Trào lưu nữ quyền trong văn chương

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2 ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ TƯ TƯỞNG

2.4. Trào lưu nữ quyền trong văn chương

Nếu như ở giai đoạn trung đại, các thi sĩ thường nói chí tải đạo và phị vua giúp dân thì giờ đây ở giai đoạn giao thời con người lúc này đã chuyển sang nói về nhân quyền và các tư tưởng mới của thời đại. Phan Bội Châu – một nhà nho cấp tiến có những tiếp cận sớm nhất về vấn đề phụ nữ (nữ quyền) nhưng cái nhìn về nữ

quyền của ơng khơng phải chỉ sự rạch rịi giữa nam và nữ mà nữ quyền được bao chứa trong nhân quyền và gắn liền với vai trò to lớn trong xây dựng đất nước.

Phan Bội Châu nhìn nhận phụ nữ như một thực thể tự nhiên - xã hội cũng là con đường dẫn đến việc miêu tả những thân phận phụ nữ: bà già, con gái, người ở, kẻ cắp... đang dần trở nên phổ biến và đáng thương trong xã hội. Các bài như “Đứa con ăn mày, Đứa con mồ côi đi tu, Kẻ trộm gái, Bà già tự tử,...” những ghi chép chân thật được tai nghe mắt thấy đã cho người đọc thấy được những đồng cảm, chia sẻ của nhà thơ với những thân phận bị vùi dập trong xã hội đương thời.

Bên cạnh việc nhìn nhận và thương xót cho các số phận nữ giới. Phan Bội Châu đã đề cập sâu hơn về vấn đề nữ học, nhưng ở đây ông đã đề cập đến nghĩa vụ và quyền lợi phụ nữ. Ơng khẳng định vai trị và vị thế của nữ giới Việt Nam hiện đại, Phan Bội Châu cho rằng:

“Trời đã sinh ra các chị em, thì các chị em chắc cũng có trí khơn, hay tự lập; nước Việt Nam đã sản xuất ra các chị em, thì các chị em chắc cũng có năng lực, hay tự cường. Chị em nếu một mai hay hăng hái nghĩ làm người, quyền lợi của loài người quyết ra tay tranh lấy, phẩm cách của loài người quyết ra sức giữ lấy; xã hội hủ kia, có ngày ta chỉnh đốn, gia đình ác kia, có ngày ta cải lương, rồi đây sẽ lấy thân đào liễu mà đỡ gánh non sông, xum sức quần soa mà vần xây vận hội; chắc có một ngày bà Trưng Nữ Vương thứ hai xuất hiện ở thế kỉ này”.

Phan Bội Châu xem nghĩa vụ của nam giới và nữ giới như nhau. Nếu như xưa kia, chỉ có nam nhân mới có thể xơng trận giết giặc và phị vua giúp dân thì giờ đây phụ nữ cũng có nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội, họ cũng được tham gia xây dựng và chỉnh đốn đất nước, họ hồn tồn có thể “lấy thân liễu đào mà đỡ gánh non sông”. Trên nền tảng ấy, ông từng khẳng định rằng : “Chị em ta đã hay biết được cái nghĩa vụ mình cũng như con trai, chắc các chị em ta cũng có phần được hưởng thọ. Nghĩa là như các việc kinh tế được bình đẳng với con trai; các việc giáo dục được bình đẳng với con trai; mai sau đạo đức các chị em ta, tri thức các chị em ta, tài cán các chị em ta đều là cao lên tột đến cực điểm, thì các quyền lợi về chính trị cũng được bình đẳng với con trai.”

Ngay khi ở phương Tây, các cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng giới vẫn đang tiếp diễn thì bài diễn thuyết trên đã cho thấy tính cấp tiến của Phan Bội Châu trong nhận thức về chủ nghĩa bình quyền và đường hướng đấu tranh cho nam nữ

bình quyền. Các từ “bình đẳng” đã được ông nhắc đến cho thấy được sự tin tưởng vào người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ của nhà văn. Họ đều có quyền lợi: rèn luyện tu bổ về tri thức và nhân cách, họ có thể thực hiện nghĩa vụ với đất nước và thậm chí tri thức đó cịn có thể lên đến “tột đến đỉnh điểm”. Người phụ nữ lúc này đã được nhà thơ phá bỏ cho các xiềng xích ngăn cấm và bó buộc họ trong các lễ giáo gia phong mà thay vào đó là cổ vũ và ủng hộ họ học tập và phát triển năng lực thực hiện nghĩa vụ.

Có thể thấy, nữ quyền đối với Phan Bội Châu chính là khơng tách rời người phụ nữ ra khỏi xã hộivà vẫn gắn kết phụ nữ với dân tộc, ơng khuyến khích nữ giới tham gia vào các hoạt động xã hội. Trong quan niệm của ơng, khi “ta hết lịng gánh vác việc xã hội tức là hết nghĩa vụ làm người mà quyền người mới có thể khơi phục được. Quyền người ta khơi phục thời quyền gái chẳng cần nói nữa”. Đặt “quyền gái” (nữ quyền) bên cạnh “quyền người” (nhân quyền), Phan Bội Châu đưa ra cách hiểu của mình về hai chữ “nữ quyền” “thình lình” “nảy ra ở trên mấy tờ báo”, “thấp thống ở bên tai các cơ”, khi “làn sóng văn minh ở Âu, Mỹ đẩy ít nhiều bọt bèo vào Đơng Á” lúc “cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”:

Ông khẳng định giá trị và trân trọng phụ nữ đều có “trí khơn” “tự lập”, “ năng lực” và “tự cường” và mọi người đều có khả năng tranh lấy “quyền lợi” của chính mình. Có thể nói, hơn bất cứ nhà hoạt động xã hội nào cho đến lúc này, Phan Bội Châu đã cơng bố nhiều bài viết, cơng trình thể hiện sâu sắc quan điểm về quyền phụ nữ và nữ quyền, đồng thời hiện thực hóa quan điểm ấy bằng các hành động cụ thể để hối thúc phong trào phụ nữ. Dần hình thành một tư tưởng hệ thống về vấn đề phụ nữ, chính điều này đã xác lập hình ảnh một nhà hoạt động nữ quyền tiêu biểu ở Việt Nam hiện đại ở Phan Bội Châu, bên cạnh (và bên trong) hình ảnh một người anh hùng lẫm liệt trọn đời vì đất nước, giống nịi.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)