Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu đồ án đánh giá hoạt động kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử (Trang 46)

Môi trường kinh tế.

Kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Nên cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng trải qua gần 3 năm thì kinh tế xu hướng ổn định và ngày càng đi lên tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Do đó nhu cầu cần được mua sắm, ăn uống và giải trí của con người cũng tăng lên Động lực chính của tăng trưởng là sự tăng trưởng mạnh của người tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (9 tháng đầu 2010 tăng 39,5% so với năm 2008). Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải đối mặt với nguy cơ từ tỷ lệ lạm phát tăng và sự mất giá của tiền đồng. Dự tính trong năm 2011, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam sẽ ở mức 10,5% sau khi kiềm chế lạm phát quá mức trong năm 2010. Những nguyên nhân chính là do mức độ tăng giá hàng hóa nguyên liệu và thực phẩm trên thế giới sẽ khiến giá các mặt hàng tương đương ở Việt Nam tăng lên. Từ các yếu tố trên, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chi tiêu đến người tiêu dùng . Tuy vậy trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, thực hiện gói kích cầu, khuyến khích đầu tư...sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Chi Ha nói riêng có cơ hội phát triển và đưa ra các chiến lược phù hợp với từng giai đoạn thay đổi của nền kinh tế.

Môi trường dân số.

Theo Tổng cục Thống kê dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009. Quy mô dân số Việt Nam vẫn ngày một lớn do số dân tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao. Trung bình mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu người. Đây là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng, vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ. Sự

đô thị hóa tăng đồng nghĩa với mức sống tăng, nhu cầu mua sắm tăng đáng kể đặc biệt là ở các thành phố lớn Tuy nhiên, vấn đề dân số, bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất SVTH: Lê Thị Châu Ly – Lớp CCQTM02D Trang 38

lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân cả hiện tại và trong tương lai.

Trong những năm gần đây, dân số Đà Nẵng không ngừng tăng lên và đời sống con người dân cũng không ngừng được cải thiện. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở thì tốc độ phát triển dân số ở dưới mức 1,2% vào năm 2010. Trong 10 năm qua dân số Đà Nẵng tăng 1,3 lần bình quân tăng 20,2 nghìn người mỗi năm. Tốc độ tăng bình quân hằng năm là 2,62%. Ngoài ra, Đà Nẵng có nguồn lực dồi dào ( nguồn lao động chiếm hơn 50% dân số thành phố ). Số lao động có chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm gần ¼ lực lượng lao động. Chi phí lao động ở Đà Nẵng thấp hơn so với một số thành phố khác trong nước.

Ngoài ra, tốc độ phát triển của thành phố thời gian qua cũng đã thu hút được lực lượng lớn lao động ngoài tỉnh đến làm ăn sinh sống và du lịch điều đó làm nhu cầu tiêu dùng của thị trường Đà Nẵng ngày càng cao hơn.

Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và cơ cấu dân số như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố trong việc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài và cùng các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện chính sách xây dựng đô thị hóa.

Môi trường công nghệ

Hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam. Có 4 thành tố chính trong chính sách công nghệ thông tin Việt Nam đã và đang được thực hiện tốt nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Đó là giá cả dịch vụ, thiết bị rẻ; truy cập dễ dàng; nội dung phong phú và cuối cùng là con người. Cho đến nay, Internet đã trở nên quen thuộc tại các thành phố lớn, thị trấn, thị xã ở Việt Nam. Thậm chí tại một số vùng quê, nhiều gia đình nông dân đã biết sử dụng Internet để lấy thông tin về khoa học nông nghiệp, giá cả nông sản... phục vụ cho công việc của mình. Với tốc độ phát triển từ 35%/năm - 37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%.

Năm 2010, ngành công nghệ thông tin Đà Nẵng đạt doanh thu khoảng 7.300 tỷ đồng, trong đó riêng kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 11 triệu USD, tăng 30% so với năm trước. Hiện Đà Nẵng có 700 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghiệp phần mềm của Đà Nẵng không chỉ phát triển mạnh về số SVTH: Lê Thị Châu Ly – Lớp CCQTM02D Trang 39

lượng, thu hút một lượng lớn lao động chất lượng cao mà còn tạo lực phát triển cho nhiều lĩnh vực khác. Thị trường phần mềm xuất khẩu của Đà Nẵng không ngừng được mở rộng. Nhiều doanh nghiệp đánh giá chính nhờ hạ tầng công nghệ thông tin của Đà Nẵng cơ bản cộng với chính sách thu hút đầu tư tốt, thủ tục thông thoáng mà họ quyết định chọn Đà Nẵng là điểm đến đầu tư.

SVTH: Lê Thị Châu Ly – Lớp CCQTM02D Trang 40

CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY

TNHH CÔNG NGHỆ VÀ GIẢI PHÁP CHI HA QUA MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu đồ án đánh giá hoạt động kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w