho người lao động vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. * Hạch tốn tài sản cố định tại cơng ty còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Về kế tốn chi tiết tài sản cố định hữu hình: Cơng ty chỉ đánh số theo đặc

trưng kỹ thuật cuả TSCĐ mà không đánh số theo bộ phận quản lý và sử dụng. + Công ty chỉ mở sổ theo dõi tồn bộ TSCĐ của cơng ty mà khơng mở sổ theo dõi TSCĐ ở từng bộ phận, đơn vị sử dụng TSCĐ. Như vậy công ty sẽ không thể theo dõi một cách chặt chẽ, kịp thời, tăng cường và ràng buộc trách nhiệm vật chất của các bộ phận và cá nhân trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ.

- Về sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình: Hiện nay, Cơng ty khơng tiến hành trích

trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nên q trình sửa chữa lớn ở Cơng ty thường kéo dài do Cơng ty gặp khó khăn trong việc tìm nguồn chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

- Về khấu hao TSCĐ:

Hiện nay ở cơng ty có nhiều tài sản tuy đã hết thời gian khấu hao nhưng vẫn cịn sử dụng và có xu hướng là tỷ trọng ngày càng lớn chứng tỏ rằng phương pháp khấu hao được áp dụng và việc tổ chức cơng tác kế tốn để xác định mức khấu hao là chưa phù hợp. Nếu những tài sản đã hết khấu hao và vẫn tham gia vào sản xuất mà khơng phải trích khấu hao thì đương nhiên chỉ tiêu mức khấu hao hàng năm sẽ nhỏ, điều không hợp lý này dẫn tới cơ cấu chi phí và giá thành sẽ thay đổi, lợi nhuận thay đổi… gây khó khăn lớn cho việc phân tích hoạt động kinh tế bởi vì khi tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất có liên quan đến TSCĐ như: số vịng quay của TSCĐ, tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản…sẽ khơng được chính xác, số liệu phân tích sẽ kém ý nghĩa kinh tế. - Luật ĐTNĐ cũng có một số hạn chế :

- Việc quy định hành lang bảo vệ luồng là ĐTNĐ dẫn đến việc hợp pháp hoá việc đi lại của phương tiện trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, nơi mà phương tiện đi lại khơng thực sự an tồn do khơng có phao tiêu, báo hiệu hướng dẫn.

(Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Giao thơng ĐTNĐ năm 2004 thì “luồng” mới là vùng nước để phương tiện đi lại thông suốt, an tồn. Do đó, việc quy trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước chỉ được xem xét đến khi tai nạn xảy ra trên luồng).

- Do ĐTNĐ bao gồm luồng ven bờ biển, luồng ra đảo, luồng nối các đảo nên không phân định rõ ràng giữa ĐTNĐ và hàng hải.

- Phương tiện thủy nội địa hoạt động sẽ có nguy cơ mất an tồn khi hoạt động trên luồng ven bờ biển, luồng ra đảo, luồng nối các đảo. Hoạt động giao thông ĐTNĐ (như đi lại, quay trở, neo đậu phương tiện...) không chỉ diễn ra trên luồng. Thực tế phương tiện, đặc biệt là phương tiện nhỏ hoạt động diễn ra khá phổ biển ở ngoài phạm vi luồng như: khi đi trên sông rộng hoặc vào mùa lũ, phương tiện đều đi ra

ngồi luồng phía giáp bờ để tránh sóng gió; phương tiện ra, vào bờ để neo đậu; phương tiện ra, vào cảng bến trong bờ (nằm ngoài luồng),..

- Các hoạt động khác ở ngồi luồng nhưng có ảnh hưởng đến an tồn giao thơng ĐTNĐ thì ngành GTVT khơng thể xử lý, can thiệp được.

- Việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt những hành vi vi phạm hành chính liên quan đến ĐTNĐ (như vi phạm của chủ cơng trình cảng, bến; chủ phương tiện...) diễn ra ở ngồi luồng gặp nhiều khó khăn do khu vực này khơng thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Giao thông ĐTNĐ.

- Việc hiểu và xử lý không thống nhất đối với tai nạn xảy ra ngoài luồng liên quan đến phương tiện thủy nội địa.

3.3.Nguyên nhân của hạn chế

- Công ty chưa thật sự quan tâm đến hiệu quả sử dung TSCĐ nhất là về mặt tài chính. Việc tính tốn các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng TSCĐ,phân tích tình hình sử dụng TSCĐ cịn nhiều hạn chế. Vì vậy mà việc đánh giá khơng chính xác và không thể đưa ra biện pháp đúng đắn được.

- Chi phí đào tạo,nâng cao tay nghề cho người lao động cao,mất nhiều thời gian.

-Một số loại TSCĐ do tính chất đặc trưng nên rất khó bảo quản.

-Nhà kho,nhà xưởng chưa thường xuyên được kiểm tra ,tu sửa vì vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý và sử dụng TSCĐ.

-Hiện trạng của TSCĐ,phản ánh năng lực sản suất hiện tại về TSCĐ của doanh nghiệp. Nhân tố cơ bản này làm thay đổi hiện trạng của TSCĐlà hao mịn. Trong q trình sử dụng TSCĐ hao mị dần và dẫn đến một lúc nào đó khơng cịn sử dụng được nữa .Mặt khác ,q trình hao mịn TSCĐ diễn r đồng thời với q trình sản xuất kinh doanh,có nghĩa là sản xuất càng nhiều thì sự hao mịn càng nhanh.

Vậy sự hao mịn TSCĐ ,là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ,do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh ,do hao mòn tự nhiên,do tiến bộ khoa học kỹ thuật,…trong quá trình hoạt động của TSCĐ.

Theo nguyên nhân hao mịn TSCĐ gồm 2 loại :

-Hao mịn hữu hình TSCĐ : là hao mịn về mặt vật chất,làm giảm giá trị và giá trị sử dụng TSCĐ.

+Do TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kih doanh ,thì TSCĐ bị cọ sát,bào mịn dần theo thời gian,theo cường độ sử dụng của TSCĐ.

+Do tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu,thời tiết,độ ẩm,…làm cho TSCĐ bị han rỉ,mục nát,…trường hợp này mức độ hao mịn phụ thuộc vào cơng tác bảo quản,bảo dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp.

Việc nhận thức được nguyên nhân ,mức độ ảnh hưởng của hao mịn hữu hình TSCĐ,sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp thiết thực ,hữu hiệu để hạn chế hao mịn.

-Hao mịn vơ hình TSCĐ : là sự suy giảm thần túy giá trị của TSCĐ

+Do năng suất lao động xã hội tăng lên,làm cho giá thành sản phẩm giảm,do đó với cùng một loại TSCĐ,nhưng doanh nghiệp mua ở thời kỳ sau có gí thấp hơn ở thời kỳ trước.

+Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật,làm cho TSCĐ cùng một loại sản xuất có tính năng,tác dụng đa dạng hơn kỳ trước nhưng giá bán không đổi,làm cho TSCĐ cũ bị lạc hậu và mất giá.

+Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm,chu kỳ sống của một loại snr phẩm nào đó kết thúc làm cho TSCĐ bị dơi thừa,bị mất giá hồn tồn,hao mịn vơ hình xảy ra với tất cả TSCĐ hữu hình và vơ hình.

Do vậy việc phân tích hiện trạng của TSCĐ,là một vấn đề hết sức quan trọng ,nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng là mới hay cũ,cũ ở mức độ nào,qua đó có biện pháp đúng đắn ddể tái sản xuất TSCĐ.

KẾT LUẬN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh và sinh viên khối kinh tế nói riêng, thực tập giúp cho sinh viên và học sinh củng cố kiến thức đã được học tại trường và cách vận dụng nhận thức lý luận vào thực tiễn tại đơn vị thực tập.

Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần QLĐS số 8,đây là thời gian để sinh viên chúng em vận dụng thử nghiệm những kiến thức thực tế , mặt khác còn tạo điều kiện để học sinh hiểu đúng hơn về đề tài đã chọn.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc cạnh tranh trong kinh tế là tất yếu. Để đứng vững trên thị trường đối với loại hình doanh nghiệp như cơng ty hết sức khó khăn. Trong tình hình đó cơng ty những năm gần đây vẫn được đánh giá là đơn vị làm ăn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần quản lý đường sông số 8 (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w