Sự phù hợp giữa vốn huy động và dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu Hiếu 11 09 22 (Trang 34 - 36)

Bảng 2.7: Sự phù hợp giữa vốn huy động và dư nợ cho vay

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng Nguồn vốn huy động (1) 3.194 3.219 3.535

Tổng Dư nợ cho vay (2) 3.119 2.386 2.565

Hệ số đảm nhận VHĐ (=1/2) 1,02 1,35 1,38

Mức độ đáp ứng của NVHĐ phân theo thành phần kinh tế

Tổng NVHĐ Cá nhân 1.715 2.044 1.909 Tổ chức kinh tế 1.479 1.175 1.626 Tổng DNCV Cá nhân 225 279 285 Tổ chức kinh tế 2.894 2.107 2.280 Mức độ đáp ứng Cá nhân 1.491 1.765 1.624 Tổ chức kinh tế -1.416 -932 -654

Mức độ đáp ứng của NVHĐ phân theo kỳ hạn

Tổng NVHĐ Ngắn hạn 1.875 1.947 2.397 Trung&Dài hạn 1.319 1.272 1.138 Tổng DNCV Ngắn hạn 1.594 1.422 1.542 Trung&Dài hạn 1.525 964 1.023 Mức độ đáp ứng Ngắn hạn 281 525 855 Trung&Dài hạn -206 308 115

Mức độ đáp ứng của NVHĐ phân theo loại tiền

Tổng NVHĐ Nội tệ 2.852 2.926 3.227

Ngoại tệ (Quy đổi) 342 293 308

Tổng DNCV Nội tệ 2.411 1.794 1.972

Ngoại tệ (Quy đổi) 708 592 593

Mức độ đáp ứng Nội tệ 441 1.132 1.255

Ngoại tệ (Quy đổi) -366 -299 -285

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2019 - 2021)

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy tổng vốn huy động của chi nhánh đều cao hơn dư nợ cho vay điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động được sử dụng chưa hết năng suất.

Hệ số đảm nhận VHĐ: qua các năm đều lớn hơn 1 thể hiện nguồn vốn huy

động của chi nhánh đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Hệ số đảm nhận VHĐ của chi nhánh qua các năm khá cao. Năm 2021 là 1,02, năm 2020 là 1,35, và tới năm 2021 là 1,38. Kết quả này một phần là do năm 2020 mức tăng của nguồn vốn huy động cao hơn so với mức tăng của dư nợ cho vay. Cụ thể là: Năm 2020 tổng vốn huy động tăng 25 tỷ đồng so với năm 2021, trong khi dư nợ cho vay tương ứng giảm 733 tỷ đồng. Năm 2021, tổng nguồn vốn huy động tăng 316 tỷ đồng, tổng dư nợ chỉ tăng có 179 tỷ đồng.

Mức độ đáp ứng của NVHĐ phân theo thành phần kinh tế: Qua phân tích bảng số liệu cho thấy, dư nợ chủ yếu của Chi nhánh thuộc về các TCKT, dư nợ đối với cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Khách hàng là cá nhân cũng có dư nợ tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tồn Chi nhánh. Vì đối tượng huy động chủ yếu là khách hàng cá nhân, nhưng đối tượng cho vay lại chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp, hai đối tượng khách hàng này tuy mục đích và thời hạn vay vốn là khác nhau nên nguồn vốn huy động được không đáp ứng đủ nhu cầu với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, nhưng Chi nhánh hồn tồn có thể tập trung vốn huy động thành một nguồn rồi chuyển đổi thành các sản phẩm cho vay không phụ thuộc vào đối tượng huy động, nguồn vốn từ cá nhân hồn tồn có thể cho doanh nghiệp vay và ngược lại.

Mức độ đáp ứng của NVHĐ phân theo kỳ hạn: Nhìn chung ta thấy tỷ

trọng cho vay ngắn hạn ở chi nhánh lớn hơn trung và dài hạn. Năm 2020 và năm 2021, nguồn vốn huy động ngắn hạn và trung - dài hạn đều đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Chỉ có năm 2019, kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân giảm sút khiến nhu cầu gửi tiền không cao nên việc huy động vốn trung và dài hạn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trung và dài hạn.

Mức độ đáp ứng của NVHĐ phân theo loại tiền tệ: Ta thấy nguồn vốn nội

tệ luôn cao hơn ngoại tệ và đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, lượng vốn dư thừa từ ngoại tệ quy đổi còn khá cao trong khi nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ lại khá lớn cho nên đã làm cho nguồn vốn huy động bằng nội tệ không đáp ứng được nhu cầu cho vay ngoại tệ của Chi nhánh trong 3 năm. Chi nhánh cần đẩy mạnh giữ ổn định công tác huy động vốn là vấn đề hết sức quan trọng của Chi nhánh hiện nay.

Một phần của tài liệu Hiếu 11 09 22 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w