Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải hủ tiếu của tháp lọc sinh học nhỏ giọt

Một phần của tài liệu XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT HỦ TIẾU Ở LÀNG NGHỀ BÁNH BÚN HỦ TIẾU MỸ THO TIỀN GIANG BẰNG VI KHUẨN bacillus amyloliquefaciens cố ĐỊNH TRONG THÁP LỌC SINH HỌC (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.6. Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải hủ tiếu của tháp lọc sinh học nhỏ giọt

không bổ sung B. amyloliquefaciens NBRC 14141

Chúng tơi tiên hành thí nghiệm này nhằm so sánh hiệu quả xử lý của thí nghiệm bổ sung vi khuẩn B. amyloliquefaciens NBRC 14141 cố định lên các giá thể tre trong tháp lọc sinh học với thí nghiệm khơng bổ sung vi khuẩn này trong quá trình tạo màng biofilm trên đệm lọc.

Các giai đoạn thích nghi và tiền xử lý được tiến hành giống như thí nghiệm có bổ sung B. amyloliquefaciens NBRC 14141.

Chúng tôi thực hiện thí nghiệm xử lý với COD đầu vào = 600 mg/l; kết hợp tốc độ thổi khí 50 L/phút và tốc độ bơm nước thải vào tháp lọc là 3,6 l/giờ. Nước thải

cũng từ màu trắng đục chuyển sang sẫm màu và các chất cặn trong nước thải có dạng huyền phù.

Nước thải đầu ra có giá trị pHtrung bình= 7,3, CODtrung bình= 159 mg/l và hiệu suất xử lý đạt 73,5 %. So sánh thí nghiệm xử lý bằng lọc sinh học có bổ sung B.

amyloliquefaciens NBRC 14141 trong cùng các điều kiện xử lý thì tháp lọc khơng

bổ sung chủng vi khuẩn này có hiệu suất thấp hơn, và hàm lượng COD vượt mức chuẩn 150 mg/l. Kết quả được tóm lược trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. So sánh kết quả xử lý bằng lọc sinh học nhỏ giọt không bổ sung và có bổ sung B. amyloliquefaciens NBRC 14141 cố định Thí nghiệm pH trung bình COD trung bình (mg/l) Hiệu suất xử lý

Không bổ sung B. amyloliquefaciens

NBRC 14141 cố định 7,3±0,15 159±8,19 73,5% Bổ sung B. amyloliquefaciens NBRC

14141 cố định 7,3±0,12 118,7±3,51 80,2% Theo Chaudhary và cộng sự (2003), trong quá trình hoạt động của tháp lọc sinh học, các chất ô nhiễm trong nước thải được loại bỏ bởi sự phân hủy sinh học nhờ sinh khối trong màng biofilm. Việc bổ sung B. amyloliquefaciens NBRC 14141 có thể làm tăng sinh khối trong quá trình tạo màng lọc sinh học so với q trình xử lý khơng bổ sung vi khuẩn này. Và điều này có thể đã góp phần làm tăng hiệu quả xử lý nước thải hủ tiếu.

Một số nghiên cứu khác khi xử lý nước thải bằng lọc sinh học đề cập đến hiệu quả xử lý nước thải do đóng góp của vật liệu lọc. Các nhóm nghiên cứu sử dụng các vật liệu lọc như than hoạt tính, than bùn (Marco A. Garzón-Zúniga và cộng sự, 2011), hạt perlite hoặc zeolite (Chang và cộng sự, 2002) và nhận định q trình hóa học như sự hấp thụ, trao đổi ion hay sự lắng tủa liên quan đến các vật liệu lọc cũng góp phần loại bỏ chất ơ nhiễm trong nước thải. Trong thí nghiệm của chúng tơi, tre cũng là một dạng vật liệu có tính xốp, nhám, bề mặt riêng 240 m2/m3 (Trịnh Văn Dũng, 2005) tạo nơi bám cho các vi khuẩn và hấp thụ các chất trong nước thải.

Một phần của tài liệu XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT HỦ TIẾU Ở LÀNG NGHỀ BÁNH BÚN HỦ TIẾU MỸ THO TIỀN GIANG BẰNG VI KHUẨN bacillus amyloliquefaciens cố ĐỊNH TRONG THÁP LỌC SINH HỌC (Trang 63 - 65)