Từ thế kỷ XIV về trước trong cơ cấu tổ chức các thứ quân của Nhà nước Đại Việt có một bộ phận qn đội quan trọng, đó là “qn vương hầu”. Vậy qn vương hầu là gì? Nó được tổ chức như thế nào và vai trò lịch sử của nó ra sao?
Các ý kiến về vấn ñề trên ñều tập trung vào một giai ñoạn lịch sử đó là thời Trần; tuy nhiên vẫn chưa thống nhất. Một số nhà nghiên cứu khơng cơng nhận có quân vương hầu. Có người cho rằng, quân vương hầu là qn địa phương. Có tác giả khẳng định vương hầu tơng thất khơng có quyền xây dựng quân ñội riêng nhưng họ thường ni một số gia nơ, gia đồng và khi có chiến tranh họ được mộ binh ở địa phương - trong và ngồi thái ấp của mình - ñồng thời chỉ huy ñạo binh ñó đánh giặc1 (Theo sách Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb Khoa học xã hội, H.1970, tr.111). Ngược lại, cũng có những nhà nghiên cứu khẳng định, dưới triều Trần, ngồi qn Túc vệ ở kinh đơ và qn các lộ do nhà nước tổ chức, quý tộc tôn thất họ Trần cịn được phép thành lập những ñội quân riêng. Thành phần chủ yếu của lực lượng này là nông nô, nô tỳ2 (Theo Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII, Sñd, tr.34). Tuy nhiên, về nguồn gốc, về hình thức tổ chức, chức năng và hoạt động qn sự của quân vương hầu ra sao vẫn chưa có tác giả nào ñề cập cụ thể.
Vương hầu là tầng lớp đại q tộc tơng thất (chủ yếu thuộc họ vua) ñược phong tước vương và tước hầu. Quân vương hầu là lực lượng quân sự của các quý tộc thân thuộc nhà vua. Trên thực tế, đó là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện và tồn tại khá lâu trong xã hội Đại Việt trước thế kỷ XIV.
Có thể coi quân vương hầu xuất hiện từ thời Tiền Lê. Binh chế thời Tiền Lê cho phép các vương hầu có qn riêng. Thời đó tổ chức qn sự này gọi là "quân vương - phủ”. Trong các phủ đệ của một số thân vương q tộc có một bộ phận "gia khách" hay "gia binh" mang tính chất "thân binh". Các vương hay ñại thần trong triều khi ñược phái ñi trấn trị ở các vùng thường mang theo số quân này ñến các ñịa phương và phát triển thành nòng cốt của lực lượng quân sự ñịa phương.
Theo sách Đại Việt sử lược, Lê Đại Hành ñã phân 11 người con của mình, mỗi người trấn trị một phương. Họ có phủ đệ và binh lính, vì thế đã xảy ra sự kiện khi nhà vua qua ñời và Long Việt lên ngơi (Lê Trung Tơng) thì các vương như Đông Thành Vương, Trung Quốc Vương và Khai Minh Vương đưa qn về tranh ngơi, sinh ra nội chiến trong 9 tháng1 (Đại Việt sử lược, bản dịch của Nguyễn Gia Tường, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tr.104). Các con của Lê Đại Hành ñược phân chia trấn trị ở các ñịa phương như sau:
1. Đơng Thành Vương Long Tích (khơng rõ chỗ ở).
2. Nam Phong Vương Long Việt, con thứ 3 (không rõ chỗ ở).
3. Ngự Man Vương Long Đĩnh, con thứ 4, coi giừ Phong Châu (Sơn Tây, Phú Thọ). 4. Khai Minh Vương Long Đình, con thứ 5, coi Đằng Châu (Kim Động, Hải Dương). 5. Ngự Bắc Vương Long Cân, con thứ 6 coi Phù Lan (Văn Lân, Mỹ Thọ, Hưng Yên). 6. Đinh Phiên Vương Long Tùng, con thứ 7, coi giữ Ngũ Huyện Giang (Thanh Oai, Hà Tây).
7. Tư Doanh Thành Phóng Vương Long Tương, coi thành Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Tây).
8. Trung Quốc Vương Long Kích, coi Mật Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên). 9. Man Quốc Vương Long May, con thứ 10, coi Vũ Long (Thanh Hoá).
10. Hành Quân Vương Long Đề, con thứ 11, coi giữ Cổ Lãm (Cát Lãm, Quế Dương, Tiên Sơn, Bắc Ninh).
11. Phù Đới Vương Long Nghĩa coi Phù Đới (Vinh Bảo, Hải Phòng).
Đội ngũ quý tộc thời Lý mà nòng cốt là bộ phận q tộc tơng thất, trong đó có các hồng tử, thân vương ñược phong chức tước cao và ñược nhà vua giao cho nhiều trọng trách như phong chức Đại ngun sối cầm qn đánh giặc lưu giữ kinh sư bảo vệ kinh thành, trao quyền trấn trị và thu thuế ở các ñịa phương, v.v... Cũng như thời Tiền Lê, vua Lý đã đưa con cháu mình đi trấn trị một số lộ, trấn ñể bảo ñảm sự trung thành về chính trị của địa phương đối với triều đình. Quyền tổ chức lực lượng quân sự riêng của , các vương hầu tơng thất thời Lý có hay không chúng tôi không thấy ghi trong sử sách. Tuy nhiên, trong thực tế các vương (con vua Lý) có lực lượng "phủ binh" riêng gọi là “quân vương phủ”. Sự biến cung đình năm 1028 cho biết điều này. Lúc đó vua Lý Thái Tổ mất, Thái tử Phật Mã (tức Lý Thái Tơng) chưa lên ngơi, thì ba vương: Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương đã đem "phủ binh" của mình vào phục sẵn trong cấm thành ñể giết Thái tử nhằm tranh ngôi báu. Đông Chinh Vương phục binh ở trong Long Thành, còn Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương ở ngồi cửa Quảng Phúc đợi Thái tử ñến ñể ñánh úp. Nhưng việc khơng thành vì Lê Phụng Hiểu và Lý Nhân Nghĩa đã chỉ huy quân cấm vệ ñánh tan. Bấy giờ Khai Quốc Vương trấn trị ở phủ Trường Yên (Ninh Bình) cũng có một đội qn riêng và tỏ ý khơng chịu mệnh Thái tử. Vì thế sau khi lên ngôi, Lý Thái Tơng phải thân cầm qn đến Trường Yên vừa dùng áp lực vừa dùng ân tình để chiêu dụ Khai Quốc Vương.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077 có đội quân của hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn tham gia đánh trận Khao Túc trên sơng Phú Lương (sơng Cầu). Khi đó Hoằng Chân chỉ huy một ñạo thuỷ quân mà lực lượng nòng cốt là 500 qn "ni riêng" của ơng. Loại qn này được tổ chức, huấn luyện và trang bị theo phương thức riêng của chủ tướng họ. Khi có chiến tranh Nhà nước mới huy ñộng ñể huấn luyện và chiến ñấu dưới một sự chỉ huy thống nhất. Tôn Thăng, một người Tống, có viết trong sách Đàm phố rằng: "Hoằng Chân có ni riêng 500 quân ñặc biệt, cấm mọi ñiều thị dục, dạy cho trận pháp. Đội quân ấy rất giỏi, hiệu lệnh rất nghiêm. Người nào cũng cầm một cái kim bài để làm hiệu riêng"1 (Hồng Xn Hãn. Lý Thường Kiệt. Sñd, tr.291). Như vậy quân vương phủ thời Lý thực chất cũng là một loại “thân binh", về hình thức có điểm giống như qn của nhà vua; ñiểm khác nhau ở chỗ, vua là ñại diện của quốc gia, quân của vua là quân của triều đình, của nhà nước, còn quân của vương hầu là quân riêng của cá nhân, có nhiệm vụ bảo vệ phủ ñệ và vùng ảnh hưởng của họ.
Đến thế kỷ XIII, các vương hầu tơng thất triều Trần đều được cấp thái ấp và có phủ đệ riêng. Nhà nước thừa nhận quyền trấn trị của các vương hầu quý tộc ở các ñịa phương trọng yếu, như1 (Theo tư liệu ñiền dã của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và tài liệu khảo sát của giáo sư Phan Đại Doãn (năm 1988), tài liệu của giáo sư, TS. Trương Hữu Quýnh và phó giáo sư, TS. Nguyễn Danh Phiệt):
- Yên Sinh vương Trần Liễu ở Đông Triều, Yên Hưng (Quảng Ninh).
- Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). - Trần Thủ Độ ở Quắc Hương (Vụ Bản, Bình Lục, Hà Nam).
- Trần Quốc Chẩn ở Chí Linh (Hải Dương).
- Trần Nhật Hạo ở Dương Xá (Hưng Hà, Thái Bình). - Trần Quang Khải ở Cao Đài (Bình Lục, Hà Nam). - Trần Quốc Tảng ở Tỉnh Bang (Vĩnh Bảo, Hải Phịng). - Trần Khánh Dư ở Dưỡng Hồ (Duy Tiên, Hà Nam). - Trần Quốc Khang ở Diễn Châu (Nghệ An).
- Trần Nhật Duật ở Văn Rinh (Quảng Xương, Thanh Hoá - Trần Khát Chân ở Mai Động (Thanh Trì, Hà Nội).
- Trần Quốc Triều ở Gia Lâm (Hà Nội).
- Trưởng cơng chúa ở Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ).
Hiện tượng trên là sản phẩm của chế ñộ kinh tế - chính trị đương thời, là kết quả của hình thức ban cấp thái ấp thuở đó. Tuy thái ấp và phủ đệ của các vương hầu tơng thất khơng lớn lắm, chỉ độ vài ba làng, nhưng ở đó cũng khá đơng dân, khoảng 100-200 hộ, có nhiều ruộng đất cơng và nằm ở các vị trí quan trọng. Năm 1266, vua xuống chiếu cho phép các vương hầu, phị mã, cơng chúa được chiêu mộ dân nghèo lưu tán khai khẩn đất hoang lập điền trang riêng. Vì thế, ñời Trần ñã xuất hiện nhiều ñiền trang lớn của quý tộc, tông thất trong một số vùng. Tại các vùng mình trấn trị, tại các điền trang và thái ấp, vương hầu quý tộc thực sự làm chủ, họ ñược phép khai khẩn ñất hoang mở mang trang trại, bắt dân lao dịch, thu thuế và ñặc biệt họ ñược quyền tổ chức lực lượng vũ trang riêng. Phan Huy Chú viết rằng: "Những vương hầu triều Trần ñược mở phủ ñệ đều có trại ở hương, khi có lễ chầu thì tới kinh, xong việc lại về phủ ñệ”1 (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tập II, Nxb Sử học, H.1961, tr.76).
Dưới thời Trần, bên cạnh ñiền trang là sở hữu riêng của vương hầu quý tộc, nhà nước cịn có chế độ ban cấp thái ấp cho họ2 (- Điền trang: theo sách Từ Hải (Trung Quốc), "ñiền trang" là trang viên, ñược thành lập trên diện tích đất chiếm hữu của hoàng thất, quý tộc, quan liêu và ñịa chủ. Trang viên thuộc hoàng thất gọi là hoàng trang, hữu uyển, cung trang; thuộc quý tộc, quan liêu, ñịa chủ gọi là tư trang, hữu nghĩa trang, biệt thự hay biệt trang (Từ Hải), Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 1989, tr.1884) - Thái ấp: Từ Hải còn gọi là "thái ñịa", "thực ấp" là vùng ñất các bậc khanh ñại phu được phong. Q tộc được ăn (thực) tơ thuế của ấp được phong). Xét về mặt sản xuất nơng nghiệp, thái ấp khơng góp phần tăng diện tích canh tác và về mặt sở hữu vẫn là ruộng ñất cơng. Người được ban cấp chỉ được quyền hưởng tơ thuế và huy ñộng nhân lực trong phạm vi thái ấp giới hạn trong một ñời. Sau khi người ñược ban cấp qua ñời ruộng ñất thuộc quyền sở hữu của nhà nước trực tiếp quản lý hoặc trả lại cho hương ấp quản lý. Tại ñây, gia binh của vương hầu làm nhiệm vụ sản xuất và phục dịch lúc thời bình, khi có chiến tranh là lực lượng quân sự của các vương hầu tham gia chiến ñấu. Dường như khi phong thái ấp, Nhà nước phong kiến quý tộc Trần có ý thức giao cho vương hầu tông thất nhiệm vụ trấn giữ ở những vùng quan yếu của ñất nước. Qua sự phân bổ các thái ấp, ta thấy nổi lên các vùng chiến lược trọng yếu: vùng biên cương
phía bắc (Chí Linh, Đơng Triều - Quảng Ninh); vùng cửa ngõ đơng bắc (Hải Phòng, Thái Bình); vùng phiên dậu phía nam (Thanh Hố, Nghệ An) và vùng bản bộ, phụ cận của quê hương nhà Trần (Hà - Nam - Ninh). Điều này hoàn toàn khác hẳn với chế ñộ phân phong của nhà nước phong kiến phân quyền. Rất tiếc cho ñến nay chúng ta chưa có đủ tài liệu để khơi phục diện mạo ñầy ñủ của thái ấp thời Trần về mọi phương diện.
Trong thời kỳ ñất nước có chiến tranh, thường xuất hiện những ñạo quân của các vương hầu quý tộc nhà Trần. Sử xưa gọi đó là các đạo qn "gia nơ" hay "vương hầu gia đồng". Theo sách Tồn thư, trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), Hoài Văn Hầu Trần Quốc Tồn tuy cịn ít tuổi cũng ñã tổ chức ñược một ñạo quân gia nô và thân thuộc đơng đến hơn nghìn người và dựng cờ đề sáu chữ "Phá cường địch, báo hồng ân”. Đó là một đội qn trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết, háo hức chờ thời cơ ñánh giặc, lập cơng. Sách An nam chí lược chép: Thời Trần có ba đơ vương hầu gia đồng là Sơn Lao đơ, Dược Đồng đơ và Tồn Hầu đơ. Các học giả Ngơ Sĩ Liên, Phan Huy Chú đều chép về việc triều đình nhà Trần thường hạ lệnh cho các vương hầu, tông thất mộ binh và thống lĩnh binh của mình giúp vua đánh giặc. Thậm chí Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật còn thu nạp cả những binh sĩ người Tống quy phục, lập thành ñội quân Thái Đát nổi tiếng chiến ñấu giỏi, ñã lập nhiều chiến công trong kháng chiến chống quân Nguyên.
Những dấu tích xưa cịn lại ở những vùng có thái ấp, ñiền trang của vương hầu quý tộc cho biết phần nào về quy mơ các phủ đệ và một số hình thức tổ chức qn sự ở đó. Quắc Hương, tức làng Thành Thị (Bình Lục, Nam Hà) là thái ấp của Trần Thủ Độ. Nhà Trần ban cho Trần Thủ Độ vùng ñất này làm thái ấp với mục đích ban đầu là dẹp loạn. Vị trí ñịa lý của Quắc Hương nằm ở ngã ba sông Châu, sông Sắt, trấn giữ và bảo vệ đường thuỷ phía bắc phủ Thiên Trường. Trong bối cảnh chung của vùng trũng nước, bố trí một thái ấp ở đây là khiến vị trí này trở thành một cứ ñiểm quân sự. Trần Thủ Độ vừa có trách nhiệm giữ vững an ninh ở khu vực vốn đã từng là "điểm nóng" chống lại triều Trần, vừa phải xây dựng nơi ñây thành một trung tâm bảo vệ Tức Mặc (Thiên Trường). Tại vùng Quắc Hương hiện còn dấu vết của khu Cột Cờ, nhà Giảng Võ, gò Con Quy, gò Rẻ Quạt, chân thành nội, chân thành ngoại... Khu Cột Cờ là một khu ñất cao và rộng khoảng 3 sào. Ở đây ngày trước cịn tồn tại tục kéo cờ; hằng năm vào ngày 12-8 âm lịch, các thơn đem cờ của mình để treo rồi tổ chức trị đất vật đánh gậy, biểu dương lực lượng, các trai tráng ñua tài võ nghệ. Tương truyền khi Trần Thủ Độ về lập phủ ñệ ở Quắc Hương, ông cho quân lính khiêng một con rùa đá lên gị đất nơi ơng thường dùng ñể làm bãi tập binh, ñặt rùa quay về hướng Bắc. Từ đó có tên là gị Con Quy. Khu Rẻ Quạt gồm năm gò toả ra theo hình rẻ quạt. Dân địa phương cho đây là các điểm đóng qn. Tại làng Thành Thị cịn có di tích nền nhà Cương; đó là khu nhà ni ngựa và để n cương của qn lính Trần Thủ Độ. Những di tích cùng với những địa danh ở làng Thành Thị mà ngày xưa là Quắc Hương chứng tỏ nơi phủ đệ của Trần Thủ Độ đã có một lực lượng qn sự đáng kể.
Ở Dưỡng Hồ (Duy Tiên, Nam Hà) tương truyền là thái ấp của Trần Khánh Dư, có một hệ thống hào lớn bao quanh làng, rộng khoảng 400 mẫu. Bên trong thái ấp cịn có nhiều dấu vết của Dinh Phố, Dinh Tư, Trại Ngựa, Chợ Ngọc, Trại Gang, Trại Lính, Trại Voi... Khu thái ấp này có vị trí quan trọng, nằm ở phía nam thành Thăng Long, gần ñường Thiên Lý.
Thái ấp của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tại Vạn Kiếp ở vào một ñịa bàn quân sự hiểm yếu của miền Đơng Bắc của đất nước. Nhà Trần đặc biệt chú trọng canh giữ và bảo vệ vùng ñất này nên ñã cử một trong những tướng giỏi nhất của vương triều về ñây trấn giữ. Vạn Kiếp với tâm ñiểm là thung lũng Kiếp Bạc, có sơng sâu, núi cao hùng vĩ bao quanh, tiện lợi cả ñường thuỷ và ñường bộ. Vạn Kiếp đóng vai trị to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai; 20 vạn quân của các vương ñã tập hợp ở ñây vào tháng Giêng năm 1285 ñể chuẩn bị cho cuộc phản cơng địch vào tháng Sáu năm đó.
Thái ấp của Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải ở Cao Đài (Bình Lục, Hà Nam) nằm trên ngã ba sơng Vị Hồng và Ninh Giang, cận kề với kinh đơ thứ hai của nhà Trần là Thiên Trường. Trong kháng chiến chống Mông - Nguyên năm 1285, thái ấp này là một trong những phịng tuyến bảo vệ vùng phía Nam của nước Đại Việt, bảo vệ cung Thượng hoàng, bảo vệ cuộc rút lui chiến lược của hoàng tộc từ kinh đơ Thăng Long về Thiên Trường. Thái ấp của Trần Quang Khải ở trên gị đất cao, tường đất bao quanh, có hào sâu, phía trong là phủ đệ và khu nhà ở. Những di tích: Trại lính, Lị rèn, Xưởng dệt, các đồn canh, trạm gác, v.v... là những chứng tích về hoạt động quân sự trong thái ấp này.
Như vậy, trong sử cũ khơng nói rõ về quy chế của tổ chức quân sự của vương hầu